Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện an biên, tỉnh kiên giang (Trang 47 - 50)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội

Thực hiện Nghị quyết của huyện ủy, UBND huyện An Biên, các ban ngành, đoàn thể đã phối hợp với chính quyền vận động Nhân dân đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình làm kinh tế hiệu quả như: mô hình sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản. Bên cạnh những cánh đồng mẫu lớn, lúa thu hoạch trung bình 4,5 tấn/ha, trong đó có nhiều mô hình nuôi cá thâm canh được đầu tư hiện đại đem lại hiệu quả cao, ổn định. Đặc biệt, mô hình nuôi tôm và sò huyết phát triển khá mạnh. Đến nay đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh về đây đầu tư, sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thủy hải sản và du lịch.

Để đánh thức, khơi dậy tiềm năng vùng biển hoang sơ, Huyện đã quy hoạch vùng Sáu Biển của xã Tây Yên thành khu nuôi sò. Đây cũng là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng nhanh và được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện; giải quyết việc làm tại địa phương cho hơn 2.000 lao động [2].

Hơn 876 ha biển ở Sáu Biển được nuôi sò, thu hoạch hơn 15.000 tấn/năm. Trước đây khi chưa có cầu Tắc Cậu, hải sản của bà con đều bán cho đầu nậu, lái buôn hoặc phải chuyển bằng tàu đi nơi khác tiêu thụ, thường gặp rủi ro. Hiện nay, giao thông phát triển, bà con mạnh dạn đầu tư xe tải, vận chuyển hải sản đi nhiều nơi, bảo đảm tươi sống; nhiều hộ mở dịch vụ nhà nghỉ, phát triển các loại hình dịch vụ du lịch phục vụ du khách; chuyển đổi

cây trồng, vật nuôi, tập trung vào sản xuất các loại rau màu kết hợp với khai thác và sản xuất các sản phẩm truyền thống như: Chuối, khoai, mía, rau sạch... thu nhập bình quân của các hộ mỗi năm từ 50 - 100 triệu đồng, hơn hẳn làm nông nghiệp như trước đây; tỷ lệ hộ nghèo giảm (theo tiêu chí mới là 19,36%) [2].

Trong những năm qua, huyện đã huy động hàng ngàn tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước, nguồn xã hội hóa, doanh nghiệp và Nhân dân đóng góp cho chương trình xây dựng nông thôn mới để đầu tư hàng nghìn km2 đường giao thông liên xã, liên ấp và thủy lợi nội đồng, đáp ứng tiêu chí giao thông nông thôn trong Bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Toàn huyện có 39 trường đạt chuẩn xanh - sạch - đẹp và an toàn, trong đó có 12 trường đạt chuẩn quốc gia; 100% trẻ em đúng 6 tuổi được đến trường. Chương trình tiêm ngừa phòng 7 bệnh truyền nhiễm cho trẻ em, vệ sinh an toàn thực phẩm được các ngành chức năng tuyên truyền và giám sát thường xuyên. Huyện đã xây dựng mới 3 Trung tâm văn hóa ở xã Tây Yên A, Đông Yên và Nam Thái [6].

Thế mạnh của kinh tế An Biên là Nông nghiệp và Thủy sản. Huyện đã và đang xuất hiện nhiều mô hình làm kinh tế hiệu quả: Mô hình sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản kết hợp cho hiệu quả kinh tế cao.

An Biên rất thuận lợi cho phát triển vùng trồng lúa chất lượng cao, trồng các loại hoa màu để phục vụ cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Năm 2008, tỉnh Kiên Giang đã phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản Đối với phát triển hệ thống giao thông chiến lược sông Cái Lớn: vừa khai thác thế mạnh vận chuyển trong vùng, vừa có thể nuôi các loại cá nước lợ giá trị cao trong lồng bè trên sông kết hợp phát triển du thuyền, du lịch sinh thái trên sông. Trên trục sông Xẻo Rô có thể xây dựng các nhà máy chế biến nông sản các loại, chế biến gạo phục vụ cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Ngoài ra có thể xây dựng khu

thương mại cung cấp hàng hoá phục vụ cho du lịch sinh thái, du lịch về nguồn và các loại hình dịch vụ khác đi kèm.

Khu công nghiệp 60 ha nằm trên Quốc lộ 63, thuận lợi giao thông thủy bộ, có thể thu hút nhà đầu tư đến xây dựng các nhà máy chế biến thủy hải sản, nông sản xuất khẩu, bên cạnh có nguồn nguyên liệu dồi dào, nguồn nhân lực sẵn có tại địa phương.

Thương mại - Dịch vụ:

Hoạt động Thương mại - Dịch vụ trong huyện nhìn chung phát triển mạnh. An Biên hiện nay đang tập trung triển khai 2 dự án: Trung tâm thương mại Thứ Ba và Trung tâm thương mại U Minh Thượng.

Hội chợ tạo môi trường hỗ trợ doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long– Việt Nam nói chung và huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang nói riêng trong các hoạt động nhằm quảng bá thương hiệu và trực tiếp mua bán sản phẩm thủy hải sản, các sản phẩm phục vụ sản xuất Nông – Lâm - Ngư nghiệp - Phát triển nông thôn. Hội chợ diễn ra với các hoạt động phong phú tạo điều kiện nâng cao đời sống cư dân thành thị và nông thôn, từ đó mở ra cơ hội phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa hàng Việt về phục vụ nông thôn, tập trung đẩy mạnh hướng đến phát triển kinh tế Nông thôn bền vững. Trên cơ sở đó, UBND huyện có kế hoạch tiếp tục tổ chức Hội chợ định kỳ hàng năm tại huyện An Biên.

Với đặc điểm kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên như trên, ảnh hưởng lớn đến kết quả thu thuế GTGT. Nếu các yếu tố đó không thuận lợi thì nền kinh tế sẽ không phát triển được thậm chí có thể bị suy yếu, vì vậy sẽ làm giảm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước từ thuế giá trị gia tăng và quản lý nhà nước đối với thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện an biên, tỉnh kiên giang (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)