Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Mê Linh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 59)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Mê Linh

a)Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện Mê Linh Tỷ trọng ngành nông nghiệp năm 2018 chỉ chiếm khoảng 10%, trong

khi tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ chiếm đến 90%. Đây chính là kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với chủ trương, chính sách phát triển kinh tế trên địa bàn huyện chủ yếu do tác động

của quá trình thu hút và phát triển công nghiệp từ bên ngoài vào đầu tư phát triển làm gia tăng khối lượng và tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn;

Bảng 2.1: Cơ cấu ngành kinh tế (%) trên địa bàn huyện Mê Linh giai đoạn 2015-2018 Đơn vị: Phần trăm (%) CHỈ TIÊU Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng 100 100 100 100

Công nghiệp - Xây

dựng 85,0 86,4 86,7 87,1

Thương mại - dịch vụ 3,0 3,1 3,1 3,2

Nông - Lâm - Thủy sản 11,9 10,6 10,2 9,7 (Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Mê Linh năm 2018)

Hình 2.1: Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế huyện Mê Linh năm 2018

Cơ cấu kinh tế huyện Mê Linh năm 2018

Công nghiệp - Xây dựng

Thương mại - Dịch vụ Nông - Lâm -Ngư nghiệp

87,1

Mặc dù nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế của huyện, tuy nhiên cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp bước đầu đã thay đổi theo hướng tích cực nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, đem lại bộ mặt mới cho nông thôn huyện bằng các hình thức sản xuất mới, hình thành các vùng trồng hoa, rau và cây ăn quả rõ nét hơn, tăng cường giá trị các dịch vụ khoa học kỹ thuật trong sản phẩm nông nghiệp (Phạm Thành Đô - Trưởng phòng Kinh tế huyện Mê Linh).

b) Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh và ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá làm giảm diện tích đất nông nghiệp, nhưng sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm đồng thời thực hiện chuyển dịch theo hướng: giảm tỷ trọng trồng trọt và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thuỷ sản cũng như các dịch vụ nông nghiệp.

Đây là hướng đi đúng đắn và đã đang dần đem lại kết quả khả quan cho bộ mặt nông thôn cũng như cải thiện đáng kể đời sống của nông dân huyện Mê Linh.

Bảng 2.2: Giá trị nội bộ ngành nông nghiệp giai đoạn 2015-2018

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng số 1.537.381 1.690.142 1.803.057 1.975.297 - Trồng trọt 1.028.177 1.073.087 1.111.149 1.200.320 + Cây hàng năm 956.306 970.988 952.733 1.111.241 + Cây lâu năm 71.871 77.553 83.424 89.079

- Chăn nuôi, thủy

sản 461.616 536.187 600.730 675.368

+ Lợn 340.053 356.096 367.751 379.190 + Chăn gia cầm 83.163 84.671 122.219 123.204 + Thủy sản 20.007 78.096 95.758 158.081 - Lâm nghiệp 695 690 668 680 - Dịch vụ nông nghiệp 47343 80.178 90.510 98.929 + Dịch vụ trồng trọt 44.059 51.106 50.248 54.126 + Dịch vụ chăn nuôi 2.300 25.071 28.965 30.562 + Dịch vụ sau thu hoạch 984 4.001 11.297 13.604

(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Mê Linh năm 2018)

Hình 2.2: Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp huyện Mê Linh giai đọan 2015-2018

Nhìn biểu đồ có thể thấy sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Mê Linh giai đoạn 2015-2018 có xu hướng giảm tỷ trọng khu vực trồng trọt (từ 67% năm 2015 xuống còn 60,8% năm 2018); Tăng tỷ trọng khu vực chăn nuôi (từ 30,0% năm 2015 lên 34,1 năm 2018), Dịch vụ nông nghiệp cũng tăng từ 3% năm 2015 lên 5,1% năm 2018.

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2015 2016 2017 2018 Dịch vụ nông nghiệp Lâm nghiệp

Chăn nuôi - Thủy sản

Trồng trọt 67 63,5 61,7 60,8 30 31,7 33,3 34,1 3,0 4,7 5 5,1

Sự chuyển dịch này cho thấy huyện đã rất nỗ lực trong việc đẩy mạnh tái cơ cấu nền nông nghiệp, trong đó tăng nhanh tỷ trọng hoạt động chăn nuôi, thủy sản tập trung vào các loại cho sản phẩm giá trị cao: thịt, sữa…và giảm các loại vật nuôi lấy sức kéo đơn thuần hoặc có giá trị thấp.

Đồng thời giảm mạnh hoạt động trồng trọt truyền thống (mặc dù giá trị sản xuất vẫn cao hơn so với chăn nuôi và dịch vụ do đây là hoạt động chính giữ vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp huyện) và tăng nhanh hoạt động dịch vụ nông nghiệp nhằm đem lại giá trị cao cho các sản phẩm nông nghiệp cũng như sức cạnh tranh của những sản phẩm đó trên thị trường. Đặc biệt chú trọng phát triển các dịch vụ sản xuất nông nghiệp, từ dịch vụ trồng trọt đến chăn nuôi và sau khi thu hoạch nhằm đem lại giá trị gia tăng lớn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Đối với nội bộ ngành sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch theo hướng giảm cây trồng hàng năm, tăng cây trồng lâu năm; Trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thì tăng các loại gia súc, gia cầm cho các sản phẩm giá trị cao; riêng với lâm nghiệp thì giữ nguyên.

Bí thư Đảng ủy xã Mê Linh Quách Sỹ Dũng cho biết: Không chỉ hộ gia đình anh Phạm Đức Tài, hơn 50 nhà vườn trên địa bàn xã Mê Linh đã chuyển sang trồng cây hoa hồng thế, hồng ngoại và các giống cây trồng có giá trị cao, cho thu nhập từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/ha/năm.

Sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp diễn ra tuy còn chậm chưa như mong đợi nhưng đã theo đúng định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện. Trong những năm tiếp theo hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.

c) Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất

Những năm gần đây, huyện Mê Linh đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ưu tiên phát triển cây trồng có thế mạnh. Nhờ vậy, trên địa bàn huyện đã hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh,

hiệu quả kinh tế cao. Vì thế cơ cấu đất nông nghiệp cũng chuyển dịch theo hướng chuyển dịch chung của ngành nông nghiệp.

Huyện Mê Linh đã tập trung dồn điền đổi thửa, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng: Giảm diện tích trồng lúa, tăng diện tích trồng cây có giá trị kinh tế cao

Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện năm 2015 là 8.583 ha. Trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 7.517,4 ha và có xu hướng giảm đến năm 2016 là 7.144,5 ha, năm 2017 là 7.087 ha và đến năm 2018 còn 6.860 ha chiếm 81,6% trong cơ cấu đất nông nghiệp của huyện.

Bảng 2.3: Diện tích đất phân theo nhóm ngành và nội bộ ngành nông nghiệp Đơn vị tính: Ha Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 TỔNG SỐ 14.246 14.246 14.246 14.246 Đất nông nghiệp 8.583 8.580 8.562 8.405 Đất sản xuất nông nghiệp 7.517,4 7.144,5 7.087 6.860 - Đất trồng cây hàng năm 7.395 7.020 6.895 5.990 + Lúa 6.315 5.973 5.552 4.052 + Cây hàng năm khác 1.080 1.047 1.343 1938 - Đất trồng cây lâu năm 122,4 124,5 192 870 Đất lâm nghiệp 10.5 10.5 10.5 10,5 - Đất rừng sản xuất 10.5 10.5 10.5 10.5

- Đất rừng phòng hộ - - - -

- Đất rừng đặc dụng - - - -

Đất chăn nuôi, thuỷ

sản 1.055,1 1.425 1.449,3 1.534,2

Đất phi nông nghiệp 4.805 4.817 5.004 5.280

Đất chƣa sử dụng 858 849 679,6 560,6

(Nguồn: Số liệu kiểm kê đất đai năm 2018 của phòng TN-MT)

Hình 2.3: Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Mê Linh giai đoạn 2015-2018

Trong giai đoạn này, diện tích đất cho các nhóm ngành có sự thay đổi. Theo đó giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp từ 7.517,4 ha năm 2015 còn 6.860ha năm 2018, tăng diện tích đất nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi từ 1.026 ha năm 2015 lên 1.507 ha năm 2018 do hiệu quả kinh tế mà chúng đem lại cao và ổn định hơn.

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2015 2016 2017 2018 Đất nuôi trồng Thủy sản, Chăn nuôi Đất Lâm nghiệp Đất SX NN

Tổng diện tích đất lâm nghiệp được bảo vệ tuyệt đối diện tích đất vốn có là 10,5 ha năm 2015 đến nay, diện tích đất lâm nghiệp không đáng kể chiếm 0,1%, tập trung ở xã Thanh Lâm. Do đó giá trị đóng góp của lâm nghiệp rất nhỏ bé, năm 2018 chỉ đạt 680 triệu đồng.

Trong nội bộ ngành sản xuất nông nghiệp cơ cấu sử dụng đất giữa các nhóm ngành cũng có sự thay đổi rõ rệt. Chủ yếu theo hướng giảm diện tích trồng các loại cây hàng năm và tăng diện tích trồng các loại cây lâu năm.

Đến năm 2018, diện tích trồng cây hàng năm (lúa, rau màu...) là 6.895 ha (diện tích đất trồng lúa là 4.052ha, diện tích đất trồng hoa, các loại khác (rau, đậu…) là 1.938ha; diện tích trồng cây lâu năm (cây ăn quả) là 870ha;

Đối với diện tích đất chưa sử dụng, chủ yếu được khai thác đưa thêm vào diện tích đất phi nông nghiệp (đất ở, công nghiệp, dịch vụ…)

Trên địa bàn đã và đang hình thành các vùng trồng hoa, trồng rau an toàn tập trung với diện tích ngày càng lớn tại vùng bãi và cả các vùng đồng sản xuất.

d) Chuyển dịch cơ cấu vùng sản xuất nông nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế đã có bước điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế so sánh của từng vùng. Từ những điểm sản xuất nhỏ lẻ tiến đến hình thành một số vùng trọng điểm, vùng động lực và vùng chuyên canh sản xuất nông phẩm hàng hóa (chuyên môn hóa cây trồng, vật nuôi...), đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, sự kết hợp, bổ sung cho nhau giữa các vùng còn yếu, nên chênh lệch về tốc độ phát triển giữa các vùng, nhất là giữa đô thị và nông thôn có xu hướng gia tăng.

Hoàn thành lập quy hoạch sản xuất nông nghiệp đối với 13 xã trên địa bàn huyện, định hướng hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung rõ nét (vựa lúa, vựa rau màu, vựa hoa, cây ăn quả, vựa chăn nuôi, tập trung xa khu dân cư…) Đa dạng hóa sản phẩm có giá trị cao, gắn với sản xuất chế biến và thị trường tiêu thụ.

e) Chuyển dịch cơ cấu loại hình thức tổ chức

UBND huyện đã có văn bản Hướng dẫn về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ, cá nhân hộ gia đình sang mở rộng quy mô gia trại và trang trại, HTXNN để nâng cao hiệu quả SXNN.

Tình hình phát triển kinh tế trang trại kinh tế hộ theo mô hình trang trại trên địa bàn huyện, đến nay nhân dân đang tích cực làm thủ tục chuyển đổi phát triển kinh tế trang trại. Các mô hình kinh tế trang trại của các hộ nông dân đi vào hoạt động đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đã hình thành các khu, trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hoá xa khu dân cư, đến nay đã hình thành khoảng 250 trang trại, gia trại (chăn nuôi lợn quy mô trên 100 con, chăn nuôi gia cầm quy mô 1000-5000, chăn nuôi trâu, bò quy mô trên 10). Hầu hết các trang trại, gia trại chăn nuôi xa khu dân cư có hệ thống xử lý chất thải bằng hầm biogas, sử dụng các chế phẩm vi sinh trong xử lý môi trường chăn nuôi, một số trang trại, gia trại đã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất (quạt mát, hệ thống thông gió, máy cho ăn, uống tự động, máy phối trộn thức ăn…)

Sản xuất an toàn hiệu quả được nâng cao: giảm sử dụng phân bón, hoá chất trong trồng trọt, một số vùng sản xuất rau, hoa quả đó được cấp giấy chứng nhận sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, có hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm mã số, mã vạch, mã code: HTX Yên Nhân, xã Tiền Phong, HTX Thái Lai xã Tiến Thắng, HTX rau quả sạch Phú Mỹ, Công ty Việt Doanh. Hình thành 02 chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản (Chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau củ quả tại thôn Đông Cao xã Tráng Việt, chuỗi sản xuất và tiêu thụ trái cây tại thôn Yên Thị, xã Tiến Thịnh), thực hiện sản xuất, sơ chế, chế biến và cung cấp cho thị trường những sản phẩm an toàn, đạt chứng nhận VietGap đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, tăng hiệu quả kinh tế so với sản xuất tiêu thụ truyền thống lên 20%.

f) Chuyển dịch cơ cấu lao động

Lao động huyện Mê Linh chủ yếu vẫn tập trung vào nông nghiệp với tỷ lệ >40%. Điều này phản ánh đúng về tiềm lực kinh tế chính của huyện Mê Linh cũng như phần lớn các huyện ngoại thành khác của TP Hà Nội là vẫn đang tập trung phát triển ngành nông nghiệp mà cụ thể ở huyện Mê Linh là phát triển về nghề trồng hoa và trồng rau chất lượng cao.

Nếu so với trước nguồn lao động chủ yếu tập trung ở các hoạt động sản xuất truyền quả kinh tế không cao với nguồn thu nhập thấp, thì hiện nay, huyện Mê Linh đang tập trung chuyển đổi cơ cấu lao động theo các nhóm ngành theo hướng tăng lực lượng lao động sang các hoạt động chăn nuôi, thủy sản. Đây là các hoạt động đem lại lợi ích kinh tế cao và nguồn thu nhập ổn định cho người lao động.

Để làm được điều này, huyện Mê Linh đã hỗ trợ rất nhiều trong công tác chuyển đổi như: công tác đào tạo nghề, hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật, hỗ trợ vốn, giống cho lao động.

Bảng 2.4: Chuyển dịch cơ cấu lao động nội bộ ngành nông nghiệp. Đơn vị: Người

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Lao động chuyển

sang nuôi thủy sản 1.500 2.500 3.000 3.587 4.000 4.690 5.000 10.000

Lao động chuyển

sang chăn nuôi 1.500 2.059 2.500 3.000 4.000 5.000 10.000 15.000

Lao động chuyển

sang trồng hoa màu 600 600 600 650 600 590 600 550

Tổng 3.600 5.159 6.100 7.237 8.600 10.280 15.600 25.550

Theo số liệu kết quả chuyển đổi nhận thấy tổng số lao động chuyển đổi thực tế cao hơn kế hoạch rất nhiều. Số lượng diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi tăng cao hơn kế hoạch thì số lượng lao động chuyển đổi tăng là điều đương nhiên. Trong năm 2015, theo kế hoạch toàn huyện sẽ chuyển đổi 3.600 lao động và thực tế chuyển đổi là 5.159 lao động đến năm 2018 con số lao động đã tăng lên nhanh chóng với số kế hoạch là 15.600 lao động đồng thời số thực tế là 25.550 lao động. Sự gia tăng một lượng lớn số lượng lao động chuyển đổi qua các năm là thực tế chứng minh các kết quả to lớn của quá trình chuyển đổi và việc tăng số lượng lao động chuyển đổi là yêu cầu cấp thiết để đáp ứng yêu cầu cơ bản của những ngành nông nghiệp mới được chuyển đổi.

Tuy nhiên, với tổng số lao động được chuyển đổi theo thực tế so với kế hoạch cao hơn rất nhiều cũng sẽ gây ra nhiều khó khăn cho huyện trong việc chuẩn bị kịp thời nguồn vốn để phục vụ quá trình chuyển đổi, bởi lẽ đi kèm với việc chuyển đổi lao động là nguồn kinh phí đào tạo số lượng lao động để phù hợp với những ngành nông nghiệp mới cũng tăng lên. Điều này có thể ảnh hưởng đến nguồn ngân sách được cấp phát dành cho huyện, thậm chí là dẫn đến bội chi ngân sách huyện do nguồn kinh phí chuyển đổi quá lớn so với kế hoạch. Song bên cạnh những hạn chế này cũng không thể phủ nhận hiệu quả mà công tác quản lý mang lại trong quá trình chuyển đổi, do số lượng người lao động chuyển đổi tăng nhanh hơn so với kế hoạch làm cho thời gian thực hiện chuyển đổi rút ngắn từ đó làm giá trị sản phẩm chuyển đổi cũng nhanh chóng được tăng lên. Với kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp như trên đã một lần nữa khẳng định vai trò quản lý của đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến nông của huyện Mê Linh. Việc luôn hoàn thành kế hoạch đặt ra thậm chí vượt xa so với kế hoạch đã góp phần tạo ra những hiệu quả to lớn cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp toàn Thành phố Hà Nội nói chung và huyện Mê Linh nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 59)