7. Kết cấu của luận văn
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
An Biên là một huyện tỉnh Kiên Giang (trước đó là tỉnh Rạch Giá), nằm ở phía đông của tỉnh Kiên Giang, phía bắc trông ra vịnh Thái Lan, phía đông giáp các huyện Châu Thành, Gò Quao, phía nam giáp huyện U Minh
Thượng, phía tây nam giáp huyện An Minh.
Diện tích hơn 400km2, dân số khoảng 130.000 người, trong đó hộ gia đình chính sách chiếm hơn 10%, huyện có 8 xã và một thị trấn. Ngày 13/1/1986, tách 11 xã: Thuận Hòa, Nam Hòa, Đông Hòa, Tân Hòa, Tân Thạnh, Đông Thạnh, Ngọc Hưng, Đông Hưng, Tân Hưng, Vân Khánh và Khánh Vân, với diện tích tự nhiên 55.824 ha và 77.302 người, và thành lập huyện mới An Minh. Hiện nay, Huyện An Biên còn lại thị trấn Thứ Ba và 12 xã: Hòa Yên, Nam Yên, Tây Yên, Thuận Yên, Hưng Yên, Đông Yên, Thạch Yên, Vĩnh Yên, Bắc Thái, Trung Thái, Nam Thái và Đông Thái.
Chính phủ ban hành Nghị định 23-CP, ngày 18/3/1997 thành lập xã Nam Thái A từ diện tích và dân số xã Nam Thái; thành lập xã Tây Yên A từ diện tích tự nhiên và dân số của xã Tây Yên. Chính phủ ban hành Nghị định 11/2004/NĐ-CP ngày 8/1/2004, thành lập xã Thạch Yên A diện tích tự nhiên dân số xã Thạch Yên. Huyện An Biên năm 2004 có 11 đơn vị hành chính gồm thị trấn Thứ Ba và 10 xã là: Tây Yên, Tây Yên A, Hưng Yên, Nam Yên, Nam Thái A, Nam Thái, Đông Yên, Đông Thái,Thạch Yên A,Thạch Yên. Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 58/2007/NĐ-CP năm 2007,tách 2 xã Thạch Yên và Thạch Yên A, nhập với một số xã của 2 huyện Vĩnh Thuận
và An Minh và thành lập huyện U Minh Thượng. Sau khi điều chỉnh, huyện An Biên có 9 đơn vị hành chính trực thuộc và duy trì cho đến nay với diện tích tự nhiên là 40.029 ha và 129 ngàn người [6].
Mức tăng trưởng GDP bình quân trên 11%/năm, tổng sản lượng lương thực bình quân của huyện mỗi vụ ước tính trên 68.000 tấn. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được quan tâm [6].