Một là, pháp luật về BHXH còn chưa đồng bộ, chưa phù hợp với thực tế
Các văn bản pháp luật về BHXH còn chưa đồng bộ, chưa phù hợp với thực tế, chậm được triển khai hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý thu BHXH trong giai đoạn hiện tại. Cơ chế, chính sách chưa đầy đủ, hiện tại Luật BHXH, BHYT và các văn bản hướng dẫn Luật BHXH, BHYT chưa quy định cụ thể vấn đề quản lý nợ BHXH, BHYT là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng nợ.
Chưa tiên liệu các trường hợp phức tạp phát sinh trong thực tiễn để có cơ chế xử lý phù hợp. Chẳng hạn, một số DNNN sau cổ phần hóa tuy có quy mô lớn nhưng kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến nợ đọng BHXH kéo dài hoặc một số doanh nghiệp đã đăng ký thành lập nhưng ko có trụ sở giao dịch, hoặc thành lập xong không hoạt động hoặc có đơn vị đăng ký kinh doanh nhưng không có lao động nên không có cơ sở để cơ quan BHXH thực hiện thu BHXH. Một số doanh nghiệp đã đối chiếu đóng BHXH với cơ quan BHXH vẫn còn nợ tiền nhưng nay đã giải thể, phá sản, dừng hoạt động, không còn chủ sở hữu mà chưa có biện pháp giải quyết số nợ này. Do vậy, tình trạng trốn đóng BHXH, nợ đọng tiền BHXH ở các doanh nghiệp vẫn còn nhiều.
Hai là, hạn chế về cơ chế kiểm soát việc đóng, nộp BHXH bắt buộc.
Đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến đóng, nộp BHXH không đúng thời gian, không đúng mức, không đủ hoặc tìm cách lách kẽ hở pháp luật để không phải đóng, nộp.
Việc tuân thủ các quy định của pháp luật BHXH tại nhiều doanh nghiệp dân doanh, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác chưa tốt, biểu hiện ở việc trốn đóng BHXH, đóng không đúng thời gian, không đúng mức hoặc không đủ số người theo quy định; một số đơn vị SDLĐ trích tiền đóng BHXH của NLĐ hàng tháng nhưng không nộp cho cơ quan BHXH trái quy định của pháp luật.
Việc tuân thủ pháp luật về BHXH của phần lớn các doanh nghiệp dân doanh, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác chưa tốt, biểu hiện ở việc trốn đóng BHXH, đóng không đúng thời gian, không đúng mức hoặc không đủ số người theo quy định; một số đơn vị SDLĐ trích tiền đóng BHXH của NLĐ hàng tháng nhưng không nộp cho cơ quan BHXH trái quy định của pháp luật; nhiều doanh nghiệp ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng để đối phó, lách luật hoặc chỉ đăng ký một phần trong tổng số NLĐ phải tham gia BHXH để né tránh việc đóng BHXH.
Theo quy định đối tượng lao động có hợp đồng lao động dưới 3 tháng không thuộc diện tham gia BHXH thì NSDLĐ phải trả tiền BHXH trong tiền lương hoặc tiền công để NLĐ có thể tham gia loại hình BHXH tự nguyện hoặc tự lo về bảo hiểm. Thực tế, NLĐ chưa hiểu biết về loại hình BHXH tự nguyện nên không muốn tham gia, còn việc thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ về BHXH trong tiền lương thì pháp luật chưa kiểm soát được.
Còn tình trạng nhiều doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh không đăng ký lao động với cơ quan lao động địa phương mà không bị xử lý. Điều này cũng cho thấy sự phối hợp hoạt động của một số cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn còn chưa quan tâm đúng mức.
Ba là,hạn chế về chế tài và thẩm quyền xử lý vi phạm về BHXH bắt buộc.
- Các quy định về chế tài xử lý vi phạm chưa đủ mạnh, chưa hợp lý, còn kẽ hở, vô tình tạo điều kiện cho các hành vi vi phạm. Trước hết, pháp luật BHXH vẫn chưa đưa ra được biện pháp chế tài đủ mạnh để răn đe những trường hợp không đóng, trốn đóng, nợ đọng BHXH, chiếm dụng Quỹ BHXH.
Theo Nghị định số 86/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH đã tăng mức xử phạt tối đa lên 30 triệu đồng (theo Nghị định 135/2007/NĐ-CP là 20 triệu đồng). Mặc dù mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH đã được tăng lên theo quy định tại Nghị định số 86/2010/NĐ-CP, song thực tế mức xử phạt này vẫn còn quá thấp, không đủ sức răn đe đối với những doanh nghiệp vị phạm. Đơn vị có nhiều hành vi vi phạm có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép vô thời hạn và bắt buộc phải khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, mức xử phạt này vẫn còn quá nhẹ so với số tiền hàng trăm triệu, hàng tỷ mà các doanh nghiệp phải đóng BHXH, do đó các doanh nghiệp vẫn tiếp tục vi phạm và sẵn sàng nộp tiền phạt hành chính.
Liên bộ LĐ-TB&XH, Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước cũng đã ban hành Thông tư Liên tịch số 03/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-NHNN hướng dẫn thủ tục buộc trích tiền từ tài khoản tiền gửi của NSDLĐ để nộp tiền BHXH chưa đóng, chậm đóng và tiền lãi phát sinh. Ngay cả trong Luật BHXH cũng quy định doanh nghiệp nợ BHXH từ ngày thứ 31 trở đi phải chịu một khoản tiền lãi suất bằng với lãi suất đầu tư của Quỹ BHXH. Tuy nhiên, những văn bản pháp luật trên vẫn không hạn chế được tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH do tính cưỡng chế của pháp luật chưa nghiêm.
- Cơ quan BHXH chưa có thẩm quyền xử phạt các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về BHXH mà sau khi phát hiện chỉ dừng lại ở việc làm văn bản đề nghị các sở, ngành xử lý. Mặt khác, khối lượng công việc của BHXH huyện ngày càng tăng, biên chế chưa được BHXH tỉnh bổ sung dẫn đến việc kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp đóng BHXH và phát hiện vi phạm về BHXH trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, chưa kịp thời.
Bốn là, hạn chế về chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Theo Luật Bảo hiểm xã hội, từ ngày 1/1/2018, người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng gồm: 30% với người
Tuy nhiên, mức hỗ trợ này được cho là chưa đủ hấp dẫn, khuyến khích người lao động tham gia.
Khác với bảo hiểm thương mại và BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện là
một chính sách an sinh xã hội nhằm khuyến khích sự tham gia và hưởng lợi của người lao động khu vực phi chính thức. Đây là một chính sách ưu việt và nhân văn, nhưng đến nay số người tham gia vẫn còn hạn chế.
Theo BHXH Việt Nam, tính đến tháng 6/2019 đã có 420 nghìn người tham gia BHXH tự nguyện, tăng 100 nghìn người so với năm 2018. Mặc dù vậy, con số này còn rất nhỏ nếu so với khoảng 18 triệu lao động trong khu vực phi chính thức hiện nay.
Theo Khoản 2, Điều 4, Luật BHXH 2014, người tham gia BHXH tự nguyện 2019 được hưởng 2 chế độ: Hưu trí và tử tuất. Với các chế độ này, người tham gia có thể bảo đảm cuộc sống cho mình khi không thể tiếp tục làm việc.
Tuy nhiên, có thể thấy, so với chế độ BHXH bắt buộc có tới 5 chế độ, người tham gia BHXH tự nguyện 2019 được hưởng ít quyền lợi hơn, bởi không có chế độ ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động.
Sự khác biệt này tạo ra chênh lệch trong việc đóng - hưởng và giảm tính hấp dẫn của BHXH tự nguyện. Trong khi mức hỗ trợ của Nhà nước cũng chưa thực sự cao để thu hút hơn nữa người lao động tham gia.
Hiện nay, mọi công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.
Cụ thể, mức đóng năm 2019 bằng 22% mức thu nhập do người lao động lựa chọn. Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (700.000 đồng) và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở (27.800.000 đồng). Do đó, mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất là 154.000 đồng/tháng và mức đóng cao nhất là 6.116.000 đồng/tháng.
Trong vòng 20 năm, khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi thì được nhận lương hưu, nếu người lao động đóng 22% trên mức thấp nhất là chuẩn hộ nghèo
hằng tháng thì khi về hưu sẽ được nhận lương hưu mỗi tháng khoảng 400.000 đồng. Tiền lương hưu này cũng được điều chỉnh tăng theo quy định về chính sách tiền lương của Nhà nước.
Chính sách đã rõ ràng, tuy nhiên thu nhập của người lao động khu vực phi chính thức cũng đang là một rào cản đáng kể khi họ muốn tiếp cận BHXH tự nguyện.
Về dài hạn, đây là việc Nhà nước bỏ tiền ra hỗ trợ trước để không phải chi sau khi người dân cao tuổi, bệnh tật. Việc tăng mức hỗ trợ này, nước ta cũng có kinh nghiệm từ thực hiện chính sách BHYT với những thành công lớn, diện bao phủ tăng nhanh.
Bên cạnh việc tăng mức hỗ trợ, cần thiết kế lại chính sách BHXH tự nguyện như: Tích hợp thêm chính sách BHYT để khi người dân tham gia BHXH tự nguyện thì có luôn thẻ BHYT; đồng thời bổ sung thêm chế độ thai sản và ốm đau vào chính sách này để tăng tính hấp dẫn.
Điều này có thể thực hiện được trên nền tảng tăng mức hỗ trợ của Nhà nước cho người tham gia BHXH tự nguyện.
Năm là, hạn chế trong các quy định về quỹ bảo hiểm xã hội
- Pháp luật BHXH chưa có cơ chế quản lý quỹ BHXH một cách chặt chẽ nên tạo ra các kẽ hở cho việc phát sinh các vi phạm liên quan đến quỹ BHXH.
Mức chi trả BHXH phụ thuộc lớn vào sự biến động của nền kinh tế và các chính sách của Nhà nước. Mặt khác, đối tượng thụ hưởng các chế độ BHXH ngày càng đông, đa dạng, phức tạp, việc quản lý đối tượng hưởng các chế độ BHXH gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay có tình trạng làm hồ sơ giả để trục lợi quỹ BHXH, một số cơ sở y tế đã không thực hiện nghiêm túc việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc cho người bệnh, chứng nhận khống cho NLĐ để làm hồ sơ hưởng chế độ BHXH. Bên cạnh đó, một số BHXH huyện thực hiện chưa tốt công tác quản lý chi BHXH cho đối tượng, buông lỏng công tác quản lý, ảnh hưởng đến quỹ BHXH,
một số BHXH huyện quyết toán kinh phí chi BHXH thực hiện còn chưa được chặt chẽ, còn mang tính hình thức, thủ tục chi trả có nhiều nơi còn sơ sài.
- Pháp luật BHXH chưa quy định hợp lý về địa điểm chi trả các chế độ BHXH. Hiện nay, các chế độ BHXH hàng tháng được quy định chi trả tại nơi có hộ khẩu thường trú. Tuy nhiên, nhiều người làm việc hoặc sinh sống xa nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Những người này gặp khó khăn trong việc nhận trợ cấp đồng thời cơ quan BHXH cũng khó khăn trong việc theo dõi, quản lý, chi BHXH cho các đối tượng.
Sáu là, hạn chế trong các quy định về thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Pháp luật về BHXH quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm chưa hợp lý như trên đã nêu, thêm vào đó cán bộ ngành BHXH hạn chế về số lượng, do đó công tác thanh tra, kiểm tra về BHXH gặp nhiều khó khăn.
Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về thực hiện chế độ, chính sách BHXH của Thanh tra Sở LĐ-TB&XH, thanh tra tỉnh kiểm tra các đơn vị trên địa bàn còn hạn chế về số lượng. Trong khi tỉnh có nhiều đơn vị SDLĐ chưa chấp hành nghiêm Luật BHXH, nên vẫn còn tình trạng chưa chấp hành hoặc chấp hành chưa nghiêm pháp luật BHXH. Thậm chí các doanh nghiệp vi phạm đã được cơ quan BHXH đề nghị xử phạt hành chính không được xử lý. Trong khi đó, Công đoàn và cơ quan BHXH có chức năng kiểm tra, giám sát nhưng không có chức năng thanh tra, xử phạt đối với những vi phạm pháp luật BHXH, nên nhiều vụ vi phạm pháp luật BHXH do Công đoàn và BHXH phát hiện nhưng không được xử phạt.
- Quy định cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về BHXH, cơ quan BHXH và Công đoàn thiếu chặt chẽ khiến việc xử lý các vi phạm chậm, thiếu tính răn đe, thiếu kiên quyết, dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật BHXH trở nên phức tạp, dây dưa, kéo dài, tình trạng doanh nghiệp trốn đóng, nợ đọng tiền BHXH kéo dài. Cơ quan BHXH đã nhiều lần báo cáo nhưng chưa được
UBND các cấp quan tâm chỉ đạo, xử lý cụ thể. Nhiều doanh nghiệp vi phạm pháp luật BHXH nhưng vẫn được xét khen thưởng, tôn vinh.
Bảy là, hạn chế trong quy định về tuyên truyền, phổ biến, tập huấn pháp luật BHXH
So với nhiều ngành khác, BHXH là ngành khá mới ở nước ta do vậy, nhiều người am hiểu rất ít về BHXH. Pháp luật BHXH chưa đặt ra các quy định yêu cầu cụ thể về phổ biến, giáo dục pháp luật BHXH cho người dân, tập huấn pháp luật BHXH cho các viên chức BHXH. Do vậy công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn pháp luật BHXH ít được chú trọng và điều này dẫn đến hệ quả nhất định:
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật BHXH triển khai chưa thực sự chuyên sâu, hình thức, biện pháp tuyên truyền chưa đa dạng và chưa được tổ chức thường xuyên, vì vậy, nhận thức của các đối tượng tham gia pháp luật bảo hiểm xã hội về quyền lợi và nghĩa vụ BHXH không đầy đủ. Ý thức tuân thủ pháp luật BHXH của cả NLĐ và NSDLĐ chưa cao.
Một bộ phận NSDLĐ chưa hiểu đúng, chưa thực hiện đúng pháp luật về BHXH, BHTN. Họ là đối tượng chính không tuân thủ pháp luật BHXH. Họ chỉ nghĩ đến lợi nhuận hiện tại mà không nhìn thấy vai trò của việc tham gia BHXH cho NLĐ trong chính sách nhân sự, có ảnh hưởng đến lợi nhuận tiềm năng của doanh nghiệp. Nhiều NSDLĐ có nhận thức về BHXH nhưng vẫn cố tình trốn đóng BHXH hoặc chây ỳ. Phần lớn do NSDLĐ là các doanh nghiệp không có chiến lược kinh doanh bền vững mà chủ yếu là làm ăn theo kiểu “chộp giật” chỉ muốn càng thu được nhiều lợi nhuận hiện tại càng tốt. Cách NSDLĐ thường làm là trốn đóng BHXH để giảm chi phí như không ký kết hợp đồng lao động, hoặc chỉ ký HĐLĐ dưới 3 tháng và một số doanh nghiệp có ký kết HĐLĐ nhưng dây dưa, nợ đọng BHXH.
Tình trạng khó khăn về tài chính của các doanh nghiệp cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc không tuân thủ pháp luật BHXH. Một số NSDLĐ khởi sự kinh doanh vốn ít và còn nhiều khó khăn nên đôi khi lờ đi trách nhiệm
và nghĩa vụ đóng BHXH cho NLĐ. Một số doanh nghiệp có đăng ký tham gia BHXH nhưng không đầy đủ, chỉ tập trung cho số ít NLĐ cần thiết và đóng không đúng với mức lương thực trả cho NLĐ. Một số khác lại đang ở trong tình trạng làm ăn suy yếu, có xu hướng thua lỗ, do đó chây ỳ việc đóng BHXH hoặc chiếm dụng tiền đóng BHXH của NLĐ để tăng vốn làm ăn.
Đối với NLĐ, có không ít trường hợp thực sự không biết mình có quyền được hưởng BHXH và tham gia BHXH. Mặt khác, cũng có một bộ phận NLĐ biết quyền và nghĩa vụ BHXH nhưng lại không hiểu tiền đóng BHXH là một khoản chiết khấu từ lương đảm bảo an sinh xã hội cho chính họ và họ cho rằng số tiền đóng BHXH đó chính là nguyên nhân làm giảm thu nhập hiện tại nên không muốn đóng BHXH. Có những người NLĐ mặc dù thấy lợi ích hiển nhiên của BHXH đối với bản thân và gia đình nhưng vẫn không đóng BHXH. Do chỉ quan tâm đến thu nhập và cuộc sống trước mắt, chưa có ý thức phòng thân, lo xa; một bộ phận nhầm lẫn BHXH với các bảo hiểm thương mại khác, nên thiếu niềm tin vào chính sách BHXH hoài nghi về khoản tiền mà họ đã đóng góp sẽ