7. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Kiến nghị với Thành phố
- Đề nghị Thành phố đầu tư hạ tầng phục vụ vùng sản xuất nông nghiệp như: Tiếp tục hỗ trợ huyện 80% chi phí nguyên vật liệu theo quy định tại Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND và 59/2016/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của UBND thành phố Hà Nội để đầu tư kiên cố hóa hệ thống kênh mương nội đồng, xây dựng trạm điện phục vụ sản xuất (đặc biệt hạ tầng sản xuất tại các vùng thuộc quy hoạch đô thị tại các xã: Tiền Phong, Mê Linh, Đại Thịnh, Thanh Lâm, Kim Hoa… đề nghị UBND thành phố có cơ chế đặc thù đầu tư tối thiểu như cứng hóa đường nội đồng bằng cấp phối đá dăm, đầu tư hệ thống mương tưới tiêu nội đồng…).
- Hỗ trợ Huyện kêu gọi doanh nghiệp đầu tư chợ đầu mối nông sản tại Thanh Lâm, Kim Hoa (đã được UBND thành phố phê duyệt quy hoạch);
điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và chấp thuận chủ trương cho phép huyện Mê Linh xây dựng chợ Thương mại Tiền phong với quy mô là chợ hạng 2 (thay cho chợ hạng 1) tại xã Tiền Phong để phục vụ kinh doanh rau, hoa tại địa phương (UBND huyện đã báo cáo và đề xuất UBND thành phố tại Văn bản số 6466/UBND-KT ngày 20/11/2017).
- Cho phép huyện Mê Linh trước mắt tạm xây dựng bãi đỗ xe chở nông sản từ các địa phương khác trong cả nước để sang mạn và Trung tâm dịch vụ thương mại để tiêu thụ, bảo quản nông sản tại thôn Ngự Tiền, xã Thanh Lâm khi Thành phố chưa xây dựng chợ đầu mối nông sản tại xã Thanh Lâm, Kim Hoa theo quy hoạch.
- Hỗ trợ kết nối cung cầu, giới thiệu đơn vị bao tiêu sản phẩm nông sản để nhân dân ổn định sản xuất.
- Đẩy nhanh tiến độ điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết của từng tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội để tạo quỹ đất sạch cho các nhà đầu tư nông nghiệp tại khu đất bãi ven sông Hồng đang quy hoạch
thoát lũ; Có cơ chế đầu tư từ ngân sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng đối với các xã có đất phát triển nông nghiệp theo quy hoạch.
- Chỉ đạo Tổng công ty Địên lực Hà Nội quan tâm đầu tư hệ thống điện phục vụ sản xuất tại các vùng sản xuất tập trung sau khi huyện quy hoạch sản xuất và nhân dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt đối với vùng rau an toàn, khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư…
- Chỉ đạo Liên doanh Công ty Cổ phần nước sạch nông thôn Thái Bình & Công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật Năng lượng (Công ty Cổ phần cấp nước Mê Linh) đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án cấp nước sạch cho 12 xã Văn Khê, Hoàng Kim, Thạch Đà, Chu Phan, Tiến Thịnh, Liên Mạc, Tự Lập, Tiến Thắng, Vạn Yên, Tam Đồng, Thanh Lâm, Kim Hoa).
Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra một cách công khai minh bạch và cứng rắn nhằm loại bỏ những vi phạm trong quá trình chỉ đạo, điều hành hoạt động chuyển dịch CCKT nông nghiệp ở địa phương.
Tiểu kết chƣơng 3
Từ yêu cầu của công cuộc đổi đất nước, huyện Mê Linh cần đẩy mạnh hơn nữa công tác nâng cao hiệu quả quản lý về chuyển dịch CCKT nông nghiệp nhằm đem lại bộ mặt mới cho kinh tế nông nghiệp huyện.
Quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp phải dựa trên những mục tiêu, quan điểm của Đảng và phải xuất phát từ thực tiễn để xây dựng mục tiêu và quan chiến lược mới phù hợp với điều kiện của địa phương.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác QLNN về chuyển dịch CCKT nông nghiệp, tác giả đã đưa ra hệ thống các giải pháp và được nhóm thành các nhóm giải pháp cơ bản, đồng thời đề xuất một số khuyến nghị nhằm thực hiện một cách có hiệu quả các giải pháp đã nêu ra trước đó. Các giải pháp này là một chuỗi hệ thống có mối liên hệ mật thiết với nhau, do đó để thực sự phát huy hết hiệu quả chúng cần được tiến hành thực hiện đồng bộ trên cơ sở nhận thức toàn diện và đúng đắn về tình hình thực tiễn của địa phương cũng như của cả nước, góp phần nâng cao hiệu quả công tác QLNN về chuyển dịch CCKT nông nghiệp, đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
KẾT LUẬN
Trải qua quá trình dài thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng và có ý nghĩa lịch sử. Nền kinh tế nước ta đạt tốc độ tăng trưởng cao và liên tục trong nhiều năm trở lại đây, hạ tầng nông thôn ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng lên.
Những thành tựu đó xuất phát từ quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách phát triển kinh tế hợp lý, đúng đắn của Nhà nước, nhất là trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khẳng định đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã triển khai nhiều cơ chế chính sách có tính đột phá như cơ chế khoán, phát triển kinh tế nông hộ, đổi mới mô hình sản xuất.
Thực hiện những chủ trương đó, huyện Mê Linh đã, đang và không ngừng phấn đấu đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, biến những đặc điểm tự nhiên vốn có trở thành thế mạnh riêng có của huyện. Đặc biệt trong những năm gần đây đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tăng cường tập trung vào những điểm mạnh, tăng cường chuyên canh, sản xuất theo hướng dịch vụ hàng hóa. Điều này đã đưa kinh tế - xã hội của huyện Mê Linh có sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện. Cơ cấu kinh tế đã có những bước chuyển biến tích cực, từ một huyện thuần nông đã chuyển sang cơ cấu kinh tế mới là công nghiệp - dịch vụ - du lịch - nông nghiệp. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao
Tuy nhiên, những thành tựu này còn nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả và sức cạnh tranh chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu trong tiến trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Khi thực hiện chuyển đổi, huyện
nhập của người dân không ổn định. Các hộ gia đình có nhu cầu chuyển đổi nhưng lúng túng trong việc chủ động liên hệ với chính quyền địa phương để có phương án sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm nông nghiệp của huyện còn đơn điệu, chưa đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng Thủ đô. Ngoài ra, do chưa xây dựng được chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nên đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp còn bấp bênh và thiếu tính bền vững.
Do vậy đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là giải pháp quan trọng để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và huyện Mê Linh nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp thành phố Hà Nội.
2 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2001), Một số chủ trương, chính sách mới về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
3 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2010), Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, giai đoạn 2011-2020.
4 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2017), Tài liệu Hội nghị tổng kết công tác ngành năm 2016 và Kế hoạch phát triển năm 2017.
5 Nguyễn Đăng Chất (1994), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ.
6 Đường Hồng Dật (2011), Từ điển Bách khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
7 Lê Quốc Doanh (2006), Nghiên cứu luận cứ khoa học để dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đề tài khoa học công nghệ cấp nhà nước (mã số KC07.17)
8 Nguyễn Xuân Dũng (207), Về giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện nay, Tạp chí Cộng sản số 6.
9 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc (lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10 Nguyễn Hữu Đễ (2009), “Quản lý nhà nước trong phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH ở nước ta hiện nay – Một số vấn đề đặt ra”, Tạp chí khoa học xã hội nhân văn, số 3 năm 2009. 11 Nguyễn Hữu Đức (1996), những tác động của cơ chế quản lý kinh tế
Phó tiến sĩ.
12 Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân 13 Đinh Xuân Hạng (2005), Chuyển dịch Cơ cấu Kinh tế Nông nghiệp
Nông thôn- Các giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính nhằm thúc đẩy chuyển dịch nhanh, Tạp chí Tài chính số 12.
14 Nguyễn Văn Hảo (2006), Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác Lê nin, NXB Giáo dục.
15 Đỗ Hoài Nam (1996), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam, NXB Khoa học và Xã hội.
16 Nghị quyết TW Đảng 7 (Khóa X) 2008.
17 Nghị quyết TW Đảng 9 (Khóa IV), Nghị quyết Trung ương Đảng 2 (Khóa V), Nghị quyết TW Đảng 7 (Khóa VII).
18 Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam
19 Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
20 Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 19/6/2015 về chính sách Tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
21 Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 về Chính sách phát triển thủy sản.
22 Luật Hợp tác xã 2012.
23 Đặng Kim Oanh (2005), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị, số 01 năm 2005.
24 Quyết định số 899/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững.
25 Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020;
26 Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 Khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
27 Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 về Hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 – 2020.
28 Quyết định số 31/VBHN-BNNPTNT ngày 19/10/2014 về Trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
29 TS.Đặng Kim Sơn, Hoàng Thu Hỏa (2002), Một sốvấn đề về phát triển nông nghiệp và nông thôn, NXB Thống kê Hà Nội.
30 Lê Quốc Sử, Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI trong “Thời đại kinh tế tri thức”, NXB Thống kê, Hà Nội 2001
31 TS.Đặng Kim Sơn, Công nghiệp hóa từ nông nghiệp – Lý luận và thực tiễn, NXB Nông nghiệp.
32 Bùi Tất Thắng “Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành trong thời kỳ công nghiệp hóa ở Việt Nam” (2006)
33 Lê Thị Hương Thu, Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ngành nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm 2004 và 2014, Luận văn thạc sĩ.
34 Nguyễn Ninh Tuấn: “Định hướng đổi mới đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” luận án Tiến sĩ (2008)
35 Nguyễn Đỗ Anh Tuấn “Nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng trong nông nghiệp” đề tài Khoa học công nghệ cấp Bộ (2008). 36 Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh, 2015. Báo cáo kinh tế xã hội. Mê
Linh tháng 12 năm 2015.
37 Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh, 2016. Báo cáo kinh tế xã hội. Mê Linh tháng 12 năm 2016.
38 Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh, 2017. Báo cáo kinh tế xã hội. Mê Linh tháng 12 năm 2017.
39 Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh, 2018. Báo cáo kinh tế xã hội. Mê Linh tháng 12 năm 2018.
40 Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Nghiên cứu luận cứ khoa học để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, mã số KC 07-17.
PHỤ LỤC Phụ lục 01: Phiếu khảo sát
Xin chào Anh/Chị! Tôi là Đỗ Thị Mai, hiện nay tôi đang tiến hành nghiên cứu đánh giá về hoạt động Quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Mê Linh, do đó tôi thực hiện khảo sát này nhằm thu thập ý kiến khách quan của Anh/Chị đối với các yếu tố ảnh hưởng và hỗ trợ tới công tác chuyển dịch này. Những ý kiến đóng góp của Anh/Chị sẽ được sử dụng cho nghiên cứu, cũng như đóng góp cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện mê Linh, giúp gia tăng đời sống, thu nhập cho người nông dân. Vì thế, hi vọng Anh/Chị dành thời gian trả lời một cách chính xác, khách quan nhất với những câu hỏi khảo sát dưới đây.
Phần I: Thông tin ngƣời đƣợc phỏng vấn
Họ và tên: ...…(Có thể để trống) Địa chỉ: ... (Có thể để trống) Số điện thoại:...(Có thể để trống) 1. Diện tích đất nông nghiệp gia đình Anh/Chị đang sử dụng:
a- Dưới 4 sào b- Từ 4-8 sào c- Trên 8 sào
2. Hoạt động canh tác gia đình Anh/Chị đang thực hiện ( Có thể chọn nhiều phương án):
a- Trồng lúa c- Thủy sản
b- Chăn nuôi d- Trồng hoa màu
3. Thu nhập của gia đình Anh/Chị đến từ hoạt động sản xuất chủ yếu nào?
a- Trồng lúa c- Thủy sản
4. Anh/Chị có muốn thay đổi hoạt động sản xuất của mình trong thời gian tới?
a- Có b- Không
Phần II Đánh giá về các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Mê Linh
Anh/Chị hãy lựa chọn phương án trả lời phù hợp nhất với ý kiến cá nhân
theo mức độ đồng ý với các nhận định dưới đây. 1- Hoàn toàn không đồng ý
2- Không đồng ý
3- Bình thường ( Trung lập) 4- Đồng ý
5- Hoàn toàn đồng ý
Nhân tố Câu hỏi khảo sát 1 2 3 4 5
Đánh giá về Điều kiện tự
nhiên
Điều kiện tự nhiên của huyện phù hợp với khả năng canh tác các sản phẩm hoa mầu cho năng suất cao hơn trồng lúa
Điều kiện tự nhiên của huyện phù hợp với khả năng nuôi trồng thủy sản
Điều kiện tự nhiên của huyện phù hợp với nghề chăn nuôi và trang trại
Điều kiện tự nhiên của huyện nhìn chung có nhiều điểm thuận lợi cho người nông dân phát triển kinh tế
Đánh giá về tình
Tình hình kinh tế-xã hội tại huyện phù hợp cho nông dân trong việc phát triển sản phẩm hoa mầu
hình kinh tế-
xã hội
Tình hình kinh tế-xã hội tại huyện phù hợp cho nông dân trong việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản
Tình hình kinh tế-xã hội tại huyện phù hợp cho nông dân trong việc phát triển chăn nuôi và trang trại
Sự phát triển kinh tế- xã hội tại huyện là ổn định, giúp cho nhà nông có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế
Đánh giá về kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng của huyện có khả năng thúc