Nội dung quản lý nhà nước về thuế giá trị gia tăng đối với doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện an biên, tỉnh kiên giang (Trang 33 - 39)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về thuế giá trị gia tăng đối với doanh

nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn cấp huyện

Theo luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn thi hành, thì nội dung quản lý nhà nước đối với thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tập trung trên địa bàn cấp huyện vào các vấn đề cơ bản sau:

1.2.2.1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thuế giá trị gia tăng

Theo quy định hiện nay, việc quản lý thu ngân sách nhà nước trước hết phải tuân thủ Luật NSNN, các Luật thuế các văn bản hướng dẫn thi hành các luật này, các Luật, các văn bản khác được ban hành, quy định các vấn đề cụ thể liên quan đến thu ngân sách.

Căn cứ vào chỉ thị của UBND cấp tỉnh, hướng dẫn của Sở Tài chính; Căn cứ vào chủ trương của Ban thường vụ huyện ủy, Nghị quyết HĐND cấp huyện, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán thu ngân sách của các đơn vị, phòng ban, các xã, phường. Phòng tài chính - Kế hoạch huyện phối hợp với Chi cục thuế huyện tổng hợp dự toán ngân sách thị để UBND huyện, báo cáo UBND tỉnh và các ngành chức năng.

Căn cứ dự toán tỉnh giao, phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp với chi cục thuế tham mưu cho UBND huyện lập dự toán ngân sách huyện và thẩm định, thống nhất giao dự toán ngân sách cho các xã, phường, các cơ quan đơn vị thuộc Huyện quản lý để UBND huyện trình HĐND huyện (đối với các huyện thí điểm bỏ HĐND huyện thì trình lên HĐND cấp tỉnh) quyết định phê chuẩn.

1.2.2.2. Bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực quản lý thuế giá trị gia tăng

Ngân sách địa phương chịu trách nhiệm quản lý thu NSNN trên địa bàn và chi NSNN địa phương. HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền địa

phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của nỗi cấp trên địa bàn.

Ngân sách cấp huyện, do chính quyền cấp huyện tổ chức thực hiện quản lý thu, chi theo quy định phân cấp của tỉnh nhằm khai thác tốt nguồn thu để đảm bảo nhiệm vụ chi ngân sách cấp mình.

Ngân sách cấp xã, phường do chính quyền cấp xã phường tổ chức thực hiện theo quy định của cấp huyện nhằm đảm bảo các nhiệm vụ phát sinh trên địa bàn địa phương mình quản lý.

Tổ chức bộ máy quản lý thuế GTGT cấp Chi cục thuế bao gồm các bộ phận như: Lãnh đạo Chi cục thuế; Các đội quản lý thu; Đội KK-KTT-TH; Đội TT-TH; Đội kiểm tra thuế; đội NVT; đội quản lý ấn chỉ. Tuy nhiên tuỳ điều kiện cụ thể của từng địa phương mà mỗi Chi cục thuế có thể có hoặc không có đội TT-TH, còn các đội khác thì bắt buộc phải có, khi đó đội KK-KTT-TH sẽ đảm nhận cả công việc của đội TT-TH. Mỗi bộ phận có những chức năng, nhiệm vụ riêng trong công tác quản lý thuế GTGT.

1.2.2.3. Quản lý đăng ký thuế, khai thuế và nộp thuế giá trị gia tăng Thứ nhất, quản lý đăng ký thuế

Việc kê khai đăng ký thuế là thủ tục đầu tiên mà cơ sở kinh doanh phải thực hiện theo Luật Quản lý thuế. Đăng ký thuế là việc người nộp thuế kê khai những thông tin của người nộp thuế theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế để bắt đầu thực hiện nghĩa vụ về thuế với Nhà nước theo các qui định của pháp luật.

Thông qua việc quản lý đăng ký thuế mà cơ quan thuế (CQT) có thể thu thập và lưu giữ thông tin về người nộp thuế (NNT) để có cách quản lý phù hợp. Khi DN được cấp đăng ký kinh doanh cùng với đăng ký thuế cũng là lúc CQT thực hiện phân cấp doanh nghiệp về cục hoặc chi cục quản lý. Trong quá trình hoạt động nếu DN có thay đổi trạng thái thì CQT cũng sẽ phối hợp

chặt chẽ với cơ quan cấp đăng ký kinh doanh (ĐKKD), với chính quyền địa phương để nắm bắt tình hình cụ thể về hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn, từ đó sẽ xử lý trên dữ liệu tại cơ quan thuế.

Thứ hai, Quản lý kê khai thuếGTGT

Hàng tháng, DN căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) hàng hóa dịch vụ (HHDV) tự kê khai giá trị hàng hóa dịch vụ (HHDV) bán ra, giá trị HHDV mua vào và tự tính số thuế GTGT phải nộp theo mẫu quy định sau đó nộp tờ khai cho cơ quan thuế (CQT) trực tiếp quản lý chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo. Trường hợp không phát sinh thuế đầu ra, đầu vào cơ sở kinh doanh vẫn phải kê khai đầy đủ và chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai. CQT cần kiểm tra những nội dung sau: Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, hồ sơ khai thuế phải theo đúng biều mẫu quy định, khai đúng thuế suất và nội dung các nghiệp vụ phát sinh. Trong trường hợp CQT kiểm tra phát hiện việc kê khai chưa đúng thực tế thì có quyền ấn định số thuế GTGT phải nộp.

Cơ sở kinh doanh buôn chuyến phải kê khai và nộp thuế GTGT theo từng chuyến hàng với CQT nơi mua hàng trước khi vận chuyển hàng đi. Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hóa dịch vụ (HHDV) có mức thuế suất thuế GTGT khác nhau thì phải kê khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại HHDV. Nếu Cơ sở kinh doanh không xác định được từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của HHDV mà cơ sở có sản xuất kinh doanh.

Điều quan trọng với việc quản lý khai thuế là NNT phải nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn cho cơ quan thuế , người nộp thuế (NNT) hiểu các quy định liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế GTGT và tính đúng số thuế phải nộp. Muốn vậy, ngoài việc NNT chủ động, tự giác khai báo và thực hiện đúng trách nhiệm của mình, vai trò của CQT cũng hết sức quan trọng. Thông qua

công tác tuyên truyền hỗ trợ, CQT giúp NNT nắm bắt cách quy định tốt hơn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho NNT thực hiện khai đúng, khai đủ số thuế GTGT phải nộp.

Thứ ba, Quản lý thu nộp thuế

Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, sau khi nộp tờ khai thuế GTGT cho CQT phải nộp thuế GTGT vào NSNN chậm nhất không quá ngày 20 của tháng tiếp theo.

Thời hạn nộp thuế theo quy định gắn với thời hạn khai thuế vừa bảo đảm phù hợp với tính chất của từng loại thuế, vừa tạo thuận lợi cho NNT dễ nhớ, dễ thực hiện và không thực hiện rải rác nhiều ngày, gây phiền hà cho NNT. Quản lý thu nộp thuế là việc kiểm tra, theo dõi số tiền thuế mà DN nộp vào NSNN. Với các DN còn nợ đọng cố ý chiếm dụng tiền thuế thì CQT cần có các biện pháp xử lý thích hợp để nguồn thu từ các DN vào NSNN được kịp thời.

1.2.2.4. Tuyên truyền, hỗ trợ chính sách pháp luật về thuế

Công tác thông tin, tuyên truyền trong việc quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là một nội dung quan trọng. Đây là khâu đột phá của toàn bộ lộ trình cải cách và hiện đại hóa ngành thuế trong giai đoạn hiện nay. Công tác này có tầm quan trọng đặc biệt, không những nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, giúp cho người nộp thuế, doanh nghiệp chủ động và tự chịu trách nhiệm về việc tính toán chính xác số thuế phải nộp và thực hiện tốt nghĩa vụ với NSNN. Qua đó không những góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành, tăng số thu cho NSNN mà còn tạo mối quan hệ gắn kết giữa cơ quan thuế và người nộp thuế. Một trong những tiêu chí để đánh giá hoạt động của cơ quan thuế tốt là tính hiệu quả mang lại và được thể hiện rõ nét nhất chính là tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế, tự nguyện cao trong việc

chấp hành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước của người nộp thuế. Tạo lập được mối quan hệ bình đẳng, thân thiện giữa cơ quan quản lý thuế và người nộp thuế theo hướng người nộp thuế là người được phục vụ, là “khách hàng” của cơ quan thuế và cơ quan thuế là người phục vụ đáng tin cậy nhất của người nộp thuế. Cơ quan thuế và người nộp thuế là bạn đồng hành trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

Tiếp tục đẩy mạnh việc đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cung cấp ngày một tốt hơn các dịch vụ hỗ trợ về thuế góp phần nâng cao tính tự giác, ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế.

1.2.2.5. Kiểm tra, thanh tra thuế và xử lý vi phạm pháp luật về thuế

Thanh tra, kiểm tra là một trong bốn chức năng cơ bản của quản lý thuế theo mô hình chức năng. Bên cạnh việc tôn trọng kết quả tự tính, tự khai, tự nộp thuế của NNT, CQT thực hiện các biện pháp giám sát hiệu quả, vừa đảm bảo khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện, vừa đảm bảo phát hiện ngăn ngừa các trường hợp vi phạm, giúp NNT nhận thấy luôn có một hệ thống giám sát hiệu quả tồn tại và kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm. Công tác kiểm tra phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế để ngăn chặn, xử lý, răn đe nhằm chống thất thu cho ngân sách nhà nước, đảm bảo thực hiện nghiêm pháp luật về thuế.

Việc kiểm tra, thanh tra thuế phải thực hiện theo các nguyên tắc sau:

Một là, thực hiện các cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến NNT, đánh giá việc chấp hành pháp luật của NNT, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

Hai là, không cản trở hoạt động bình thường của NNT.

Ba là, tuân thủ các quy định của Luật quản lý thuế và các quy địnhpháp luật khác có liên quan.

Kiểm tra, thanh tra thuế là một khâu rất quan trọng trong quy trình quản lý thuế, được thực hiện tại trụ sở cơ quan quản lý thuế và tại trụ sở người nộp thuế. Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế được thực hiện thường xuyên đối với các hồ sơ thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế. Khi kiểm tra hồ sơ thuế, công chức quản lý thuế thực hiện việc đối chiếu, so sánh nội dung trong hồ sơ thuế với các thông tin, tài liệu có liên quan, các quy định của pháp luật về thuế, kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá trong trường hợp cần thiết đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Khi kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, công chức được giao nhiệm vụ kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế phải đối chiếu nội dung khai báo với sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan, tình trạng thực tế trong phạm vi, nội dung của quyết định kiểm tra thuế, hóa đơn. Kết thúc kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra, kết luận các hành vi vi phạm và kiến nghị hình thức xử lý theo đúng qui định của pháp luật về thuế. Các trường hợp kiểm tra, thanh tra thuế bao gồm:

Một là, đối với doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng thì kiểm tra định kỳ một năm không quá một lần. Hai là,

khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.

Ba là, để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Tuy nhiên sau khi kiểm tra phát hiện các trường hợp vi phạm mà không xử lý kịp thời, nghiêm minh thì cũng không có tác dụng răn đe, giáo dục các đối tượng vi phạm. Do đó, việc có các quy định xử lý vi phạm và chế độ thi đua, khen thưởng thích hợp sẽ góp phần tích cực nâng cao hiệu quả cho công tác quản lý thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện an biên, tỉnh kiên giang (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)