Thực hiện quy định về trách nhiệm hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng từ thực tiễn tỉnh tuyên quang (Trang 66 - 67)

Cơ sở pháp lý của xử phạt vi phạm hành chính về BVMT trong hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng là Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Nghị định số 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 nay là Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 (có hiệu lực thi hành ngày 20/5/2017) của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nƣớc và khoáng sản; Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT. Đây là những văn bản pháp luật quan trọng quy định những vấn đề có tính chất chung nhất trong xử lý vi phạm hành chính, cũng nhƣ những vấn đề có liên quan đến nguyên tắc, hình thức, biện pháp, thủ tục thẩm quyền… về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trƣờng nói chung và lĩnh vực khoáng sản nói riêng. Vi phạm hành chính về BVMT trong hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng rất đa

dạng, có thể là xả thải chất thải vƣợt quá tiêu chuẩn gây ô nhiễm môi trƣờng nhƣ; nƣớc thải, khí thải, độ ồn..., vi phạm các quy định về đánh giá tác động môi trƣờng, thông tin môi trƣờng, sự cố môi trƣờng... Những hành vi đó phải bị xử phạt hành chính theo các Nghị định của Chính phủ đã ban hành.

Những tồn tại, vƣớng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định 142/2013/NĐ-CP đã đƣợc Nghị định số 33/2017/NĐ-CP sửa đổi, thay thế đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Tuy nhiên, chế tài và mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm về BVMT nói chung, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp khai thác đá nói riêng là chƣa đủ mạnh, chƣa dủ tính răn đe (thậm trí nhiều doanh nghiệp chọn phƣơng án thƣờng xuyên chịu phạt thay vì đầu tƣ đầy đủ hệ thống xử lý chất thải, khói bụi...) trong khi lĩnh vực này thƣờng tiềm ẩn xảy ra điểm nóng, sự cố và thậm trí là thảm họa môi trƣờng và hậu quả là rất nặng nề, thậm trí là khôn lƣờng.

Tại tỉnh Tuyên Quang trong những năm qua tuy chƣa có điểm nóng bức xúc về môi trƣờng nhƣng tình hình ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng mà đồng hành với nó là các vi phạm pháp luật về BVMT vẫn diễn ra khá phổ biến, cụ thể: do nhu cầu vật liệu xây dựng là khá lớn, mặt khác các dự án xây dựng trên địa bàn nhất là các dự án đƣờng giao thông, công trình phúc lợi ở cấp huyện đều có nội dung tận dụng nguyên vật liệu tại địa phƣơng, từ đó nảy sinh nhiều điểm khai thác không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc khai thác ngoài ranh giới cấp phép...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng từ thực tiễn tỉnh tuyên quang (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)