Nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm xã hội từ thực tiễn tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 84 - 86)

Nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức thực thi pháp luật BHXH (đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo) là một trong những giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về BHXH.

Một là, chú trọng việc xây dựng đội ngũ công chức, viên chức theo tiêu

phẩm chất đạo đức sa sút không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ; tuyển chọn viên chức có chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của ngành.

Hai là, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng cho từng công chức, viên chức, khắc phục tình trạng thụ động; tăng cường tính gương mẫu và trách nhiệm của công chức, viên chức lãnh đạo trong chỉ đạo, điều hành đơn vị. Gắn việc thực hiện nhiệm vụ được giao với việc đánh giá, phân loại công chức, viên chức hàng quý, hàng năm.

Ba là, bảo hiểm xã hội là một ngành hoạt động nghiệp vụ mang tính

chuyên môn sâu. Nhưng đội ngũ công chức, viên chức hiện tại của BHXH tỉnh chủ yếu được đào tạo về kinh tế, tài chính, xã hội, hầu hết chưa được đào tạo cơ bản nghiệp vụ về BHXH. Do đó, phải xây dựng kế hoạch dài hạn để đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức, nhất là những người trong quy hoạch. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng hoạt động của các đại lý thu, đại lý chi BHXH ở xã, phường, thị trấn.

Bốn là, tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ

Chí inh để xây dựng đội ngũ công chức, viên chức BHXH tỉnh có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong thực thi nhiệm vụ thực hiện pháp luật về BHXH. Xây dựng và thực hiện nghiêm chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử, quy tắc phát ngôn; công chức, viên chức ngành BHXH phải tận tâm, tận lực hết lòng, hết sức phục vụ đối tượng tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH.

Năm là, thực hiện tốt công tác nâng lương thường xuyên, nâng lương

trước thời hạn và các chế độ chính sách khác đối với viên chức BHXH tỉnh; đẩy mạnh các phong trào thi đua, biểu dương khen thưởng kịp thời đối với những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong đơn vị.

Sáu là, nâng cao chất lượng công tác tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả một

cửa, cử viên chức nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt làm nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả một cửa, niêm yết công khai quy

trình, thời gian, thủ tục giải quyết công việc tại bộ phận một cửa ở BHXH các huyện. Xây dựng và triển khai thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế một của liên thông tại BHXH tỉnh và BHXH các huyện, thị xã. Tiếp tục ứng dụng có hiệu quả các chương trình công nghệ thông tin trong quản lý và thực hiện nghiệp vụ thu, quản lý đối tượng tham gia; chương trình quản lý cấp sổ BHXH; quản lý đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, 01 lần; chương trình thẩm định hồ sơ hưởng BHXH; chương trình tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả một cửa; ứng dụng tốt đường truyền dữ liệu thông suốt từ BHXH tỉnh đến BHXH các huyện và ngược lại; quản lý, lưu trữ, bảo mật dữ liệu phục vụ tốt hoạt động của ngành.

Bảy là, bảo đảm trang bị mỗi BHXH huyện, thành phố của tỉnh Vĩnh

Phúc đều có máy chủ, mỗi công chức, viên chức đều có máy tính đủ tiêu chuẩn để thực thi nhiệm vụ; nâng cấp đường truyền dữ liệu nội bộ và thuê riêng đường truyền dữ liệu ngành BHXH đảm bảo thông suốt, phục vụ tốt hoạt động thực hiện pháp luật về BHXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm xã hội từ thực tiễn tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)