Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 93 - 95)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch

Với vai trò là căn cứ để phân bố các nguồn lực đất đai, lao động, vốn, cơ sở vật chất cho quá trình phát triển, là phương án để phối hợp các hình thức kinh tế nhằm sử dụng tốt nhất các nguồn lực trong quá trình thực hiện các mục tiêu đặt ra cho tương lai, quy hoạch chuyển dịch chuyển dịch CCKT nông nghiệp có vai trò rất quan trọng. Nó chính là chỗ dựa để thực hiện việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp, hạn chế tính tự phát, tránh gây những hậu quả, lãng phí.

Cùng với các quy hoạch của Nhà nước, từ năm 2015 đến nay, huyện Mê Linh đã xây dựng và đưa vào sử dụng các quy hoạch, đề án nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCKT nông nghiệp. UBND thành phố Hà Nội đã ban hành “Quy hoạch phát triển sản xuất ngành nông nghiệp Huyện Mê Linh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Để đạt được kết quả như mong đợi, trong công tác quy hoạch cần phải:

- Rà soát để điều chỉnh quy hoạch tổng thể chuyển dịch chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững trên cơ sở tư duy mới về kinh tế thị trường khi Việt Nam đã là thành viên của TPP và ASEAN là một cộng đồng kinh tế. Khắc phục những tư duy cũ trong công tác quy hoạch như

nặng về các mục tiêu, định hướng phát triển nhưng lại thiếu coi trọng những điều kiện bảo đảm cho việc thực hiện quy hoạch dựa trên nguyên tắc thị trường. Định hướng quy hoạch phải coi trọng và khuyến khích việc huy động, tập trung các nguồn lực đầu tư cho chuyển dịch chuyển dịch CCKT nông nghiệp và hình thức tổ chức sử dụng các nguồn lực đó theo cơ chế thị trường. Thực tế cho thấy, một quy hoạch chuyển dịch chuyển dịch CCKT nông nghiệp không thể có chất lượng khi mà các lực lượng kinh tế hoạt động trong lĩnh vực này không phải là các doanh nghiệp, công ty, tập đoàn kinh tế có sức mạnh trong quan hệ với các hình thức tổ chức kinh tế tương ứng ở các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ cùng hoạt động trong một nền kinh tế. Quy hoạch tổng thể chuyển dịch CCKT nông nghiệp phải tính đến các đối tác kinh doanh nông nghiệp mà các cơ sở SXNN huyện phải đối mặt, cạnh tranh khi các rào cản thương mại trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) được xóa bỏ có hiệu lực là các doanh nghiệp lớn, thậm chí là những công ty xuyên quốc gia, có sức mạnh về công nghệ sản xuất và bảo quản sản phẩm.

- Rà soát để điều chỉnh quy hoạch phát triển từng chuyên ngành nông nghiệp theo hướng cụ thể hóa quy hoạch vào từng sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi. Tiêu chí rà soát và điều chỉnh là quy mô sản xuất, năng suất mỗi loại sản phẩm có thể đạt được, những điều kiện bảo đảm cho việc sản xuất nhất là điều kiện về thổ nhưỡng, thủy lợi, canh tác. Trên cơ sở đó, có thể chuyển đổi những cây trồng, vật nuôi có năng suất và hiệu quả thấp để chuyển sang phát triển những cây trồng, vật nuôi có năng suất, hiệu quả cao và có nhiều lợi thế so sánh.

- Rà soát lại các quy hoạch phát triển các cây ăn quả (bưởi, ổi, thanh long...) trên phạm vi toàn huyện và trong từng vùng đã trồng và đang trồng. Đối với những xã và vùng đã trồng các loại cây trồng này nhưng không đạt hiệu quả mong muốn

(năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm thấp) thì đưa vào kế hoạch thay thế bằng cây trồng khác trong cùng nhóm phù hợp hơn. Trên cơ sở đó xác định cơ cấu cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả mới và xác định quy hoạch phát triển dài hạn ở các vùng thích hợp, có nhiều lợi thế.

- Rà soát lại diện tích các loại cây ngắn ngày như: mía, ngô, khoai, sắn, lạc, rau xanh các loại... để xác định sẽ tiếp tục phát triển lâu dài hay thay thế bằng cây trồng khác có hiệu quả cao hơn trong cơ cấu cây trồng mới.

- Rà soát lại địa bàn phát triển chăn nuôi đại gia súc, lợn, gia cầm, thủy cầm ở từng xã trong huyện để xác định mức độ phù hợp với yêu cầu của sản xuất hàng hóa tập trung từng loại. Loại bỏ khỏi quy hoạch những hoạt động chăn nuôi nhỏ lẻ, không bền vững, hình thành quy hoạch mới về phát triển chăn nuôi dựa trên phương thức tập trung để vừa kiểm soát được chất lượng sản phẩm vừa có khối lượng hàng hóa quy mô lớn.

- Rà soát để điều chỉnh quy hoạch phát triển chuyên ngành thủy sản theo hướng coi trọng phát triển chuyên sâu. Khắc phục những bất cập hiện nay, cần bổ sung các quy hoạch về phát triển kết cấu hạ tầng về hệ thống dẫn và tiêu nước vào nơi nuôi thả, các mặt bằng tập kết vật tư và sản phẩm, về giao thông, vận chuyển trong vùng và các biện pháp quản lý vùng nuôi đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn môi trường, an toàn sản phẩm thủy sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)