Tăng cường các biện pháp hỗ trợ về khoa họccông nghệ và giống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 101 - 102)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Tăng cường các biện pháp hỗ trợ về khoa họccông nghệ và giống

giống

Khoa học công nghệ trong ngành nông nghiệp nếu được ứng dụng một cách hiệu quả, thì có thể giúp cải thiện rất lớn năng suất lao động, hiệu quả kinh tế cũng như giảm sâu bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Vì thế, việc hỗ trợ nông dân trong việc ứng dụng KHCN có tác động thúc đẩy tích cực đối với việc lựa chọn chuyển dịch trồng trọt thuần túy sang các ngành nghề khác có thu nhập và nâng suất cao. Khoa học công nghệ trong ngành nông nghiệp nếu được ứng dụng một cách hiệu quả, thì có thể giúp cải thiện rất lớn năng suất lao động, hiệu quả kinh tế cũng như giảm sâu bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Vì thế, việc hỗ trợ nông dân trong việc ứng dụng KHCN có tác động thúc đẩy tích cực đối với việc lựa chọn chuyển dịch trồng trọt thuần túy sang các ngành nghề khác có thu nhập và nâng suất cao.

Áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp sẽ đồng nghĩa với việc tạo ra một thế hệ những người nông dân có kiến thức về khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh hoạt động sản xuất nông nghiệp theo phương thức truyền thống, nông dân cần được tiếp cận với những công nghệ sản xuất mới như công nghệ sinh học, công nghệ thủy canh, công nghệ nhà có mái che, công nghệ sau thu hoạch, cơ khí hóa công cụ sản xuất nông nghiệp và ứng dụng quy trình sản xuất nông nghiệp hiện đại, nhằm tạo ra các loại nông sản có năng suất cao, chất lượng tốt, an toàn vệ sinh và giá thành hợp lý. Nếu như tăng cường vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp có tính chất đột phá, thì ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp là giải pháp có tính chất căn bản, cốt lõi nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cơ sở thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của địa phương.

Bên cạnh áp dụng KHCN vào sản xuất công nghiệp thì việc làm tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, đầu tư giống cây trồng và vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện của huyện. Hỗ trợ một phần cây con giống, máy chế biến nông sản quy mô hộ gia đình, quy mô trang trại, thức ăn gia súc, hoa quả tươi, các sản phẩm từ lúa, ngô ... để giải quyết việc làm, tạo sản phẩm hàng hoá cho nhân dân.

Hỗ trợ khuyến khích nông dân sử dụng cây, con, giống mới, tham gia vào mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật bằng việc sử dụng vốn hỗ trợ phát triển sản xuất và vốn chuyển giao công nghệ. Đưa ra chính sách hỗ trợ trung tâm giống cây trồng của huyện trong việc nghiên cứu, đưa ra các sản phẩm mới phù hợp với đặc điểm của huyện, nguồn kinh phí cho nghiên cứu sẽ được cấp từ ngân sách của huyện.

Tuy nhiên, không phải người nông dân nào cũng có điều kiện để tiếp cận với những tiến bộ khoa học ngày càng hiện đại trong lĩnh vực nông nghiệp và điều kiện để áp dụng lại càng khó khăn. Vì vậy nhà nước cần tăng cường các giải pháp đầu tư, hỗ trợ về trang thiết bị cũng như tri thức về chúng để người nông dân có thể dễ dàng áp dụng đạt hiệu quả và tái đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa.

Nếu như tăng cường vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp có tính chất đột phá, thì ứng dụng khoa học công nghệ và nghiên cứu giống mới chất lượng cao vào sản xuất nông nghiệp là giải pháp có tính chất căn bản, cốt lõi nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cơ sở thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)