Đánh giá chung về QLNN về thuế giá trị gia tăng đối với doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện an biên, tỉnh kiên giang (Trang 70 - 77)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.7. Đánh giá chung về QLNN về thuế giá trị gia tăng đối với doanh

doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại huyện An Biên

2.2.7.1. Kết quả đạt được

Từ những kết quả phân tích trên, có thể đánh giá trong thời gian qua quản lý nhà nước về thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế huyện An Biên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ:

Thứ nhất, thực hiện cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế đối với DNNQD đã từng bước đi vào nề nếp;

Thứ hai, đơn vị tự xây dựng nhiều phần mềm tin học ứng dụng phục vụ cho công tác quản lý thu thuế GTGT mang lại hiệu quả thiết thực;

Thứ ba, triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp luật về thuế, quy trình quản lý thuế và các chủ trương, chính sách thuế GTGT tại địa phương.

2.2.7.2. Hạn chế và nguyên nhân

Hạn chế:

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện An Biên còn có những tồn tại nhất định:

Thứ nhất, mặc dù số thu trên địa bàn đạt tỷ lệ cao, song vẫn còn thất thu ở một số lĩnh vực thuế NQD. Nhìn chung, trình độ hiểu biết về thuế, ý thức chấp hành các luật, pháp lệnh thuế của đại bộ phận nhân dân, kể cả cán bộ, đảng viên trong các cơ quan Nhà nước còn nhiều hạn chế, chưa tạo được dư luận rộng rãi lên án mạnh mẽ các hành vi trốn thuế, gian lận về thuế, thậm chí

còn khá nhiều trường hợp thờ ơ, khuyến khích, đồng tình.

Thứ hai, một số cán bộ quản lý thuế trình độ hiểu biết và thực thi về chính sách thuế còn hạn chế; thái độ và phong cách ứng xử còn một số trường hợp chưa thật tận tuỵ, công tâm, khách quan giữa quyền lợi của nhà nước với quyền lợi của NNT; chưa trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của các đối tượng nộp thuế trong việc thực hiện luật thuế.

Thứ ba, tình trạng trốn lậu thuế, gian lận thuế, nợ đọng thuế còn diễn ra ở nhiều đơn vị kinh doanh, gây thất thu cho ngân sách. Một số doanh nghiệp cố ý tìm mọi thủ đoạn, dưới mọi hình thức gian lận các khoản tiền thuế phải nộp như: kê khai khống để chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT từ ngân sách Nhà nước; một số khác các doanh nghiệp có đơn xin nghỉ kinh doanh, nhưng thực tế vẫn hoạt động, gây thất thoát tiền thuế của nhà nước (đơn xin nghỉ kinh doanh trong trường hợp này thực chất chỉ là hình thức trốn lậu thuế).

Thứ tư, tình hình sử dụng biên lai thu phí ở một số đơn vị còn vi phạm nguyên tắc tài chính như: Viết biên lai còn lỗi nhiều, không ghi rõ họ tên, địa chỉ người nộp tiền dẫn đến việc khó xác minh khi cần thiết; xoá bỏ biên lai không có lý do chính đáng, không đúng quy định; chữa biên lai, chữa ngày tháng, chữa số tiền...

Thứ năm,chất lượng công tác kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về thuế của cơ quan thuế còn hạn chế, chưa phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi gian lận trong việc tính thuế, kê khai thuế, gian lận trong hoàn thuế, miễn giảm thuế. Chức năng và quyền hạn của kiểm tra thuế còn bị bó hẹp, chưa trở thành công cụ có hiệu lực để chống thất thu ngân sách và răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế.

Công tác rà soát tờ khai thuế GTGT còn hạn chế, do việc theo dõi tình hình thu nộp thuế chưa khoa học, nghiệp vụ kế toán còn nhiều hạn chế và chưa phát huy được tinh thần tự chủ, sáng tạo để nắm bắt tình hình kinh doanh thực tế của các doanh nghiệp, chưa chủ động tham mưu đề xuất biện pháp quản lý để ngăn chặn các hiện tượng trốn lậu thuế. Thủ tục đăng ký, thành lập doanh nghiệp còn chưa được thực hiện đúng.

Thứ sáu, Tình trạng doanh nghiệp có số vốn ảo chiếm đa số. Việc quản lý doanh nghiệp sau khi thành lập chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa CQT và Sở Kế hoạch Đầu tư.

Nguyên nhân của tồn tại:

Khách quan:

Thứ nhất, Luật thuế GTGT quy định doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT đầu vào khi có đủ hóa đơn, chứng từ thuế GTGT mua vào theo quy định. Điều này đã tạo điều kiện để một số doanh nghiệp thành lập ra những công ty “ma” chuyên lập bảng kê mua gom hàng hóa sau đó xuất hóa đơn GTGT cho doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu khi xuất hàng sẽ

được hoàn trả toàn bộ thuế GTGT đầu vào và như vậy sau đó một quá trình vòng vèo doanh nghiệp xuất khẩu vẫn được khấu trừ khống đầu vào. Với tình hình hiện nay, ngành thuế khó có thể kiểm soát nổi đồng thời việc thực hiện chế độ sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ mới chỉ là hình thức, chưa đúng theo quy định của pháp lệnh kế toán thống kê (chưa ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh...).

Thứ hai, trong khâu thu nộp thuế GTGT do tâm lý, ý thức chấp hành luật thuế GTGT của người tiêu dùng và các doanh nghiệp từ lâu nhân dân ta đã quen với tập quán mua hàng theo kiểu “giá bán bao gồm cả thuế” người mua không quan tâm đến số thuế mà mình phải trả điều này dẫn đến thái độ thờ ơ của người tiêu dùng trong quá trình thực hiện luật thuế GTGT đòi hỏi phải thay đổi cả một thói quen đã ăn sâu trong mỗi người mua – đối tượng chịu thuế. Đó là thói quen mua hàng không cần hóa đơn chứng từ, sổ sách kế toán.

Thứ ba, trong cơ chế thị trường, mục tiêu phấn đấu của các nhà doanh nghiệp là lợi nhuận. Do đó, họ thường tìm mọi cách để rút bớt chi phí trong đó có phần thuế phải nộp, để đạt được lợi nhuận cao nhất. Do đó, trốn lậu thuế hầu như là vấn đề phổ biến trong các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, có nhiều quy định trong pháp luật thuế quá chặt chẽ mà họ khó thi hành đúng đắn, đồng thời lại có những sơ sài, đại khái, tạo sơ hở cho việc lợi dụng “lách thuế”, tránh thuế, trốn lậu thuế. Vấn đề cần quan tâm là đồng thời với việc nâng cao dân trí và nghĩa vụ công dân đối với thuế GTGT, cần có chế độ chính sách, biện pháp quản lý, dễ làm, dễ kiểm tra, vừa chặt chẽ, mang tính khả thi tạo điều kiện nắm hết các cơ sở kinh doanh, lợi tức, thu nhập tính thuế, vừa không gây phiền hàm nhũng nhiễu đối với cơ sở kinh doanh. Đặc biệt vẫn còn nhiều NNT chưa xây dựng được nếp “sống và làm việc theo pháp luật”, thiếu ý thức tự nguyện, tự giác chấp hành nghĩa vụ

kê khai, nộp thuế đúng quy định. Nhiều đối tượng thường tìm và lợi dụng kẽ hở của pháp luật, những sơ hở về chính sách, chế độ, sự yếu kém trong công tác quản lý của cán bộ thuế để đạt được lợi nhuận bất chính. Hầu như đối với các cơ sở kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, nếu không có ai theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở, xử lý thì rất ít cơ sở kinh doanh chịu kê khai nộp thuế đúng, đủ, kịp thời.

Thứ tư, trong công tác kiểm tra do nhận thức của các DNNQD về nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước vẫn còn hạn chế. Vì vậy các NNT vẫn tìm cách trốn tránh khi có cán bộ thuế đến kiểm tra.

Thứ năm, giữa các cơ quan, ban ngành chức năng như quản lý thịtrường, công an,… chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý NNT, quản lý căn cứ tính thuế, thu hồi nợ đọng cũng như chưa thực hiện các hình thức xử phạt nghiêm minh. Ngoài ra do chính sách thuế GTGT chưa ổn định, còn đang trong quá trình hoàn thiện nên tạo ra nhiều kẽ hở để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trốn thuế, lậu thuế.

Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, do năng lực cán bộ công chức ngành thuế còn non kém, chưa được đào tạo cơ bản. Công tác kiểm tra của Chi cục chưa thường xuyên, kịp thời để uốn nắn sai sót dẫn đến việc thực hiện luật thuế GTGT còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ công nhân viên chức có trình độ ngoại ngữ còn rất thấp, vì vậy đã làm giảm hiệu quả trong công tác kiểm tra các đối tượng nước ngoài, liên doanh trên địa bàn. Tổ chức bộ máy tuy đã được tăng cường về chất lượng, nhưng trình độ nghiệp vụ và kiến thức về kế toán, kiểm toán, tác phong của một số cán bộ thuế còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý ngày càng cao trong tình hình hoạt động kinh doanh có nhiều mặt hàng đa dạng, phức tạp. Sự kết hợp giữa các tổ, đội thuế chưa thật sự đồng bộ, còn có

hiện tượng việc ai nấy làm, chưa thường xuyên kết hợp với các đội thuế phường để kiểm tra, khảo sát tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, đặc biệt là tổ kiểm tra trong việc kiểm tra xử lý các đơn vị kinh doanh trốn thuế, vi phạm pháp luật thuế. Nhiều khi cán bộ thuế còn ngại khó, ngại va chạm với các doanh nghiệp, làm việc một cách thụ động, chỉ quan tâm tới các đơn vị đã hoạt động từ trước còn những cơ sở mới phát sinh lại thờ ơ hoặc có làm nhưng chỉ qua loa.

Thứ hai, trong khâu hoàn thuế GTGT, do các DNNQD được thành lập trên địa bàn ngày càng nhiều, nhất là khi có luật doanh nghiệp mới nên việc xử lý hoàn thuế GTGT gặp rất nhiều khó khăn do bộ máy trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra.

Thứ ba, thất thu trong công tác kiểm tra do đội ngũ cán bộ còn quá mỏng trong khi đó đối tượng cần kiểm tra ngày càng nhiều. Công tác kiểm tra thuế GTGT chưa được tiến hành thường xuyên gắn với việc xử lý nghiêm minh các vi phạm nhằm phát huy được tác dụng giáo dục, răn đe, nâng cao dân trí về nghĩa vụ công dân đối với thuế GTGT. Không ít trường hợp đơn vị kinh doanh có vi phạm lớn về thuế GTGT nhưng không được các cơ quan chức năng phối hợp tích cực với CQT lập hồ sơ, xử lý kịp thời để phát huy tác dụng ngăn chặn vi phạm.

Thứ tư, công tác xử lý vi phạm cưỡng chế về thuế nhất là thuế GTGT còn chưa đủ liều lượng cần thiết, do đó, chưa thúc đẩy được tinh thần tự giác của các NNT về nghĩa vụ của mình. Để xảy ra tình hình trên một phần là do CQT, mà ở đây là Chi cục thuế huyện An Biên chưa chủ động; mặt khác là do các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân chưa nhận thức rõ, đầy đủ vai trò và trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ thu ngân sách.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trên cơ sở khung lý thuyết ở chương 1, chương 2 đi sâu phân tích thực trạng thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hoạt động quản lý nhà nước đối với thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang.

Chương 2 cũng đi sâu phân tích, đánh giá những kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước về thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh thời gian vừa qua, đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế này, đây là cơ sở để đề xuất các giải pháp hoàn thiện ở chương 3.

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN AN BIÊN, TỈNH

KIÊN GIANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện an biên, tỉnh kiên giang (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)