Hoàn thiện quy định về thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm xã hội từ thực tiễn tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 77 - 80)

pháp luật về bảo hiểm xã hội

Theo các quy định hiện hành (Luật BHXH năm 2014, Nghị định số 01/2016/NĐ-CP), tổ chức BHXH có quyền và trách nhiệm tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT. Tuy nhiên, BHXH lại chỉ có chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT, mà không có chức năng thanh

tra, xử lý vi phạm trong việc thực hiện chính sách pháp luật về BHXH, BHYT đối với các tổ chức, cá nhân, đơn vị SDLĐ và các cơ sở khám chữa bệnh (KCB) BHYT. Do đó, BHXH đã gặp khó khăn không nhỏ trong việc tổ chức thực hiện các quy định của chính sách pháp luật về BHXH, BHYT. Quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia BHXH, BHYT, BHTN bị xâm hại không được ngăn chặn hoặc xử lý kịp thời. Hàng năm có hàng trăm nghìn lao động không được hưởng các chế độ BHXH, BHTN, BHYT kịp thời. Mức độ vi phạm không chỉ dừng ở mức độ xử phạt vi phạm hành chính mà trong một số trường hợp đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mặt khác, theo quy định của Luật BHXH, Luật BHYT, các cơ quan thanh tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) và Bộ Y tế (YT) có trách nhiệm thanh tra và phối hợp với tổ chức BHXH để tranh tra, xử phạt đối với các đơn vị vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT. Thế nhưng, trên thực tế, việc thanh tra việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT của các ngành này còn rất hạn chế về số cuộc, số đơn vị được thanh tra và không kịp thời. Nguyên nhân là do số lượng các đơn vị SDLĐ, cơ sở KCB quá lớn, trong khi các Bộ chủ yếu tập trung các nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra theo chức năng của ngành mình nên lực lượng dành cho công tác thanh tra việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT còn mỏng.

Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy, các hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT của người lao động và chủ SDLĐ thời gian qua đều do cơ quan BHXH phát hiện qua công tác kiểm tra. Cho nên, việc xử lý vi phạm mới chỉ dừng ở mức độ phát hiện sai sót, kiến nghị thu hồi và kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước xử lý theo quy định của pháp luật. Còn kết luận sau kiểm tra của cơ quan BHXH không được các đơn vị thực hiện nghiêm túc, nên chưa có tác dụng răn đe, phòng ngừa hành vi vi phạm của các chủ SDLĐ và các cơ sở KCB BHYT. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động thực hiện chế độ, chính sách của cơ quan BHXH.

Cơ quan BHXH đã có cơ cấu tổ chức thanh tra, kiểm tra theo ngành dọc từ Trung ương tới tỉnh, huyện và có đủ đội ngũ cán bộ TTCN đóng BHXH, BHTN, BHYT, kiểm tra đã được đào tạo, bồi dưỡng đầy đủ về nghiệp vụ thanh tra; có chuyên môn, nghiệp vụ về chế độ, chính sách BHXH, BHYT, nhưng lại chưa được giao chức năng TTCN việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT, đặc biệt là thanh tra việc thực hiện hợp đồng KCB BHYT, quản lý chi trả đảm bảo chế độ người lao động ở đơn vị SDLĐ.

Xuất phát từ những hạn chế, bất cập trong thời gian qua và để hạn chế tình trạng lạm dụng, trục lợi chế độ BHXH và bội chi quỹ BHYT như hiện nay, BHXH Việt Nam vừa có kiến nghị Quốc hội cần sửa đổi, bổ sung một số văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan BHXH, nhất là hoàn thiện chính sách, kiện toàn tổ chức bộ máy thực hiện thanh tra ngành BHXH. Cụ thể, đề nghị bổ sung chức năng thanh tra chuyên ngành đầy đủ cho ngành BHXH trong Luật BHXH, trong đó có thanh tra việc thực hiện giải quyết chế độ chính sách BHXH, BHYT.. Đối với Luật BHYT, BHXH Việt Nam đề nghị bổ sung trách nhiệm của cơ quan BHXH trong việc thanh tra chuyên ngành về BHYT, thanh tra việc thực hiện chính sách BHYT, thực hiện hợp đồng KCB BHYT. Đồng thời bổ sung thẩm quyền của cơ quan BHXH trong việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong Chương II Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Đối với Chính phủ, BHXH Việt Nam kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định hướng dẫn về các biện pháp chế tài đối với các cá nhân, tổ chức chậm thực hiện kết luận sau thanh tra và Nghị định xử lý nợ BHXH, BHTN, BHYT kéo dài (không còn khả năng trả nợ) của các đơn vị ngừng hoạt động, thuộc diện giải thể, phá sản, để tháo gỡ, giải quyết chế độ cho người lao động tại các doanh nghiệp này.

Thẩm quyền của tổ chức BHXH về một số hành vi sai phạm chưa được quy định rõ trong các văn bản QPPL nên khó khăn trong thực hiện (Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong

lĩnh vực lao động, BHXH, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực y tế; quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC khi đối tượng vi phạm không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt...).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm xã hội từ thực tiễn tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)