Nguyên tắc bảo đảm sự phát triển bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng từ thực tiễn tỉnh tuyên quang (Trang 32 - 33)

“Phát triển bền vững” là một khái niệm xuất hiện từ phong trào bảo vệ môi trƣờng trong thời điểm những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ 20. Trong Báo cáo “Tƣơng lai chung của chúng ta” của Hội đồng thế giới về môi trƣờng

và phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, phát triển bền vững đƣợc định

nghĩa “Là sự phát triển đáp ứng đƣợc những yêu cầu của hiện tại, nhƣng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau” [17]. Hội nghị thƣợng đỉnh Trái đất về môi trƣờng và phát triển đƣợc tổ chức ở Rio

de Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị thƣợng đỉnh Thế giới về phát triển

bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 đã xác định

“Phát triển bền vững” là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trƣờng. Theo

quy định tại Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014 “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng đƣợc nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tƣơng lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trƣởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trƣờng” [11, Điều 3, Khoản 4]. Phát triển bền vững là một trong những nguyên tắc quan trọng trong hệ thống pháp luật quốc tế về môi trƣờng và hầu hết các quốc gia trên thế giới đã ghi nhận nguyên tắc này trong hệ thống pháp luật của mình. Để bảo đảm thực hiện nguyên tắc phát triển bền vững, đòi hỏi các yêu cầu sau đây: Các biện pháp quản lý, bảo vệ môi trƣờng phải luôn đƣợc xác định là yếu tố cấu thành trong các chiến lƣợc hoặc các chính sách phát triển kinh tế của quốc gia, địa phƣơng, vùng miền và của từng ngành, từng tổ chức; phải xây dựng đƣợc bộ máy và cơ chế quản lý có hiệu lực, hiệu quả trong việc ngăn chặn, phòng, chống tham nhũng và lãng phí các nguồn lực, nhất là nguồn tài nguyên thiên nhiên; phải hoàn thiện quy trình quyết định chính sách và tăng cƣờng tính công khai, minh bạch của các quy trình đó, bảo đảm để các quyết định, chính sách ban hành hƣớng đến sự phát triển bền vững; đánh giá tác động môi trƣờng phải luôn là một bộ phận cấu thành của mọi dự án đầu tƣ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng từ thực tiễn tỉnh tuyên quang (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)