6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
4.2. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NHÀ NƢỚC VÀ CƠ QUAN CHỨC NĂNG
Để góp phần phòng ngừa và hạn chế rủi ro tài chính cho doanh nghiệp thì ngoài những giải pháp nhƣ nâng cao nhận thức về rủi ro thông qua phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực về công tác quản trị doanh nghiệp, thì còn phải phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý Nhà nƣớc và Chính phủ. Cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, để tránh nền kinh tế rơi vào bẫy thanh khoản, Chính phủ cần thực hiện tổng thể các giải pháp để kích tổng cầu, giải phóng hàng tồn kho, khi đó mới có thể kích thích nhu cầu vay vốn. Theo đó, chính sách tài khoá cần theo đuổi mục tiêu miễn giảm. Ví dụ nhƣ: nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp về mức 20% để kích thích đầu tƣ sản xuất, tăng chỉ tiêu vào các lĩnh vực có độ lan toả rộng nhƣ nông nghiệp, xây dựng cơ bản, y tế xã hội. Nới lỏng điều kiện sở hữu tài sản của ngƣời nƣớc ngoài nhằm kích cầu tài sản, đặc biệt là bất động sản, cổ phiếu.
Thứ hai, Chính phủ cũng cần có chính sách giúp các doanh nghiệp tạm thời khó khăn đáp ứng đƣợc các điều kiện vay vốn của ngân hàng. Khuyến
khích xuất khẩu, hỗ trợ mở rộng thị trƣờng đối với hàng hoá trong nƣớc, đặc biệt là các lĩnh vực có tồn kho lớn. Cùng với đó, là thúc đẩy sự ra đời của các sàn giao dịch hàng hoá, hỗ trợ phát triển thị trƣờng chứng khoán và trái phiếu giúp các doanh nghiệp có thể huy động vốn dài hạn giá rẻ hơn nhằm tái cấu trúc cơ cấu vốn.
Thứ ba, so với các nƣớc trên thế giới thì thị trƣờng chứng khoán của nƣớc ta còn rất nhỏ bé, còn nhiều bất ổn do tâm lý của các nhà đầu tƣ nhỏ lẻ, chịu sự thao túng của các nhà đầu tƣ tổ chức. Vì vậy, để phát triển thị trƣờng chứng khoán khỏe mạnh cho các doanh nghiệp dễ dàng phát hành trái phiếu, cổ phiếu thì Chính phủ cần có những giải pháp mang tính chất trung và dài hạn nhƣ: nâng cao chất lƣợng và đa dạng hóa các sản phẩm trên thị trƣờng theo một lộ trình phù hợp, tăng cƣờng minh bạch thông tin, đề ra các chuẩn mực cho chất lƣợng dịch vụ tƣ vấn, môi giới chứng khoán để xây dựng và tạo lòng tin cho các nhà đầu tƣ, nâng cao chất lƣợng quản trị doanh nghiệp, đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát và xử lý những vi phạm có liên quan đến việc niêm yết, công bố thông tin.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Từ những kết quả phân tích ở chƣơng 3, tác giả đã đƣa ra một số kiến nghị nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp ngành chế biến lƣơng thực thực phẩm niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Để giảm thiểu rủi ro tài chính cho doanh nghiệp, trƣớc hết các nhà quản lý doanh nghiệp cần nhận thức rõ về rủi ro và quản trị rủi ro thông qua việc sử dụng các công cụ quản trị nhƣ: sử dụng các hợp đồng bảo hiểm, các hợp đồng phái sinh về hàng hóa, tỷ giá, lãi suất…Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến việc sử dụng đòn bẩy nợ hợp lý, sử dụng hiệu quả tài sản, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cƣờng công tác quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn của doanh nghiệp. Ngoài những biện pháp cải thiện từ chính nội tại của doanh nghiệp thì sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền địa phƣơng và của Nhà nƣớc cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc giảm thiểu rủi ro tài chính doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
1. ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU
1.1. Những kết quả đạt đƣợc về mặt lý thuyết
Thứ nhất, luận văn đã tổng hợp đƣợc những quan điểm của các tác giả khác nhau trong và ngoài nƣớc về mặt lý thuyết của rủi ro tài chính. Từ những lý thuyết này, rút ra đƣợc định nghĩa về rủi ro tài chính là những rủi ro xảy ra do việc sử dụng nợ mang lại thƣờng gắn liền với các hoạt động tài trợ. Từ định nghĩa trên sẽ cơ sở cho việc phân tích rủi ro tài chính thông qua hai chỉ tiêu đó là: sự biến thiên khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu và hệ số khả năng thanh toán hiện hành.
Thứ hai, với mục đích là xây dựng mô hình để đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp, luận văn đã đƣa ra các yếu tố. Cụ thể, đối với mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến sự biến thiên khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu bao gồm yếu tố nhƣ: cơ cấu vốn, rủi ro kinh doanh, tốc độ tăng trƣởng và quy mô doanh nghiệp. Đối với mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến hệ số khả năng thanh toán hiện hành bao gồm yếu tố nhƣ: nợ ngắn hạn, khả năng sinh lời, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn và quy mô doanh nghiệp.
Thứ ba, về mặt phƣơng pháp nghiên cứu, ngoài việc phân tích bằng phƣơng pháp hồi quy bội thông thƣờng, áp dụng đối với mô hình có biến phụ thuộc là hệ số biến thiên khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu và các nhân tố ảnh hƣởng, thì tác giả còn sử dụng thêm phƣơng pháp hồi quy dữ liệu bảng (panel data) áp dụng đối với mô hình có biến phụ thuộc là hệ số khả năng thanh toán hiện hành. Với phƣơng pháp dữ liệu bảng này, tác giả đã lần lƣợt lựa chọn một trong hai mô hình là mô hình Fixed effect (FEM), Random effect (REM) sau khi sử dụng kiểm định Hausman và thực hiện mô hình Generalized
Method of Moments.(GMM) cuối cùng để đánh giá sự tác động của các yếu tố ảnh hƣởng đến rủi ro tài chính doanh nghiệp.
1.2. Những kết quả đạt đƣợc về mặt thực tiễn
Thứ nhất, luận văn đã xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến rủi ro tài chính của các doanh nghiệp ngành chế biến lƣơng thực thực phẩm niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Và kết quả nghiên cứu thu đƣợc cho thấy có rất ít yếu tố thật sự ảnh hƣởng mạnh đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể, đối với mô hình hệ số biến thiên khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu có 2 yếu tố ảnh hƣởng gồm: cơ cấu vốn, rủi ro kinh doanh. Đối với mô hình hệ số khả năng thanh toán hiện hành có 3 yếu tố ảnh hƣởng gồm: nợ ngắn hạn, tài sản ngắn hạn và khả năng sinh lời.
Thứ hai, từ những kết quả đạt đƣợc từ thực tiễn nhƣ trên, nghiên cứu này mong muốn giúp cho các nhà quản trị của các doanh nghiệp ngành chế biến lƣơng thực thực phẩm Việt Nam có một cái nhìn khái quát về tình hình rủi ro tài chính, từ đó có đƣợc những chính sách sử dụng các công cụ quản trị rủi ro tài chính cho phù hợp.
2. HẠN CHẾ
Thứ nhất, phạm vi nghiên cứu chỉ hạn chế ở 51 doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán, mà chƣa có điều kiện tìm hiểu ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp khác.
Thứ hai, thời gian nghiên cứu có hạn, việc đƣa ra những yếu tố ảnh hƣởng đến rủi ro tài chính doanh nghiệp còn ít. Và quá trình thu thập xử lý số liệu còn hạn chế, do các số liệu tài chính của doanh nghiệp niêm yết đều hoàn toàn dựa vào các báo cáo tài chính một cách chủ quan.
Với kiến thức và sự hiểu biết còn hạn hẹp của tác giả, nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả kính mong nhận đƣợc sự góp ý, phê bình của các Thầy/Cô cùng với các bạn đọc để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn về sau.
Tiếng Việt
[1] Nguyễn Khắc Bảo (2011), Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính, Khoa tài chính doanh nghiệp, Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh.
[2] Phùng Thanh Bình, (2012), Bài giảng hướng dẫn sử dụng Eviews, Đại học kinh tế Hồ Chí Minh.
[3] Chƣơng trình giảng dạy Kinh tế Fulbright (2010-2012), Chương 16 Các mô hình hồi quy dữ liệu bảng, truy cập www.fetp.edu.vn.
[4] Lê Thị Mỹ Dung (2013), Phân tích rủi ro tài chính và rủi ro phá sản của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành nhựa - bao bì niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
[5] Trần Thị Ái Đức (2013), Vai trò của công nghiệp chế biến nông lâm sản đối với sự phát triển của nền kinh tế.
[6] Ngô Đình Giao (1998), Công nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam tập 1, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
[7] Vũ Thị Hậu (2013), “Nghiên cứu rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam”, Luận văn Tiến sĩ, Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội.
[8] Vũ Duy Hào và các tác giả (1997), Quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê.
[9] Nguyễn Đình Kiệm, Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB tài chính, Hà Nội.
[10] Nguyễn Minh Kiều (2006), Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê. [11] Nguyễn Thanh Liêm (2007), Quản trị tài chính, NXB Thống kê.
[12] Nguyễn Trọng Nghĩa (2012), Bẫy thanh khoản nhìn từ góc độ các doanh nghiệp niêm yết, Tạp chí Ngân hàng số 16, tháng 8/2012.
tái bản lần 2, NXB Lao động.
[14] Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 Ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.
[15] Trƣơng Bá Thanh (2008), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh – Chương 4, Đại học kinh tế, Đại học Đà nẵng.
[16] Nguyễn Đình Thiên, Nguyễn Thị Mai Trâm, Nguyễn Hồng Thu (2014), “Các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam”.
[17] Thủ tƣớng Chính phủ, Quyết định phê duyệt đề án phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
[18] Tổng cục Thống kê (2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014), Niên giám thống kê năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014 NXB Thống kê.
[19] Đoàn Thị Hồng Vân (2002), Quản trị rủi ro và khủng hoảng, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[20] Lê Hoàng Vinh (2015), "Cơ cấu vốn và rủi ro tài chính trong doanh nghiệp", Luận văn Tiến sĩ, Trƣờng Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
[21] Lê Thị Xuân (2011), Tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
Tiếng Anh
[22] Adekunle, A.O & Sunday, O.K. (2010) Capital Structure and Firm Performance: Evidencefrom Nigeria.European Journal of Economics, Finance and Administrative Sciences, 25, 71-80.
[23] Amalendu Bhunia, Somnath Mukhuti (2012), Financial risk measurement of small and medium – sized companies listed in Bombay stock
economics, pp. 1-8.
[24] Baskin, J. (1989), “Dividend Policy and the Volatility of Common Stock”,
Journal of Portfolio Management, 15 (3), pp. 19-25.
[25] Bruinshoofd, W.A., and Kool, C.J.M. (2004), “Dutch corporate liquidity management: new evidence on aggregation”, Journal of Applied Economics, 7 (2), pp. 195-230.
[26] Chen, N. và Mahajan, A. (2010), “Effects of Macroeconomic Conditions on Corporate Liquidity International Evidence”, International Research Journal of Finance and Economics Vol. 35, pp. 112-129.
[27] Fazzari, S., and B. Petersen (1993), “Working Capital and Fixed Investment: New Evidence on Financing Constrains”, RAND Journal of Economics, 24, pp. 328-342.
[28] Ferreira, Miguel A. and Vilela, Antonio S. (2004), “Why Do Firms Hold Cash? Evidence from EMU Countries”, European Financial Management Vol. 10 No. 2 pp. 295-319.
[29] Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto, Ghulam Abbas (2012), “Capital Structure and Firm Performance: A Case of Textile Sector of Pakistan” Asian Journal of Business and Management Sciences.
[30] Fu Gang, Liu Dan (2012), Research on the Influence Factors of Financial Risk for Small and Medium–sized Enterprise: An Empirical Analysis from 216 Companies of Small Plates, ShenZhen Stock Exchange, China, Journal of Contemporary Research in Business, January 2012, Vol 3, No 9.
[31] Gang Fu, Weilan Fu and Dan Liu (2012), Empirical study on financial risk factors: Capital structure, operation ability, profitability, and solvency – evidence from listed companies in China, Journal of Business Management and Economics Vol. 3(5). pp. 0173-0178.
Liquidity Holdings in Canada”, Journal of Applied Finance &Banking ,Vol.1, No.2, 2011, 133-153.
[33] Isshaq, Z. and Bokpin, G.A. (2009), “Corporate liquidity management of listed firms in Ghana”, Asia Pacific Journal of Business Administration, 1(2), 189-198.
[34] Kim, C.S, Mauer, D.C. and Sherman, A.E. (1998), “The determinants of corporate liquidity: Theory and Evidence”, Journal of Financial and Quantitative Analysis, 33 (3), pp. 335-359.
[35] Lars Peter Hansen (1982), “Large Sample Properties of Generalized Methods of Moments Estimators”, Econometrica, Vol. 50, page 1029-1054.
[36] Lucy Wamugo Mwangi, Muathe Stephen Makau, George Kosimbei (2014),
Relationship between Capital Structure and Performance of Non- Financial Companies Listed In the Nairobi Securities Exchange, Kenya, ISSN: 2311-3162.
[37] Murilata (2012), “An Empirical Analysis of Capital Structure on Firm Performanc in Nigera”, International Journal of Advances in Management and Economics, 1(5), 116-124.
[38] Myers, S.C. (1977) “Determinants of Corporate Borrowing”, Journal of Financial Economics, Vol.5, pp. 147-175.
[39] Opler, T., Pinkowitz, L., Stulz, R. and Williamson, R. (1999), “The Determinants and Implications of Corporate Cash Holdings”, Journal of Financial Economics, Vol. 52, pp. 3–46.
[40] Richard A. Brealey, Stewart C. Myers, Franklin Allen (2008), Principles of Corporate Finance, Mc Graw – Hill International Edition.
empirical evidence from Portuguese SMEs”, Small Business Economics, 31 (2), pp. 195 – 217.
[42] Singh, A. and Whittington, G. (1975), “Size and Growth of Firms”, Review of Economic Studies.
[43] Stephen H.Penman (2001), Financial Statement Analysis and Security Valuation, McGraw-Hill International Edition.
[44] Weixu (2005), “An empirical study on relationship between corporation performance and capital structure”.
[45] Whited, Toni M. (1992), “ Debt, Liquidity Constraints, and Corporate Investment: Evidence from Panel Data”, Journal of Finance, 47 (4), pp. 1425-1460.
PHỤ LỤC SỐ 1
Danh sách 51 doanh nghiệp ngành chế biến lƣơng thực thực phẩm niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam
STT MÃ
CK SÀN TÊN DOANH NGHIỆP
NĂM NIÊM
YẾT
1 AAM HOSE Công ty CP Thủy sản Mekong 2009
2 ABT HOSE Công ty CP XNK Thủy sản Bến Tre 2006
3 ACL HOSE Công ty CP XNK Cửu Long An Giang 2007
4 AGF HOSE Công ty CP XNK Thủy sản An Giang 2002
5 AGM HOSE Công ty CP Xuất nhập khẩu An Giang 2012
6 ANV HOSE Công ty CP Nam Việt 2007
7 ATA HOSE Công ty CP NTACO 2009
8 BBC HOSE Công ty CP Bibica 2001
9 BHS HOSE Công ty CP Đƣờng Biên Hòa 2006
10 BLF HNX Công ty CP Thủy sản Bạc Liêu 2008
11 CAN HNX Công ty CP Đồ hộp Hạ Long 2001
12 CLC HOSE Công ty CP Cát Lợi 2006
13 CMX HOSE CTCP CB Thủy sản và XNK Cà Mau 2010
14 DBC HNX CTCP Tập Đoàn Dabaco Việt Nam 2008
15 FMC HOSE Công ty CP Sao Ta 2006
16 HAD HNX Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Dƣơng 2009
17 HAT HNX CTCP Thƣơng mại Bia Hà Nội 2010
18 HHC HNX Công ty CP Bánh kẹo Hải Hà 2007
19 HNM HNX Công ty CP Sữa Hà Nội 2006
20 HVG HOSE Công ty CP Hùng Vƣơng 2009
21 ICF HOSE Công ty CP Đầu tƣ thƣơng mại Thủy sản 2006
22 IDI HOSE CTCP Đầu tƣ & Phát triển Đa Quốc Gia 2011
26 LSS HOSE Công ty CP Mía đƣờng Lam Sơn 2008
27 MCF HNX CTCP Xây lắp Cơ khí & Lƣơng thực Thực phẩm 2011
28 MPC HOSE CTCP Tập đoàn Thủy hải sản Minh Phú 2006
29 MSN HOSE Công ty CP Tập đoàn Ma San 2009
30 NDF HNX CTCP CBTP Nông sản XK Nam Định 2014
31 NGC HNX CTCP CB Thủy sản xuất khẩu Ngô Quyền 2008
32 NHS HOSE Công ty CP Đƣờng Ninh Hòa 2010
33 NST HNX Công ty CP Ngân Sơn 2006
34 SAF HNX CTCP Lƣơng thực thực phẩm Safoco 2006
35 SBT HOSE Công ty CP Buorbon Tây Ninh 2008
36 SCD HOSE Công ty CP Nƣớc Giải Khát Chƣơng Dƣơng 2006
37 SEC HOSE Công ty CP Mía đƣờng - Nhiệt điện Gia Lai 2010
38 SGC HNX Công ty CP Xuất nhập khẩu Sa Giang 2006
39 SJ1 HNX Công ty CP Thủy sản số 1 2006
40 SLS HNX CTCP Mía đƣờng Sơn La 2012
41 TAC HOSE Công ty CP Dầu thực vật Tƣờng Anh 2006
42 THB HNX Công ty CP Bia Thanh Hóa 2008
43 TS4 HOSE Công ty CP Thủy sản số 4 2002
44 VCF HOSE Công ty CP Vinacafe Biên Hòa 2011
45 VDL HNX Công ty CP Thực phẩm Lâm Đồng 2007
46 VHC HOSE Công ty CP Vĩnh Hoàn 2007
47 VLF HOSE CTCP Lƣơng thực thực phẩm Vĩnh Long 2010
48 VNH HOSE Công ty CP Thủy hải sản Việt Nhật 2010
49 VNM HOSE Công ty CP Sữa Việt Nam 2006
50 VTF HOSE Công ty CP Thức ăn Chăn nuôi Việt Thắng 2010
Biến thiên ROE và các chỉ số liên quan (2010-2014) với ĐBTC <1 STT Mã CK ĐBTC Hsbt_ROE Hsbt_RE Hsbt_r Hsbt_Nợ/VCSH 1 AAM 0.146 0.860 1.585 0.908 0.256 2 ABT 0.191 0.101 0.285 1.854 0.791 3 ANV 0.267 0.613 0.392 0.506 0.941 4 BBC 0.296 0.241 0.449 2.413 0.138 5 HAD 0.336 0.246 0.285 4.231 0.636 6 HAT 0.351 0.155 0.307 0.000 0.505 7 HHC 0.363 0.099 0.156 3.509 0.189 8 HNM 0.368 -3.406 7.918 0.445 0.115 9 KDC 0.429 0.453 0.471 0.884 0.504 10 KTS 0.431 1.020 1.569 0.915 0.705 11 LSS 0.433 1.116 1.644 0.914 0.921 12 NHS 0.443 0.491 0.857 1.247 0.453 13 SAF 0.508 0.104 0.136 0.000 0.304 14 SBT 0.540 0.493 0.770 0.495 1.110 15 SCD 0.605 0.153 0.236 2.828 0.644 16 SGC 0.639 0.569 0.894 2.223 1.016 17 SJ1 0.640 0.232 0.404 1.090 0.782 18 SLS 0.645 0.498 0.593 0.790 1.088 19 THB 0.796 0.106 0.143 2.091 0.381 20 VCF 0.817 0.136 0.373 1.976 0.989