Ảnh hƣởng của các yếu tố đến sự biến thiên khả năng sinh lời vốn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích rủi ro tài chính của các doanh nghiệp ngành chế biến lương thực thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 36 - 41)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.1. Ảnh hƣởng của các yếu tố đến sự biến thiên khả năng sinh lời vốn

vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

Rủi ro tài chính là rủi ro có liên quan đến việc sử dụng nợ của doanh nghiệp, việc sử dụng nợ này gắn liền với hiệu quả kinh doanh và ảnh hƣởng đến sụ biến thiên của hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Do vậy, dựa trên

khía cạnh thứ nhất, thì có thể xem xét rủi ro tài chính thông qua sự biến thiên hiệu quả tài chính tức là sự biến thiên khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả sẽ dựa trên những cơ sở lý luận về cách thức đo lƣờng của ROE, mối quan hệ giữa ROE với các yếu tố có liên quan trong quá trình quản lý, quá trình sử dụng vốn của doanh nghiệp để đƣa ra những yếu tố ảnh hƣởng đến sự biến thiên ROE cho các doanh nghiệp ngành chế biến lƣơng thực thực phẩm Việt Nam. Bao gồm các yếu tố nhƣ sau: cơ cấu vốn, rủi ro kinh doanh, tốc độ tăng trưởng và quy mô doanh nghiệp,

a. Ảnh hưởng cơ cấu vốn đến sự biến thiên khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu

Hiệu quả tài chính là hiệu quả của việc huy động, quản lý và sử dụng vốn trong quá trình doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp [15]. Để phát triển, doanh nghiệp phải đầu tƣ và sự đầu tƣ thì luôn cần phải có nguồn vốn. Một cơ cấu vốn phù hợp là quyết định quan trọng với mọi doanh nghiệp không chỉ bởi nhu cầu tối đa lợi ích thu đƣợc cho các cổ đông mà nó còn tác động tới năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trƣờng cạnh tranh.Vấn đề đặt ra một câu hỏi lớn: doanh nghiệp nên gia tăng vốn chủ sở hữu hay nên huy động vốn vay?

Theo lý thuyết cơ cấu vốn tối ƣu thì khi doanh nghiệp bắt đầu vay nợ thì doanh nghiệp sẽ có lợi thế về thuế, bởi vì khi đó chi phí sử dụng vốn vay là chi phí hợp lí sẽ đƣợc khấu trừ ra khỏi phần lợi nhuận trƣớc thuế. Với lợi thế này sẽ làm cho chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC) giảm khi nợ tăng. Tuy nhiên, khi nợ trên vốn chủ sở hữu tăng, thì chi phí vốn chủ sở hữu cũng sẽ tăng. Đồng thời, ở mức tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu tăng cao, chi phí sử dụng vốn vay cũng tăng bởi khả năng doanh nghiệp không trả đƣợc nợ là cao

hơn, nguy cơ xảy ra rủi ro là rất lớn. Nhƣ vậy, một doanh nghiệp có cơ cấu vốn nghiêng về nợ sẽ làm cho rủi ro tăng lên vì khi đó biến động chi phí sử dụng vốn vay (chi phí gắn liền với yếu tố lãi suát, mức độ lạm phát, tỷ giá ngoại tệ) là rất khó kiểm soát bởi vì ngoài phải chịu tác động của bản thân các khoản vay nợ, mà còn phải chịu tác động của chính sách tiền tệ. Vì thế, việc sử dụng nợ vay quá nhiều sẽ làm doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.Tuy nhiên, việc cơ cấu vốn nghiêng về nợ cũng không phải là tín hiệu xấu, mà có thể là cơ cấu vốn hƣớng đến mục tiêu là gia tăng lợi nhuận.

Weixu (2005) [44] nghiên cứu tác động của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động của 1130 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Thƣợng Hải, kết quả cho thấy tác động cùng chiều (+) giữa cơ cấu vốn (tỷ lệ nợ) đến hiệu quả hoạt động (đo lƣờng bằng ROE) của doanh nghiệp, khi tỷ lệ nợ nằm trong khoảng 24,52% và 51,13%. Tuy nhiên, Lucy Wamugo Mwangi và các cộng sự (2014) [36] nghiên cứu tác động cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động của 42 doanh nghiệp phi tài chính trong giai đoạn 2006-2012 tại Sở giao dịch chứng khoán Nairobi, Kenya, nghiên cứu cho thấy tác động ngƣợc chiều (-) của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động (đo lƣờng bằng ROE), trong đó nhấn mạnh đến việc sử dụng nợ ngắn hạn, tỷ trọng tài sản trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho các công ty. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Adekunle (2009) [22].

b. Ảnh hưởng rủi ro kinh doanh đến sự biến thiên khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu

Rủi ro kinh doanh đƣợc hiểu là biến cố xảy ra gắn liền với các quyết định đầu tƣ và quyết định quản lý tài sản của doanh nghiệp hay là sự không chắc chắn về lợi nhuận hoạt động. Rủi ro kinh doanh cũng có thể là rủi ro gắn liền với sự không chắc chắn, sự biến thiên của kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp [15]. Theo thuyết kinh tế của F.B.Hawley thì “Lợi nhuận là

phần thƣởng của rủi ro trong kinh doanh”. Nếu không có mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro nhƣ thế này thì doanh nghiệp sẽ không bao giờ chấp nhận rủi ro trong hoạt động kinh doanh để thu đƣợc lợi nhuận. Lý thuyết cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro (risk – return tradeoff) cũng cho thấy rằng khi mức rủi ro càng cao thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tăng. Do đó, rủi ro kinh doanh càng cao thì sẽ ảnh hƣởng đến lợi nhuận và từ đó ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn tức là rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Rủi ro kinh doanh càng cao thì rủi ro tài chính càng cao.

Nghiên cứu của Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto, Ghulam Abbas (2012) [29] cho thấy rủi ro doanh nghiệp tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

c. Ảnh hưởng tốc độ tăng trưởng đến sự biến thiên khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu

Hiệu quả tài chính thƣờng đƣợc các nhà đầu tƣ quan tâm, đó là thái độ giữ gìn và phát triển nguồn vốn chủ sở hữu. Một doanh nghiệp có hiệu quả tài chính cao chính là điều kiện cho doanh nghiệp đó tăng trƣởng. Một doanh nghiệp tăng trƣởng kém sẽ phải đối mặt với khó khăn về tài chính, cũng nhƣ khó tiếp cận đƣợc các nguồn tài trợ từ bên ngoài do thiếu niềm tin của các nhà đầu tƣ và tăng trƣởng kém cũng là dấu hiệu cho thấy hiệu quả kinh doanh không tốt, dễ dẫn đến rủi ro cho doanh nghiệp.

Myers (1977) [38] cho rằng các doanh nghiệp tăng trƣởng cao sẽ có nhiều lựa chọn hơn để đầu tƣ trong tƣơng lai hơn các doanh nghiệp tăng trƣởng thấp. Một doanh nghiêp tăng trƣởng cao, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đang trong giai đoạn phát triển mạnh, thị phần tăng hoặc đang mở rộng kinh doanh sang các thị trƣờng, những lĩnh vực mới và cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội mang lại tỷ suất sinh lợi cao hơn. Tuy nhiên, mức tăng trƣởng cao chƣa hẳn là dấu hiệu tốt bởi vì khi doanh

nghiệp đang tăng trƣởng thì mức độ ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh chƣa cao, dễ dẫn đến rủi ro tài chính cho doanh nghiệp.

Nghiên cứu của Taiwo Adewale Murilata [37], đại học Fountain Osogbo, Nigeria nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của 10 doanh nghiệp trong giai đoạn 2006 đến 2010. Nghiên cứu cho thấy biến tốc độ tăng trƣởng tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả hoạt động (đo lƣờng bằng ROE) của doanh nghiệp.

d. Ảnh hưởng quy mô doanh nghiệp đến sự biến thiên khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu

Quy mô của doanh nghiệp là một trong những yếu tố giúp hoàn thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói chung, hiệu quả tài chính nói riêng. Singh,A và Whittington,G (1975) [42] cho rằng doanh nghiệp quy mô lớn sẽ đạt đƣợc hiệu quả hoạt động tốt hơn, bởi vì khi đó các doanh nghiệp này sẽ có nhiều khả năng khai thác lợi ích kinh tế theo quy mô và đàm phán với khách hàng của họ tốt hơn so với doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Ngoài ra, những doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ ít phải đối mặt với khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn dành cho việc đầu tƣ. Trong khi đó, những doanh nghiệp quy mô nhỏ thì khả năng hạn chế về vốn, hạn chế về khả năng của các nhà quản lý khi thực hiện một số chiến lƣợc phát triển kinh doanh, dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp, vị thế đối với các ngân hàng cũng sẽ bị ảnh hƣởng Whited (1992) [45].

Tuy nhiên, một số ít quan điểm lại cho rằng quy mô doanh nghiệp tác động ngƣợc chiều (-) đến hiệu quả hoạt động. Serrasqueiro và Nunes (2008) [41] nghiên cứu mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Bồ Đào Nha trong giai đoạn 1999 đến 2003. Kết quả nghiên cứu cho thấy, doanh nghiệp quy mô nhỏ đạt hiệu quả hơn khi vay vốn đầu tƣ sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích rủi ro tài chính của các doanh nghiệp ngành chế biến lương thực thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)