Quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế GTGT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện an biên, tỉnh kiên giang (Trang 57 - 65)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.4. Quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế GTGT

2.2.3.1. Quản lý đăng ký thuế đối với DN-NQD

Quản lý đăng ký thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhằm mục đích quản lý người nộp thuế. Kiên Giang là một trong những tỉnh đầu tiên thực hiện cơ chế một cửa liên thông về thủ tục đăng ký thành lập, đăng ký mẫu dấu và đăng ký thuế đối với DN. Các tổ chức, cá nhân khi thành lập DN chỉ nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký mẫu dấu và đăng ký thuế tại duy nhất một nơi tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang. Từ năm 2010 trở đi, mã số thuế của DN mới thành lập cũng chính là mã số DN (hay còn gọi là số đăng ký kinh doanh).

Thông qua công tác này CQT nắm được người nộp thuế, các chỉ tiêu kinh tế, tài chính cơ bản của người nộp thuế, từ đó có thể quản lý thu thuế một cách có hiệu quả trong công tác quản lý thu thuế GTGT và khấu trừ thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Qua cơ chế “một cửa liên thông”, CQT phối hợp với Sở kế hoạch đầu tư và Ủy ban huyện trên cơ sở đăng ký kinh doanh của các đối tượng sản xuất kinh doanh CQT tiến hành đăng ký NNT và trên cơ sở đó tiến hành quản lý và thu thuế đối với đối tượng này. Tất cả dữ liệu về NNT tại Chi cục thuế huyện An Biên đều được quản lý bằng mạng vi tính. Theo phương pháp này, trong phạm vi cả nước, mỗi NNT được gắn một mã số duy nhất, mọi thông tin về NNT được nạp vào máy với một file riêng với tên file là mã số của NNT. Đây là phương thức quản lý hiện đại hiện đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Căn cứ vào Luật thuế và quy trình quản lý thu thuế thì bất kỳ một sắc thuế nào, đối với đối tượng kinh doanh nào, muốn thu được thuế thì trước hết phải xác định được NNT. Đối với thuế GTGT cũng phải xác định đối tượng nào thuộc diện quản lý của thuế GTGT. Quản lý NNT là khâu đầu tiên của quá trình quản lý thu thuế, quản lý NNT tốt sẽ tạo tiền đề định hướng

cho quản lý doanh thu tính thuế, chi phí hợp lý, hợp lệ trong việc xác định thu nhập chịu thuế.

Các doanh nghiệp do Chi cục thuế huyện An Biên quản lý khối DNNQD bao gồm: Công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã. Mặc dù việc đăng ký và quản lý cấp MST ở huyện An Biên được thực hiện đúng quy trình nhưng thực tế số DN đang quản lý và số DN đang hoạt động vẫn có sự chênh lệch. Tính đến ngày 31/12/2016 Đội kê khai thuế thuộc Chi cục thuế huyện An Biên quản lý tổng số 138 DNNQD, trong đó đang hoạt động là 132 đơn vị, tạm nghỉ kinh doanh với các lý do khác nhau là 4 đơn vị và ngừng hoạt động là 2 đơn vị [6].

Trong năm 2016, công tác quản lý doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến, đội kiểm tra thuế chỉ đạo từng cán bộ quản lý theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của từng đối tượng để nắm được quy mô sản xuất, kinh doanh của từng doanh nghiệp, rồi đề ra các biện pháp quản lý phù hợp. Đó chính là tinh thần trách nhiệm của các cán bộ Chi cục thuế nói chung, mà đặc biệt là cán bộ của đội kiểm tra đã bám sát, theo dõi được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn, không để sót, chậm quản lý đối với các doanh nghiệp mới thành lập; các doanh nghiệp mới phát sinh đều được hướng dẫn, đôn đốc kê khai, nộp thuế kịp thời; đối với những đối tượng có đơn nghỉ kinh doanh cũng được tăng cường kiểm tra quản lý.

Ngành thuế đã phối hợp với các cơ quan cấp đăng ký kinh doanh để cấp MST đúng hạn, đã kiểm tra để quản lý các cơ sở kinh doanh ngưng, nghỉ, giải thể di chuyển địa bàn; những doanh nghiệp nghỉ kinh doanh mà không thông báo cho cơ quan thuế; hoặc đã có đơn xin nghỉ nhưng trên thực tế vẫn hoạt động sản xuất kinh doanh; phát hiện những cơ sở thực tế kinh doanh nhưng không đăng ký kinh doanh để đưa vào diện quản lý thuế, thống kê, đối chiếu đối tượng kinh doanh đã cấp mã số thuế và số đối

tượng thực tế đang quản lý thuế để có biện pháp xử lý như đóng mã số thuế v.v.. nhằm quản lý chặt chẽ và đúng thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của NNT nhằm chống thất thu thuế cho NSNN.

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu quản lý kinh tế, các doanh nghiệp được quyền tự chủ kinh doanh theo những ngành nghề được pháp luật cho phép. Do đó, lĩnh vực hoạt động của các DNNQD trên địa bàn rất đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, việc nắm bắt thông tin về ngành nghề kinh doanh tại chi cục thuế hiện còn chưa được tốt, vẫn còn hiện tượng che dấu ngành nghề kinh doanh, điều này đi đôi với việc che dấu doanh thu để trốn thuế. Thực trạng này diễn ra ở hầu hết các DN trên địa bàn. Nguyên nhân là do:

Thứ nhất, ngành nghề kinh doanh thì đa dạng như vậy trong khi lực lượng cán bộ quản lý thuế còn quá mỏng. Mặt khác, mọi sự liên hệ giữa CQT và DN hầu hết đều qua điện thoại, cán bộ thuế ít có điều kiện xuống địa bàn kiểm tra. Bên cạnh đó, sự kết hợp giữa các ban ngành như: Sở Kế hoạch-Đầu tư, UBND còn thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ.

Thứ hai, theo quy định hiện nay, khi thành lập DN đăng ký kinh doanh và khi có sự thay đổi ngành nghề thì khai báo với Sở kế hoạch-đầu tư, còn CQT không trực tiếp quản lý ngành nghề kinh doanh của DN. Do vậy, mọi thông tin về ngành nghề kinh doanh thường chậm hơn so với yêu cầu quản lý.

2.2.3.2. Quản lý kê khai thuế GTGT của DN-NQD

Sau khi Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành, ý thức tự giác trong kê khai, nộp tờ khai của NNT đã được nâng cao hơn; theo đánh giá của ngành thuế Huyện An Biên, số doanh nghiệp kê khai và nộp tờ khai đúng thời hạn quy định lên tới 97% so với trước đây chỉ đạt từ 60% đến 65%. Xác định công tác kê khai và kế toán thuế là một nội dung quan trọng trong quản lý thuế, là nguồn dữ liệu đầu vào để xác định, theo dõi và quản lý thu ngân sách thông qua việc quản lý số lượng NNT, các tờ khai thuế hàng tháng, chứng từ

thu, nộp ngân sách,... Chi cục đã tập trung chỉ đạo triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin như sử dụng tờ khai mã vạch hai chiều trong kê khai thuế hàng tháng, kết nối thông tin nộp thuế với kho bạc, kê khai thuế điện tử, kết nối với cơ quan cấp giấy phép kinh doanh để quản lý số lượng NNT,... Đến nay dự án kê khai thuế qua mạng đã triển khai đã triển khai rộng rãi trong năm 2015, 2016 và tiếp tục ở giai đoạn tiếp theo. Công tác ứng dụng CNTT giúp số liệu chính xác hơn, tăng năng suất lao động, giải phóng nhân lực để bố trí vào các bộ phận khác. Công tác quản lý, giám sát kê khai thuế ngày càng kịp thời và tạo được những chuyển biến tích cực. Số lượng tờ khai phải nộp, đã nộp, nộp đúng hạn đã tăng lên cả về mặt số lượng và chất lượng thể hiện ý thức chấp hành kê khai thuế của NNT đã tăng lên rõ rệt. Đặc biệt là thuế GTGT là loại thuế có số lượng tờ khai tương đối lớn, việc khai và nộp tờ khai thuế GTGT đúng hạn, ít sai sót đảm bảo khả năng huy động vào nguồn thu lớn vào NSNN. Số lượng NNT phải nộp tờ khai của cả chi cục tăng bình quân 5%/năm; Số NNT đã nộp tờ khai thuế tăng 10%/năm; Số tờ khai thuế nộp đúng hạn tăng 9%/năm; Số NNT không nộp tờ khai thuế giảm 20%/năm; Tỷ lệ tờ khai lỗi bình quân mỗi năm giảm 5%/năm [6].

Quản lý tờ khai thuế GTGT là quản lý về thời gian nộp tờ khai và chất lượng tờ khai.

* Thời gian nộp tờ khai: Nhìn chung các DNNQD thuộc quản lý của Chi cục thuế huyện An Biên đều nộp tờ khai đúng thời gian, đúng mẫu quy định của Luật thuế GTGT. Việc kê khai các dữ liệu trên các mẫu biểu cơ bản là đúng thuế suất, đúng nội dung, song vẫn còn một số doanh nghiệp khi kê khai chưa đúng mẫu, một số doanh nghiệp mới đăng ký thuế chưa nắm rõ thời gian phải nộp tờ khai thuế, do vậy khi cán bộ quản lý đôn đốc mới nộp.

* Chất lượng tờ khai thuế GTGT: Các doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện đã kê khai số thuế phải nộp theo hoá đơn đúng quy định nhưng chưa

sát với tình hình thực tế kinh doanh, chủ yếu là các doanh nghiệp xăng dầu, sắt thép, dịch vụ ăn uống đã được cán bộ quản lý đôn đốc, nhắc nhở, nhưng việc kê khai doanh số bán cho người mua không ghi hoá đơn vẫn còn tồn tại, chưa chuyển biến nhiều.

Bảng 2.4: Quản lý tờ khai thuế giá trị gia tăng đối với DN NQD của chi cục thuế huyện An Biên từ tháng 12/2014 đến tháng 12/2016

Số đơn vị Số đơn vị Số phát sinh Số phát sinh

Loại hình giảm thuế tăng thuế

STT phải nộp đã nộp DN GTGT (-) GTGT (+) 2014 2016 2014 2016 2014 2016 2014 2016 1 DNTN 20 30 19 30 8 7 12 23 2 Cty TNHH 72 80 70 79 20 18 52 62 3 Cty cổ phần 10 20 9 20 4 4 6 16 4 HTX 6 8 5 5 2 2 4 6 Tổng 108 138 103 137 34 31 74 107

“Nguồn: Chi cục thuế huyện An Biên”

Qua số liệu bảng 2.4 có thể nhận thấy: số lượng doanh nghiệp nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng tháng 12/2016 cao hơn so với cùng kỳ năm 2014, đảm bảo thời gian cũng tốt hơn, tuy nhiên về chất lượng tờ khai vẫn phát sinh âm (-) vẫn còn khá cao. Nguyên nhân là:

Thứ nhất, trình độ thiếu hiểu biết, thiếu ý thức chấp hành luật thuế GTGT của NNT; cố tình kê khai hoặc để ngoài những khoản thu nhập làm tăng doanh số kê khai với mục đích nhằm làm giảm số thuế GTGT đầu ra, tăng số thuế GTGT đầu vào.

Thứ hai, là tình trạng nền kinh tế nước ta chưa đủ phát triển để khách hàng khi mua hàng hoá đều có ý thức lấy hoá đơn, chứng từ.

Thứ ba, với số lượng cán bộ quản lý là rất ít so với số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, trình độ nghiệp vụ thực tế chưa thật sự cao, còn ngại đấu tranh với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng tờ khai thuế.

Việc áp dụng cơ chế tự khai - tự nộp đã đề cao được sự chủ động cũng như sự tự chịu trách nhiệm của NNT trong việc kê khai, tính thuế. Tuy nhiên, về phía NNT, phải nắm vững các quy định về thuế suất, cách xác định số thuế phải nộp, các hồ sơ, chứng từ cần thiết làm cơ sở để xác định nghĩa vụ thuế như các điều kiện miễn, giảm thuế, hoàn thuế...Lợi ích của việc áp dụng cơ chế này làm khối lượng công việc của các cán bộ thuế có phần giảm bớt, NNT tự giác hơn, chủ động hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình và điều quan trọng nhất là thiết lập được niềm tin giữa NNT đối với cơ quan thuế trong quản lý thuế. NNT phải kê khai mọi chỉ tiêu, nội dung về thuế GTGT có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh phát sinh như: thuế GTGT đầu vào, thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, số thuế GTGT được hoàn trả, thuế GTGT kỳ trước chuyển sang... Đây là những đòi hỏi khách quan, tuy nhiên là thách thức không nhỏ đối với DN kê khai thuế và cán bộ thuế khi nhận tờ khai để kiểm tra. Nhìn chung công tác quản lý kê khai thuế để xác định số thuế GTGT phải nộp là một vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi cán bộ thuế phải thường xuyên trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, sử dụng thành thạo máy tính. Bên cạnh đó cũng cần đi sâu năm bắt tình hình thực tế để nhanh chóng phát hiện và ngăn ngừa.

2.2.3.3. Quản lý thu nộp thuế GTGT của DN-NQD

Hàng năm số thu về thuế GTGT đóng góp vào NSNN ngày càng tăng, góp phần ổn định thu chi, hạn chế phần nào thu nộp ngân sách đảm bảo cho nhà nước thực hiện được chức năng quản lý của mình. Các doanh nghiệp mua sắm tài sản cố định có thuế GTGT đều được khấu trừ hoặc hoàn thuế. Bước đầu thực hiện hiện đại hoá công tác quản lý thu có hiệu quả. Nổi bật là việc

triển khai thành công ứng dụng công nghệ tin học vào công tác đăng ký cấp mã số thuế và hệ thống quản lý thuế GTGT. Các mạng máy tính tại chi cục thuế đã có tác dụng tốt trong việc phối hợp xử lý thông tin giữa các bộ phận quản lý thu để kịp thời tính thuế, tính nợ, tính phạt và cung cấp thông tin về các đối tượng cần kiểm tra thuế.

Bảng 2.5: Số thuế giá trị gia tăng thu nộp NSNN giai đoạn 2012 – 2016 của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại huyện An Biên

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu thống kê 2012 2013 2014 2015 2016

Thu các doanh nghiệp ngoài

62 73 71,3 86,5 91,69 quốc doanh

Thuế giá trị gia tăng 35,6 38,9 39,5 45,6 47,3 Các loại thuế khác 26,4 34,1 31,8 40,9 44,36 Thuế giá trị gia tăng/tổng thu

57,41 53,28 55,4 52,7 51,58 từ DN ngoài quốc doanh (%)

“Nguồn: Chi cục thuế huyện An Biên”

Từ bảng 2.5 cho thấy bình quân chung giai đoạn 2012 - 2016, thuế GTGT chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số thuế thu được từ doanh nghiêp ngoài quốc doanh (trên 53%) các loại thuế còn lại chiếm dưới 50% trong tổng số thu thuế từ DN-NQD của huyện, điều đó cho thấy vai trò của thuế giá trị gia tăng và kết quả đạt được đáng khích lệ của công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh của chi cục thuế huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang.

Thực trạng chấp hành nộp thuế GTGT đúng hạn của DN-NQD trên địa bàn huyện cũng là một vấn đề đáng được quan tâm. Bên cạnh những DN chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế đúng hạn, vẫn còn nhiều trường hợp dây dưa, chạy

để trốn thuế nợ... gây khó khăn cho công tác quản lý, theo dõi và đôn đốc thu nợ thuế của cơ quan thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện an biên, tỉnh kiên giang (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)