Phân tích qua độ biến thiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích rủi ro tài chính của các doanh nghiệp ngành chế biến lương thực thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 30 - 33)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.1. Phân tích qua độ biến thiên

Rủi ro tài chính của doanh nghiệp theo khía cạnh thứ nhất đề cập đến sự ảnh hƣởng từ việc vay nợ, tác động tới sự biến thiên của hiệu quả tài chính. Do đó, để đánh giá tổng quan mức độ rủi ro tài chính của một doanh nghiệp, thì trƣớc hết cần phải đánh giá đƣợc mức độ ổn định của chỉ tiêu khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này càng ổn định thì rủi ro của doanh nghiệp càng thấp. Cụ thể nhƣ sau:

Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) =

Lợi nhuận sau thuế

X 100% Vốn chủ sở hữu bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh năng lực sử dụng đồng vốn của doanh nghiệp để sinh lời nhƣ thế nào. Chỉ tiêu ROE cho biết bình quân 1 đồng vốn đầu tƣ chủ sở hữu đƣợc bỏ ra thì sau quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, thì chủ sở hữu thu lại đƣợc bao nhiêu đồng sinh lời. Đây là một chỉ tiêu đƣợc sử dụng rất phổ biến, bởi tính đơn giản, dễ hiểu và dễ so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề với quy mô khác nhau. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng hiệu quả những đồng vốn, hay có nghĩa là doanh nghiệp đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn đầu tƣ chủ sở hữu với vốn đi vay để khai thác đƣợc lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình trong quá trình huy động vốn.

Có thể nhận thấy rằng chỉ tiêu ROE chịu sự tác động tổng hợp của nhiều nhân tố. Nó phụ thuộc trực tiếp vào các quyết định của nhà quản lý thông qua

nhiều chính sách nhƣ: chính sách tiêu thụ, chính sách sản xuất, chính sách tài chính. Chính từ sự tác động của các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, ta phân tích chỉ tiêu khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu nhƣ sau: [RE + (RE – R) ] (1-T) hay = [ + ( – r) ] (1-T) Trong đó:

ROE: lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu VCSH: vốn chủ sở hữu

RE: tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản

T: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, tính bằng tỷ lệ chi phí thuế và lợi nhuận kế toán trƣớc thuế.

r: lãi suất vay, tính bằng tỷ lệ giữa chi phí lãi vay trên tổng nợ.

HKD là hiệu quả kinh doanh, thể hiện qua chỉ tiêu RE là tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản.

HTC là hiệu quả tài chính, thể hiện qua chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu.

Từ công thức trên ta thấy rằng, khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu tùy thuộc vào một phần cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, tức là tùy thuộc vào mức độ sử dụng nợ. Cho nên càng khẳng định rằng rủi ro tài chính là rủi ro liên quan đến việc sử dụng nợ của doanh nghiệp. Với việc sử dụng nợ này sẽ ảnh hƣởng đến sự biến thiên của hiệu quả tài chính, cho nên phân tích rủi ro tài chính về cơ bản, ta sẽ sử dụng các chỉ tiêu phương sai, độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên để đánh giá. Cụ thể nhƣ sau:

Phƣơng sai ROE Var(ROE)

Độ lệch chuẩn ROE √ √ ∑ ̅̅̅̅̅̅

Trong đó:

là khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu, i là số thứ tự của cá thể, n là số lƣợng cá thể

̅̅̅̅̅̅ là giá trị trung bình hoặc giá trị kì vọng của khả năng sinh lời vốn

chủ sở hữu.

Giá trị độ lệch chuẩn càng thấp thì mức độ ổn định của số liệu càng lớn, dao động quanh giá trị trung bình càng nhỏ và ngƣợc lại, giá trị độ lệch chuẩn càng cao thì mức độ ổn định của số liệu càng nhỏ, dao động quanh giá trị trung bình càng lớn. Tuy nhiên, việc sử dụng độ lệch chuẩn có hạn chế là trong trƣờng hợp thƣớc đo khác nhau, giá trị kỳ vọng giữa các phƣơng án khác nhau thì phƣơng sai và giá trị độ lệch chuẩn không thể căn cứ để đánh giá. Để giải quyết hạn chế này, ngƣời ta sử dụng chỉ tiêu hệ số biến thiên.

Hệ số biến thiên Hbt =

̅̅̅̅̅̅

Hệ số biến thiên đƣợc dùng để đánh giá mức độ rủi ro chính xác hơn khi kết quả hoặc sự kiện có kì vọng giữa các phƣơng án kinh doanh khác nhau. Hệ số biến thiên cho phép loại bỏ sự khác nhau về đon vị nghiên cứu cũng nhƣ sự khác nhau về quy mô giữa các doanh nghiệp với nhau. Khi một phƣơng án nào có hệ số biến thiên càng nhỏ thì phƣơng án đó ít rủi ro hơn. Hay nói cách khác, sự biến thiên của ROE càng cao thì rủi ro tài chính càng lớn và ngƣợc lại.

Bên cạnh đó, hiệu quả tài chính của doanh nghiệp là quyết định một phần bởi việc sử dụng nợ của đơn vị, và rủi ro tài chính là rủi ro có liên quan đến việc sử dụng nợ. Vì vậy, phân tích rủi ro tài chính thông qua việc phân tích độ biến thiên của ROE không thôi vẫn chƣa đủ, mà còn cần phải phân

tích độ biến thiên của các chỉ tiêu thành phần ảnh hƣởng đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể ta xem xét công thức nhƣ sau:

= Var ([ + ( – r)

] (1-T))

Biến đổi công thức trên ta có:

= Var ([HKD (1 +

) -

] (1-T))

Trong quá trình phân tích ta giả sử tỷ lệ N/VCSH và T là hằng số ta có:

= (1-T)2 (1 +

)2 Var(HKD)

Nhƣ vậy, mối liên quan giữa rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh có thể thông qua độ lớn đòn bẩy nợ (tỷ lệ N/VCSH)

(HTC) = (1 +

) (1-T) (HKD)

Theo công thức trên, rõ ràng độ biến thiên khả năng sinh lời của nguồn vốn chủ sở hữu đƣợc tạo thành bởi độ biến thiên của khả năng sinh lời tài sản và của đòn bẩy tài chính. Do vậy:

RRTC = H LN/TS + DBN

Với RRTC là chênh lệch độ biến thiên hiệu quả tài chính.

H LN/TS là ảnh hƣởng của nhân tố hiệu quả kinh doanh.

DBN là ảnh hƣởng của độ biến thiên đòn bẩy nợ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích rủi ro tài chính của các doanh nghiệp ngành chế biến lương thực thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)