Đối với địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện an biên, tỉnh kiên giang (Trang 100 - 107)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Đối với địa phương

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chức năng có liên quan trong công tác quản lý thuế.

Thuế là một công tác mang tính tổng hợp về chính trị, kinh tế- xã hội có liên quan đến tầng lớp dân cư đông đảo, đồng thời cũng là một trong những chính sách lớn của Đảng và Chính phủ. Cơ quan thuế phải đảm bảo nhiệm vụ quản lý thuế mang tính chuyên môn nhưng không thể là việc làm đơn độc của ngành thuế mà phải có sự phối hợp, hỗ trợ của các cấp, các ngành khác.

Trước tiên cần tranh thủ được sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của cấp uỷ Đảng, HĐND, UBND các cấp từ huyện đến phường, xem thuế là một trong những công việc trọng tâm của mình trong từng thời kỳ. Muốn vậy, Cơ quan thuế phải chủ động xây dựng được một nề nếp báo cáo để cấp uỷ Đảng, HĐND và UBND nắm được thường xuyên quá trình quản lý thuế trên địa bàn và cho chủ trương chỉ đạo thực hiện để có điều kiện chống thất thu thuế và đấu tranh chống tình trạng nợ đọng, dây dưa kéo dài.

Cần có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan tài chính, kho bạc để đảm bảo tốt các chế độ quản lý hoá đơn, thu nộp NSNN nhanh gọn, đạt hiệu quả cao. Phối hợp với các cơ quan nội chính (công an, viện kiểm soát, toà án, quản lý thị trường…) hỗ trợ cơ quan thuế phát hiện và xử lý kịp thời các hoạt động trốn lậu thuế. Phối hợp với ngành ngân hàng, mở rộng diện có tài khoản ở ngân hàng đối với khu vực kinh tế tư nhân, tạo điều kiện cho việc quản lý, tra cứu tình hình thanh toán tiền hàng, giúp cho việc xác định doanh thu tính thuế ngày càng sát với thực tế hoạt động kinh doanh.

- Phối hợp cung cấp thông tin và phối hợp trong công tác quản lý thuế

Các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng trên địa bàn có trách nhiệm cung cấp nội dung giao dịch qua tài khoản của NNT. Các cơ quan quản

lý nhà nước ở các ngành, lĩnh vực như Công an huyện, Đội quản lý thị trường, các cơ quan chi trả thu nhập, các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội…trong phạm vi nhiệm vụ quản lý hoặc có nắm giữ các thông tin liên quan đến NNT có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan quản lý thuế, kể cả tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật thuế; phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc quản lý thuế.

- Phối hợp trong công tác động viên, giáo dục, tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế

Mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện và các tổ chức thành viên của Mặt trận, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trên địa bàn có trách nhiệm động viên nhân dân, giáo dục các hội viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật thuế; các cơ quan này cùng với các cơ quan thông tin, báo chí có trách nhiệm tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về thuế, nêu gương tốt và phản ánh, phê phán những hành vi vi phạm pháp luật thuế.

+ Phối hợp với ngành giáo dục, biên soạn nội dung bài giảng về chính sách thuế, tổ chức các buổi học chính khoá hay ngoại khóa. Đặc biệt Đoàn thanh niên Chi cục thuế phối hợp với Đoàn trường học phát huy cao vai trò của tuổi trẻ trong công tác tuyên truyền pháp luật thuế cho học sinh.

- Phối hợp trong quản lý thu nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế và xử lý vi phạm pháp luật thuế.

+ Khi người nợ thuế thuộc diện bị Chi cục thuế ra quyết định cưỡng chế thuế thì Ngân hàng, Kho bạc huyện và các tổ chức tín dụng có trách nhiệm trích từ tài khoản của NNT sang tài khoản NSNN.

+ UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban có liên quan phải cung cấp số liệu cho cơ quan thuế khi có yêu cầu liên quan đến nghĩa vụ thuế. Phòng Tài chính và Kho bạc Nhà nước huyện khi thanh toán vốn công trình xây dựng cơ

bản cho các DN phải yêu cầu DN xuất hoá đơn GTGT lúc đó mới thanh toán; hàng tháng thông báo cho cơ quan thuế biết các doanh nghiệp đã được thanh toán vốn xây dựng cơ bản để kiểm soát việc kê khai thuế của doanh nghiệp, nhằm chống thất thu thuế trong lĩnh vực này.

+ Phối hợp có hiệu quả với cơ quan Công an, chính quyền địa phương trong việc thu nợ và cưởng chế nợ đúng pháp luật.

+ Phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để công khai một số vụ án mua, bán hoá đơn, gian lận, trốn lậu thuế nhằm ngăn chặn, giáo dục, răn đe các doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật thuế.

Để hoàn thiện quản lý thuế đối với DNNQD thì cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp trên. Trong đó giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuế, cung cấp dịch vụ hỗ trợ đối với doanh nghiệp và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý thuế là giải pháp xuyên suốt quan trọng nhất, trong quá trình quản lý thuế đối với DNNQD tại Chi cục thuế huyện An Biên.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích, đánh giá những kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước về thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh thời gian vừa qua, đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, chương 3 đã đưa ra định hướng và các giải pháp hoàn thiện về công tác quản lý nhà nước về thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang, đồng thời có đề xuất kiến nghị đối với Trung ương và địa phương về công tác quản lý nhà nước về thuế giá trị gia tăng nói chung.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước trong thời kỳ đổi mới, kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã phát huy mạnh mẽ theo đường lối, chiến lược của Đảng và Nhà Nước. Khu vực kinh tế NQD là khu vực kinh tế có tiềm năng lớn cả về số lượng và quy mô kinh doanh, đồng thời là khu vực có đóng góp lớn cho NSNN. Tuy nhiên, khu vực này còn thất thu nhiều trong công tác quản lý thu thuế, phương thức quản lý của cơ quan thuế còn thiếu đồng bộ, bộ máy quản lý thu thuế có trình độ chưa cao... gây khó khăn cho công tác quản thu thuế. Từ kết quả nghiên cứu “Quản lý nhà nước về thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang”, luận văn rút ra những kết luận sau:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận về quản lý thu thuế GTGT đối với DN-NQD; nội dung quản lý thu thuế GTGT; vai trò của DN-NQD; thực tiễn công tác quản lý thuế GTGT các DN-NQD, kinh nghiệm quản lý thu thuế của một số địa phương trong nước để làm cơ sở giải quyết những nội dung nghiên cứu của đề tài.

Thứ hai, tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về thuế GTGT đối với các DN-NQD của Chi cục thuế huyện An Biên giai đoạn 2012-2016 đó là: Về cơ bản, công tác quản lý thuế đã đạt được những thành tích đáng kể, bước đầu thực hiện cơ chế "tự khai, tự nộp thuế" đã có những chuyển biến tích cực, đáp ứng tiến trình cải cách và hiện đại hoá ngành thuế.

Tuy nhiên, công tác quản lý thu thuế ở lĩnh vực này còn một số hạn chế như: chưa quản lý tốt nguồn thu, việc kiểm tra giám sát DN tự khai tự nộp thiếu chặt chẽ, nợ đọng thuế kéo dài, tình trạng khấu trừ thuế, hoàn thuế không đúng quy định, gian lận trốn thuế còn diễn biến phức tạp, cơ sở dữ liệu quản lý thuế thiếu đồng bộ, công tác kiểm tra chưa chuyên sâu,

chưa áp dụng kỹ thuật phân tích rủi ro trong kiểm tra, thanh tra đối với DN- NQD.

Luận văn tập trung phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến từng chức năng của quá trình quản lý thu thuế GTGT đối với DN-NQD ở Chi cục Thuế: từ công tác quản lý thông tin NNT, đăng ký kê khai nộp thuế, công tác kiểm soát hoàn thuế GTGT; đến kiểm tra thanh tra thuế, xử lý thu nợ thuế và giải quyết khiếu nại về thuế.

Thứ ba, trên cơ sở lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với DN-NQD tại Chi cục Thuế, luận văn đề xuất một số biện pháp cụ thể mang tính thực tiễn, dựa trên các quy định pháp luật về quản lý thu thuế. Đồng thời, kiến nghị một số giải pháp mang tính vĩ mô như bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện quy trình quản lý thu thuế cho phù hợp thực tế, điều chỉnh mức thuế suất thuế GTGT cho phù hợp thông lệ quốc tế.

Quản lý thu thuế đối với các DN-NQD luôn luôn ở trạng thái động, bởi vì đây là một lĩnh vực kinh tế năng động nhất, thường xuyên thay đổi, biến động không ngừng theo xu thế phát triển của kinh tế - xã hội, do đó việc quản lý thuế đòi hỏi cũng phải linh hoạt để kịp bắt nhịp các biến động này.

Các giải pháp nêu ra trong luận văn hy vọng sẽ góp phần hoàn thiện công tác quản lý thu thuế GTGT đối với DN-NQD tại chi cục huyện An Biên nói riêng và một số huyện, huyện khác có điều kiện tương đồng. Tin chắc rằng trong thời gian tới với các giải pháp của Chi cục thuế đối với quản lý thu thuế trong lĩnh vực này sẽ tiếp tục được tăng cường mạnh mẽ hơn góp phần tích cực vào việc chống thất thu NSNN, thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước. Do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nên luận văn chỉ dừng lại ở phạm vi nghiên cứu về công tác quản lý thu thuế GTGT đối với DN- NQD. Nội dung công tác quản lý thu thuế đối với các DN-NQD là một vấn đề

tương đối rộng, phức tạp. Hệ thống chính sách, chế độ về quản lý thuế thường xuyên thay đổi, nên trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp để có thể hoàn thành tốt hơn trong quá trình công tác chuyên môn của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bird, RichardM, và Milka Cansanegra de Jantscher, eds (1992), Cải cách hành chính thuế ở các nước đang phát triển, Nxb.Thống kê.

2. Chi cục thuế An Biên, Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2012.

3. Chi cục thuế An Biên, Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2013.

4. Chi cục thuế An Biên, Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2014.

5. Chi cục thuế An Biên, Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2015.

6. Chi cục thuế An Biên, Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2016.

7. Dương Đăng Chinh và Phạm Văn Khoa (2005), Giáo trình Quản lý Tài chính công của học viện tài chính, Nxb. Tài chính, Hà Nội.

8. Trần Thị Mỹ Dung (2012), Tăng cường kiểm soát thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế quận Cẩm Lệ, Luận văn Thạc sĩ,Trường đại học ĐàNẵng.

9. Phan Huy Đường (2010), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, Nxb. Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

10. Nguyễn Khắc Minh, 2014. Quản lý thu thuế đối với khu vực ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Luận văn thạc sĩ,

11. Ngân hàng thế giới (2011), Cải cách thuế ở Việt Nam: Hướng tới một hệ thống hiệu quả và công bằng hơn, Nxb.Thống kê.

12. Quốc hội (2012), Luật quản lý thuế, Hà Nội. 13. Quốc hội (2008), Luật thuế GTGT, Hà Nội.

14. Quốc hội (2013), Luật luật sửa đổi thuế GTGT, Hà Nội. 15. Quốc hội (2008), Luật thuế TNDN, Hà Nội

16. Quốc hội (2013), Luật luật sửa đổi thuế TNDN, Hà Nội. 17. Quốc Hội (2005), Luật doanh nghiệp, Hà Nội.

18. Quốc Hội (2009), Luật thuế tài nguyên, Hà Nội.

19. Phạm Hồng Thắng (2009), Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình,

20. Phạm Thị Giang Thu và cộng sự (2007), Giáo trình Luật thuế Việt Nam,

21. Vũ Thị Toản (1996), Công tác quản lý thu thuế NQD trên địa bàn Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

22. Tổng Cục Thuế (2008), Quy trình Kiểm tra thuế, Hà Nội.

23. Tổng Cục Thuế (2012), Quy trình Tuyên truyền hỗ trợ, Hà Nội.

24. Tổng Cục Thuế (2011), Quy trình Kê khai thuế và kế toán thuế, Hà Nội. 25. Tổng Cục Thuế (2014), Quy trình Cưỡng chế nợ, Hà Nội.

26. Trần Việt Trà (2013), Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với DN NQD trên địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.

27. Lê Xuân Trường (2010), Giáo trình quản lý thuế, Nxb. Tài chính, Hà Nội.

28. Nguyễn Thanh Tuyền (2010), Thuế thực hành, Nxb. Tổng hợp TP. Hồ 29. Vũ Hồng Vân (2010), Hoàn thiện công tác quản lý thuế các doanh nghiệp, Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế, ĐHQGHN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện an biên, tỉnh kiên giang (Trang 100 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)