3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý ngân sách Nhà nước ở Trung
3.2.6 Nâng cao chất lượng bộ máy quản lýchi ngân sách Nhà nước
3.2.6.1. Nâng cao năng lực quản lý và điều hành ngân sách của người chỉ huy
- Người chỉ huy phải thấy được vai trò của người chủ tài khoản của đơn vị. Mặc dù bên cạnh cịn có Đảng uỷ lãnh đạo, có cơ quan tài chính giúp việc nhưng cá nhân chỉ huy trưởng sẽ là người chịu trách nhiệm cuối cùng, chịu trách nhiệm chủ yếu về các quyết định liên quan đến quản lý ngân sách. Ví dụ: Với kế hoạch phân bổ ngân sách trong năm ngân sách Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước Đảng uỷ Trung tâm và trước Cục Quân huấn nếu kế hoạch ấy ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.
- Để công tác lập, chấp hành và quyết toán ngân sách đi vào nề nếp và chuẩn hoá theo Luật Ngân sách, người chỉ huy phải điều hành công tác tài chính bằng các quyết định, chỉ thị, mệnh lệnh, kế hoạch và phải phù hợp với nguyên tắc và kỷ luật tài chính.
- Người chỉ huy không ngừng học tập về mọi mặt liên quan đến điều hành cơng tác tài chính. Trước hết cần nắm chắc những vấn đề cơ bản trong quy định về cơng tác tài chính của người chỉ huy. Nghiên cứu để nắm được những vấn đề thuộc về nghiệp vụ tài chính, những cơng việc cần phải làm trong quản lý và điều hành ngân sách của đơn vị.
- Người chỉ huy cần thực hiện tốt quy chế dân chủ, biết tổ chức, động viên các phong trào quần chúng, khơi dậy ý thức trách nhiệm của mọi người trong cơng tác quản lý tài chính, biết tận dụng sự tham mưu của cơ quan tài chính, sự đồng thuận của các phịng, ban nghiệp vụ có liên quan đến chi tiêu sử dụng kinh phí. Bởi vì cho dù chỉ huy trưởng là chủ tài khoản, là người ra các quyết định về cơng tác tài chính nhưng người thực hiện lại là các đơn vị và các cá nhân trong Trung tâm TDTT Quân đội. Nếu không được sự ủng hộ, khơng có sự đồng thuận sẽ dẫn đến hiệu quả cơng tác tài chính khơng cao thậm chí người chỉ huy sẽ khơng kiểm sốt được các hoạt động kinh tế - tài
chính trong đơn vị vốn đang bị tác động bởi các yếu tố của kinh tế thị trường.
3.2.6.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý chi ngân sách Nhà nước
Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ sỹ quan, QNCN và HSQCS luôn phải chú trọng bồi dưỡng Nhà nước về lý luận chính trị, chun mơn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia quản lý tài chính ở các đơn vị cơ sở phải được quan tâm đúng mức hơn. Trước hết cần tổ chức thống kê, tổng hợp và đánh giá trình độ năng lực một cách đầy đủ để có kế hoạch sắp xếp lại và tổ chức đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm đảm bảo cho đội ngũ cán bộ tài chính ở các đơn vị trực thuộc có đầy đủ khả năng quản lý tốt tài chính và kinh phí ở đơn vị mình.
Có kế hoạch đào tạo cụ thể, có thể đào tạo tại chỗ hoặc đào tạo tập trung nhưng phải phấn đấu đội ngũ cán bộ tài chính của Trung tâm phải vừa có trình độ chun mơn vững vàng, vừa có năng lực quản lý, tham mưu tốt cho lãnh đạo chỉ huy cơ quan, đơn vị quản lý tốt nguồn NSNN ở đơn vị mình. Để nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ sỹ quan, QNCN và HSQCS, phát huy được sức mạnh của tập thể đơn vị mình thì trước hết Thủ trưởng đơn vị phải là người đi đầu gương mẫu nhất và chịu trách nhiệm giáo dục, nhắc nhở đôn đốc cán bộ, chiến sỹ dưới quyền phải rèn luyện và nêu cao tình thần trách nhiệm đối với mọi hoạt động của đơn vị mình. Mỗi cán bộ sỹ quan, QNCN ở cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN cần phải:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước, Bộ quốc phòng ban hành và Nhà nước phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra công tác bảo đảm, tổ chức chi tiêu kinh phí nghiệp vụ tại các đơn vị trực thuộc nhằm hạn chế việc chi sai nội dung ngân sách được cấp.
- Chấp hành tốt các quy định về quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản Nhà nước theo quy định của pháp luật như chế độ chi tiêu cho hội nghị, chi
mua sắm, sửa chữa Nhà nước, sửa chữa lớn TSCĐ…