Hoàn thiện các quy định pháp luật về nghĩa vụ bảo vệ môi trƣờng trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng từ thực tiễn tỉnh tuyên quang (Trang 74 - 76)

trường trong hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng của các tổ chức, cá nhân

Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý tài nguyên và môi trƣờng của nƣớc ta hiện nay cơ bản đã đƣợc ban hành và bổ sung, chỉnh sửa. Tuy nhiên vẫn còn thiếu và chƣa đồng bộ, một số quy định chƣa phù hợp với tình hình phát triển của đất nƣớc. Luật BVMT năm 2014 là kim chỉ nam cho công tác QLNN về môi trƣờng song vẫn chƣa đề cập nhiều đến các công cụ kinh tế và tính hiệu quả của nó. Bên cạnh đó, mặc dù các văn bản quy phạm pháp luật

quy định về thuế, phí, tiền cấp quyền khai thác, chất thải, nƣớc thải... đã đƣợc ban hành và triển khai nhƣng qua thực tiễn áp dụng đã bộc lộ nhiều bất cập. Các văn bản chƣa hƣớng dẫn rõ ràng, cụ thể về đối tƣợng áp dụng, trình tự, thủ tục thực hiện, nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể liên quan...

- Xác định rõ BVMT đặc biệt trong lĩnh vực khoáng sản là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của các ngành, các cấp, các đoàn thể, doanh nghiệp và các cộng đồng dân cƣ. Không thu hút đầu tƣ bằng mọi giá, chú trọng tiêu chí môi trƣờng trong lựa chọn dự án đầu tƣ khai thác, chế biến khoáng sản. Kiên quyết không vì tăng trƣởng kinh tế mà đánh đổi môi trƣờng. Cấm nhập khẩu công nghệ cũ, công nghệ lạc hậu; kiên quyết không triển khai các dự án có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trƣờng, cụ thể nhƣ sau:

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan rà soát, tổng hợp, đề xuất sửa đổi các quy định về BVMT trong các luật về môi trƣờng, tài nguyên, thuế, ngân sách, đầu tƣ, xây dựng, khoa học và công nghệ, năng lƣợng... bảo đảm thống nhất, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu về BVMT trong tình hình mới. Rà soát, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật BVMT, khắc phục những bất cập hiện nay, nhất là các quy định về các công cụ, biện pháp QLNN, biện pháp kỹ thuật kiểm soát, giám sát hoạt động xả thải của doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp khoáng sản.

Bên cạnh đó là việc rà soát, điều chỉnh các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng phù hợp với điều kiện trong nƣớc và yêu cầu hội nhập quốc tế. Xây dựng hệ thống tiêu chí về môi trƣờng làm cơ sở lựa chọn, sàng lọc loại hình sản xuất và công nghệ sản xuất trong thu hút đầu tƣ, xem xét, phê duyệt các dự án đầu tƣ.

* Hoàn thiện các quy định về cải tạo phục hồi môi trƣờng theo hƣớng bắt buộc các tổ chức, cá nhân phải thực hiện các biện pháp cải tạo, phục hồi môi trƣờng sau khi kết thúc HĐKTKS nhƣ: yêu cầu phải cam kết bằng tài sản đảm

bảo, phải lập đề án hoặc đề án bổ sung cải tạo, phục hồi môi trƣờng trƣớc khi tiến hành hoạt động khoáng sản đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt. Trƣớc khi cấp giấy xác nhận đã hoàn thành toàn bộ việc cải tạo, phục hồi môi trƣờng phải công khai nội dung trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng để ngƣời dân giám sát cho ý kiến và sau thời hạn nhất định mới tiến hành cấp giấy xác nhận.

- Bổ sung quy định mở rộng đối tƣợng phải thực hiện cải tạo, phục hồi môi trƣờng nhƣ: các bãi chôn lấp chất thải, cơ sở khi kết thúc hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thống nhất việc cải tạo phục hồi môi trƣờng theo Luật BVMT và đóng cửa mỏ theo Luật Khoáng sản.

- Quy định lại Khoản 2 Điều 106 quy định cải tạo, phục hồi môi trƣờng chỉ đối với dự án khai thác mỏ, khoáng sản là chƣa đầy đủ, chƣa thống nhất với Điều 38. Trong thực tế có rất nhiều dự án khác mà khi kết thúc hoạt động sản xuất, kinh doanh thì phải trả lại mặt bằng cho cơ quan nhà nƣớc. Tuy nhiên, mặt bằng mà doanh nghiệp trả lại không phải là mặt bằng sạch. Khi đó, nhà nƣớc lại phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để phá dỡ công trình xây dựng, máy móc… cho thống nhất nội dung với Điều 38.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng từ thực tiễn tỉnh tuyên quang (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)