7. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Quản lý chặt chẽ doanh nghiệp đăng ký thuế, kê khai thuế và hóa
hóa đơn chứng từ
Chi cục thuế bằng nhiều hình thức, biện pháp phải phối hợp thường xuyên hơn nữa, chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan chức năng, với chính quyền các xã, thị trấn soát xét tất cả các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh để đưa vào diện quản lý thuế, tránh tình trạng bỏ sót. Cần xây dựng quy chế phối hợp trao đổi thông tin giữa cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
(sở Kế hoạch đầu tư) - Cơ quan cấp đăng ký mẫu dấu của DN (cơ quan Công an) - Cơ quan Thuế, nhằm nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng và chính xác tình trạng các DN.
Theo đó, khi cấp mã số thuế cho DN, cơ quan thuế phải tổ chức tuyên truyền chính sách thuế, hỗ trợ tư vấn thuế cho người đại diện theo pháp luật của DN. Nếu DN kê khai thuế chậm thì sẽ thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống giáo dục, cơ quan quản lý thu và dưới nhiều hình thức phong phú để tuyên truyền, giáo dục NNT, giúp họ hiểu biết đầy đủ các chính sách thuế, trách nhiệm pháp luật để nâng cao ý thức tự giác, chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn kịp thời, đầy đủ các thủ tục kê khai, tính thuế, lập hồ sơ miễn giảm thuế, quyết toán thuế và nộp thuế vào NSNN để NNT tự giác thực hiện tốt các nghĩa vụ thuế với Nhà nước, giảm thiểu các sai sót do không hiểu biết gây ra.
Lập bộ hồ sơ quản lý thuế đối với doanh nghiệp hàng tháng, quý, năm theo các tiêu chí rõ ràng về doanh thu, chi phí, số thuế kê khai phải nộp, số thuế đã nộp. Trong quá trình thực hiện quản lý kê khai, tính thuế đối với các DN, phải loại trừ thuế GTGT đầu vào đối với các hoá đơn kê khai quá thời gian quy định, các hoá đơn tẩy xoá, không ghi mã số thuế...Tính thêm thuế GTGT đầu ra đối với các trường hợp hoá đơn ghi thuế suất thấp hơn quy định, hoặc chỉ ghi giảm phí... để nhằm phát hiện các gian lận trong kê khai thuế GTGT của DN. Quản lý hoá đơn chứng từ trong mua bán HHDV là một nhân tố quan trọng để CQT quản lý được doanh thu, chi phí, các loại thuế. Điều này đòi hỏi ngành thuế phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích người tiêu dùng khi mua hàng phải có hoá đơn bán hàng, có biện pháp kiên quyết với những đối tượng có hành vi khi bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ mà không cấp hoá đơn cho người mua hàng, hoặc mua với giá trị lớn nhưng ghi
hoá đơn với giá trị thấp hơn nhằm mục đích trốn thuế. Việc kiểm tra, xác minh, đối chiếu hoá đơn cần được CQT quan tâm, thường xuyên, đặc biệt là việc lưu hành hoá đơn giữa tỉnh này với tỉnh khác. Trường hợp đột xuất khi có phát sinh thuế đầu vào lớn thì CQT phải kịp thời đối chiếu xác minh hoá đơn giữa đối tượng mua và đối tượng bán. CQT cần xử phạt ngiêm minh đối với những đối tượng ghi không đúng, không đủ, sai lệch các tiêu chí trên hoá đơn.
Các bộ phận có liên quan đến kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế của DN cần có kế hoạch cụ thể, kiểm tra đột xuất, bất ngờ đặc biệt là về việc kiểm tra kê khai, tính thuế tại doanh nghiệp việc thực hiện chế độ hoá đơn chứng từ thuế tại doanh nghiệp, để có biện pháp uốn nắn, hướng dẫn cho doanh nghiệp chấp hành đúng chế độ hoá đơn chứng từ theo luật định. Giải pháp cho vấn đề này, CQT cần phải phối hợp với các cơ quan pháp luật để kiểm tra, phát hiện và xử lý, nghiêm các trường hợp vi phạm về chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn, yêu cầu các doanh nghiệp phải tự kiểm tra nội bộ, mua bán HHDV phải ghi rõ tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán. Đề ra lộ trình cho các DN trong giao dịch, mua bán bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng, các tổ chức tín dụng.
Cơ quan thuế cần đẩy mạnh triển khai công nghệ tin học vào tất cả các khâu quản lý thuế và đặc biệt là quản lý NNT, khai thuế, tính thuế, cần khuyến khích thực hiện việc kê khai thuế qua mạng thông tin điện tử nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho NNT.