Các giải pháp cụ thể tại tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng từ thực tiễn tỉnh tuyên quang (Trang 81 - 92)

3.2.3.1. Sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước và quỹ bảo vệ môi trường tỉnh Tuyên Quang

Hàng năm, ngân sách nhà nƣớc bố trí cho sự nghiệp bảo vệ môi trƣờng tăng dần theo tốc độ tăng trƣởng kinh tế. Tuy nhiên việc sử dụng ngân sách nhà nƣớc lại chƣa thực sự hiệu quả do chƣa có các hƣớng dẫn cụ thể của các bộ ngành liên quan, công tác kiểm tra còn nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng tham nhũng, số tiền chi xuống không đƣợc thực hiện đúng và hiệu quả. Vì vậy phải có biện pháp sử dụng hợp lý nguồn ngân sách nhà nƣớc trong bảo vệ môi trƣờng. Nguồn ngân sách nhà nƣớc này chỉ đƣợc sử dụng một cách có hiệu quả khi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng bố trí kinh phí theo đúng tinh thần của Luật bảo vệ môi trƣờng và hƣớng dẫn của Bộ tài chính. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân đƣợc giao trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn kinh phí trên phải đảm bảo chi hiệu quả cho hoạt động bảo vệ môi trƣờng.

Thực hiện nghiêm túc tinh thần trên, việc bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động khai thác đá tại tỉnh Tuyên Quang sẽ đạt đƣợc kết quả cao hơn, đơn cử nhƣ việc thực hiện tốt Quyết định số 13/2009/QĐ-UBND ngày 15/9/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020 của tỉnh Tuyên Quang và quyết định số

12/2011/QĐ-UBND ngày 06/8/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 13/2009/QĐ-UBND ngày 15/9/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020 của tỉnh Tuyên Quang. Quyết định đề ra những mục tiêu thực hiện nhƣ sau:

- Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng trở thành một trong số các ngành kinh tế mạnh của tỉnh, đáp ứng cơ bản nhu cầu vật liệu xây dựng, đồng thời tham gia vào thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.

- Sản xuất các sản phẩm vật liệu xây dựng phù hợp với điều kiện khí hậu, phù hợp với tập quán sinh hoạt ở Tuyên Quang, có sức cạnh tranh cao, đủ khả năng đứng vững ở thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng quốc tế.

- Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng nhằm tăng thu ngân sách cho địa phƣơng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế của tỉnh, đồng thời thu hút lực lƣợng lao động, tạo việc làm và nâng cao đời sống nhân dân.

- Để cụ thể hóa mục tiêu theo Quy hoạch, tỉnh Tuyên Quang xác định thu hút 866 tỷ đồng từ vốn ngân sách nhà nƣớc; Quỹ bảo vệ môi trƣờng; vốn đầu tƣ của doanh nghiệp, cá nhân; vốn vay ODA và vốn viện trợ không hoàn lại của các nƣớc hoặc các tổ chức quốc tế chia thành 3 giai đoạn thực hiện.

3.2.3.2. Áp dụng các biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường

Các biện pháp kinh tế đƣợc sử dụng khá hiệu quả trong các hoạt động quản lý vi mô và vĩ mô đối với nền kinh tế. Trong quản lý và bảo vệ môi trƣờng, các biện pháp kinh tế cũng phát huy tác dụng của nó. Việc sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động khai thác đá mang lại nhiều lợi ích hữu hiệu, giúp giảm bớt gánh nặng quản lý của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, giảm bớt sự kiểm tra, giám sát việc áp dụng pháp luật, tăng cƣờng sự tự giác thực hiện của các chủ thể trong bảo vệ môi

trƣờng đối với hoạt động khai thác đá. Các biện pháp kinh tế có thể vận dụng trong trƣờng hợp này là:

- Thành lập các quỹ bảo vệ môi trƣờng: Nguồn vốn để thành lập quỹ bảo vệ môi trƣờng có thể đƣợc huy động từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm vốn ngân sách nhà nƣớc, vốn hỗ trợ của nƣớc ngoài và từ các nguồn thu đƣợc từ việc bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động khai thác đá... Việc hỗ trợ của Ngân sách Nhà nƣớc phải có trọng tâm và đảm bảo hiệu quả trong việc bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động khai thác đá.

- Áp dụng các ƣu đãi về thuế đối với những doanh nghiệp, những dự án khai thác đá có giải pháp tốt về bảo vệ môi trƣờng.

- Áp dụng nguyên tắc trả tiền trong việc sử dụng tài nguyên và môi trƣờng bằng cách thu phí, thuế và lệ phí. Nguồn thu này phải đƣợc xác định rõ ràng, công bằng và minh bạch. Chỉ khi đánh trực tiếp vào túi tiền của các chủ thể tham gia hoạt động khai thác khoáng sản nói chung và khai thác đá nói riêng thì mới có thể tránh đƣợc tình trạng khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và lãng phí, tăng cƣờng ý thức bảo vệ môi trƣờng của các chủ thể trực tiếp khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên không có khả năng tái tạo.

- Khuyến khích áp dụng các cơ chế chuyển nhƣợng và trách nhiệm xử lý chất thải phát sinh trong quá trình khai thác đá phù hợp với cơ chế thị trƣờng.

- Tăng cƣờng hình thức xử phạt tiền đối với hành vi gây thiệt hại cho môi trƣờng vì các hành vi này sẽ gây ra những thiệt hại về môi trƣờng và cần phải có kinh phí để khắc phục, khôi phục hiện trạng gần nhƣ ban đầu của môi trƣờng. Hơn nữa, việc áp dụng hình thức phạt tiền sẽ mang lại nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc, tạo quỹ phục vụ cho mục đích bảo vệ môi trƣờng.

3.2.3.3. Áp dụng biện pháp khoa học công nghệ

Môi trƣờng đƣợc tạo bởi nhiều yếu tố vật chất phức tạp. Việc tìm cấu trúc, quy luật hoạt động và các ảnh hƣởng của môi trƣờng nói chung và các

yếu tố cấu thành nó nói riêng không thể thực hiện một cách đầy đủ nếu thiếu các biện pháp khoa học công nghệ.

Trong thời gian qua, khoa học công nghệ đã có những đóng góp tích cực vào công tác quản lý môi trƣờng trên địa bàn tỉnh, cụ thể: Kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án khoa học công nghệ đã cung cấp nguồn dữ liệu quan trọng về thực trạng tài nguyên, các nguồn thải trên địa bàn tỉnh, phục vụ hiệu quả cho công tác dự báo, quy hoạch và quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng.

Bên cạnh đó, những ứng dụng khoa học công nghệ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quan trắc và kiểm soát chất lƣợng môi trƣờng. Năm 2017, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin vào kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng tại tỉnh Tuyên Quang”. Sau 2 năm triển khai nghiên cứu, phần mềm đã cơ bản hoàn thiện và hiện đang đƣợc ứng dụng trong công tác quan trắc môi trƣờng một cách có hệ thống, cung cấp các công cụ xử lý số liệu hiệu quả, giúp cho công tác dự báo, phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm, sự cố môi trƣờng.

Thời gian gần đây, sự phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đặt ra những thách thức lớn đối với công tác kiểm soát các nguồn thải, đòi hỏi phải tăng cƣờng ứng dụng những công nghệ mới, hiện đại phục vụ cho công tác quan trắc, giám sát nguồn thải. Vì vậy, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng đã đầu tƣ và đƣa vào vận hành Trung tâm điều hành trạm quan trắc tự động. Đồng thời, Sở cũng xây dựng phần mềm giám sát xe vận chuyển chất thải thông qua việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (ứng dụng công nghệ định vị toàn cầu GPS).

Cụ thể trong hoạt động khai thác đá có thể áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ để giảm sự tác động tiêu cực của các nguồn gây hại tới môi trƣờng nhƣ:

- Hạn chế sử dụng thuốc nổ Amonit phá đá số 1 (AD1), chuyển sang sử dụng thuốc nổ ANFO sinh ra ít độc hại tới môi trƣờng hơn và sử dụng

phƣơng pháp điều khiển nổ dùng kíp điện Visai theo hàng để giảm độ rung địa chấn.

- Áp dụng các biện pháp khoa học đảm bảo xử lý triệt để chất thải rắn. Khi lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn cần phải đánh giá sự phù hợp của công nghệ đó với các tiêu chí, gồm 4 nhóm tiêu chí cơ bản sau: Sự thích hợp với điều kiện thực tế tại khu mỏ khai thác; Tiêu chí môi trƣờng; Tiêu chí kinh tế; Các tiêu chí kỹ thuật của công nghệ xử lý. Sử dụng các công nghệ xử lý chất thải rắn đang đƣợc nghiên cứu, đề xuất áp dụng trong thực tế bao gồm:

+ Công nghệ xử lý chất thải rắn MBT-CD08.

+ Công nghệ xử lý chất thải rắn bằng phƣơng pháp đốt thu hồi năng lƣợng. + Sản xuất phân hữu cơ.

+ Chôn lấp hợp vệ sinh.

+ Công nghệ lên men Metan kết hợp phát điện. + Công nghệ nhiệt phân.

+ Công nghệ Hyđromex.

+ Sản xuất phân Compost quy mô phân tán.

Để nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu, phát triển, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ trong xử lý môi trƣờng, thời gian tới, tỉnh cần tập trung vào một số giải pháp nhƣ: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, ngành, doanh nghiệp và toàn xã hội về vai trò, tầm quan trọng của khoa học công nghệ, đặc biệt là các công nghệ thân thiện với môi trƣờng để áp dụng rộng rãi và hiệu quả trong xử lý môi trƣờng; Có chính sách thu hút, đa dạng hóa các nguồn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc; cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ quan quản lý khoa học nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ sinh học trong phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng; Cập nhật, phổ biến thông tin về các công nghệ tiên tiến trong sản xuất và bảo vệ môi trƣờng để doanh nghiệp, cơ sở sản xuất lựa chọn đầu tƣ.

Với những vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả xử lý ô nhiễm môi trƣờng, việc phát triển và tăng cƣờng ứng dụng khoa học công nghệ sẽ là yếu tố tiên quyết cho một tƣơng lai xanh, đảm bảo phát triển bền vững tại tỉnh Tuyên Quang.

3.2.3.4. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động bảo vệ môi trường

- Điều 146, Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2014 quy định về Quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cƣ nhƣng là đối với cộng động dân cƣ chịu tác động môi trƣờng của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cụ thể. Pháp luật cũng quy định về sự tham gia của cộng đồng dân cƣ vào hoạt động quản lý và bảo vệ môi trƣờng rải rác ở các quy định, các văn bản khác nhau. Để đạt hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trƣờng nói chung và trong hoạt động khai thác đá trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói riêng cần thiết có sự tổng hợp, đƣa các quy định về việc đảm bảo quyền tham gia và thực thi của cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ, quản lý môi trƣờng thành một văn bản thống nhất. Đồng thời, cần có các thông tƣ hƣớng dẫn cụ thể về cách thức tham gia quản lý môi trƣờng, trong đó các Bộ ngành có liên quan đƣa ra các quy định cụ thể về việc cộng đồng có thể tham gia quản lý bằng những cách thức nào, trong các trƣờng hợp nào, kết quả của sự tham gia trong công tác quản lý môi trƣờng đó đƣợc áp dụng vào thực tế ra sao, các biện pháp chế tài đƣợc áp dụng nếu không tôn trọng quyền tham gia quản lý môi trƣờng ở cộng đồng…

- Tạo cơ sở pháp lý để cộng đồng thực hiện các quyền của mình và yêu cầu cán bộ quản lý các cấp tôn trọng quyền tham gia của cộng đồng trong quản lý môi trƣờng bằng các quy định pháp luật. Quy định nhiều hơn số lƣợng những những việc mà nhân dân đƣợc bàn và quyết định trực tiếp, trong những việc mà nhân dân tham gia đóng góp ý kiến trƣớc khi cơ quan nhà nƣớc quyết định; những việc nhân dân giám sát, kiểm tra và các hình thức tham gia. Nhân dân có quyền đƣợc nêu lên ý kiến, quan điểm của mình về

mọi vấn đề có liên quan đến môi trƣờng vì lợi ích hợp pháp, chính đáng của cá nhân, nhóm xã hội, của địa phƣơng và về sự phát triển chung của đất nƣớc.

- Tăng cƣờng quyền giám sát, kiểm tra của mọi công dân đối với hoạt

động của cán bộ quản lý môi trƣờng; quyền chất vấn những ngƣời có thẩm quyền trong các lĩnh vực về vấn đề có liên quan đến môi trƣờng và quyền đƣợc nghe trả lời những chất vấn đó, quyền đƣợc tham gia vào các tổ chức xã hội hợp pháp và hoạt động tích cực trong các tổ chức đó vì lợi ích hợp pháp, chính đáng của cá nhân, tạo điều kiện cho họ có cơ hội trao đổi ý kiến, quan điểm của mình với những ngƣời khác về vấn đề xã hội nói chung và môi trƣờng nói riêng.

- Các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế, tổ chức quần chúng,

xã hội, là những chủ thể góp phần bảo vệ môi trƣờng rất hiệu quả với nhiều sáng kiến huy động thành viên của mình và đông đảo nhân dân thực hiện các chủ trƣơng, chính sách đó. Cần có cơ chế thúc đẩy sự tham gia đóng góp của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế, tổ chức quần chúng, xã hội trong xây dựng thực thi các chủ trƣơng, chính sách pháp luật của nhà nƣớc trong lĩnh vực môi trƣờng, bảo vệ môi trƣờng, các hạng mục công trình quan trọng có thể tác động xấu đến tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng, sản xuất và đời sống tại những địa phƣơng cụ thể. Trong những trƣờng hợp cụ thể, Chính phủ có thể xem xét chuyển giao một số công việc cho các tổ chức này đảm trách.

Để nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trƣờ ở Tài nguyên và môi trƣờng phối hợp với các Sở, ban, ngành đoàn thể; UBND các huyện,thành phố tổ chức các hoạt động hƣởng ứng Ngày Môi trƣờng thế giới 5/6; Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn; Ngày Nƣớc thế giới... với nhiều hình thức nhƣ tổ chức lễ mít tinh, thi tìm hiểu về môi trƣờng, thi vẽ tranh về chủ đề bảo vệ môi trƣờng thu hút đông đảo nhân dân, học sinh, cán bộ công chức, viên chức tham gia.

Tiểu kết chương 3

Với những giá trị kinh tế lớn mà hoạt động khai thác đá mang lại cho tỉnh Tuyên Quang, cùng những định hƣớng, quy hoạch phát triển kinh tế toàn tỉnh trong những năm tới, nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng trong hoạt động khai thác đá là một trong những thách thức đối với sự phát triển của tỉnh Tuyên Quang. Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động khai thác đá là một đòi hỏi cấp thiết về lí luận cũng nhƣ về thực tiễn.

Pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động khai thác đá cần phải đƣợc xây dựng và hoàn thiện theo kịp với quá trình hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng. Các cơ quan chức năng trong phạm vi tỉnh Tuyên Quang cần nâng cao năng lực hoạt động trong việc quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động khai thác đá.

Chất lƣợng môi trƣờng suy giảm ảnh hƣởng tới chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời. Quyền con ngƣời về môi trƣờng cụ thể là quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành bị vi phạm. Để đảm bảo điều kiện cho việc thực hiện quyền con ngƣời về môi trƣờng, bảo vệ sự phát triển bền vững của môi trƣờng cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp. Cùng với việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật, các giải pháp khác cũng cần thực hiện một cách đồng bộ và có hiệu quả nhƣ sử dụng các đòn bẩy kinh tế, sử dụng các phƣơng tiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng từ thực tiễn tỉnh tuyên quang (Trang 81 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)