Phát huy tính năng động, sáng tạo của lao động nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 99 - 101)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Phát huy tính năng động, sáng tạo của lao động nông nghiệp

Người làm nông nghiệp là những chủ thể trực tiếp thực hiện quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp, có vai trò quyết định tốc độ và hiệu quả CCKT nông nghiệp. Vì vậy, cần có cơ chế chính sách tạo động lực để người lao động yên tâm với nghề nông nghiệp, để thu hút nhân lực và phát huy tính năng động, sáng tạo của người làm nông nghiệp. Cụ thể là:

- Hoàn thiện chính sách tác động trực tiếp đến người làm nông nghiệp nhằm tạo động lực thúc đẩy tham gia vào chuyển dịch CCKT nông nghiệp. Hoàn thiện nội dung chính sách khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngư với các chương trình, dự án hỗ trợ trực tiếp người sản xuất để thúc đẩy tích tụ và tập trung vốn đầu tư, thay đổi tập quán canh tác truyền thống sang phương thức sản xuất hàng hóa tạo ra sản phẩm có năng suất và chất lượng cao, sản phẩm sạch, an toàn, tăng cường các biện pháp bảo quản sản phẩm để kéo dài khả năng cất giữ trong tiêu thụ.

- Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích về vật chất và tinh thần để thu hút nhân tài, lao động kỹ thuật trình độ cao về nông thôn gắn bó, dấn thân với nghề làm nông nghiệp. Khuyến khích giới trẻ đầu tư “chất xám” tạo sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao cho thị trường trong tỉnh, trong nước và đón bắt xu hướng hội nhập.

- Triển khai mạnh chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là lao động nông nghiệp theo hướng coi trọng thực chất (thiết thực, chất lượng, hiệu quả), chuyển mạnh từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông nghiệp và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với quy hoạch, kế hoạch phát triển nông.

Tạo điều kiện thuậnlợi để người làm nông nghiệp tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của

mình. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, xã hội, của cán bộ, công chức xã và lao động nông nghiệp về vai trò của đào tạo nghề đối với việc tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp. Phải coi học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nhằm tìm kiếm cơ hội việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Bên cạnh việc tổ chức ở các trường và lớp học, việc nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp còn có thể thông qua phổ biến kiến thức, tập huấn kỹ thuật, trao đổi “đầu bờ” với các mô hình công nghệ mới được trình diễn... Cần nghiên cứu kinh nghiệm của các địa phương, các trung tâm dịch vụ nông nghiệp. Các trung tâm này đóng vai trò hướng dẫn và phổ biến những tri thức về nông nghiệp cho nông dân; mở các khóa đào tạo chuyên nghiệp; cập nhật những kiến thức cơ bản cho nông dân về công nghệ mới và tổ chức giới thiệu, trình diễn các mô hình sản xuất mới có hiệu quả, thực nghiệm, khảo sát kiến thức nông nghiệp đã ứng dụng để tìm ra các giải pháp cho những vấn đề cấp bách trên đồng ruộng, để áp dụng chúng vào sản xuất, thâm canh.

- Do tầm quan trọng của việc tổ chức, quản lý việc triển khai chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và của cấp tỉnh, cấp huyện đối với người dân, nên cần coi trọng việc nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ cấp xã. Phải đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng, tạo sự chuyển biến sâu sắc về mặt chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã đủ tiêu chuẩn, chức danh cán bộ, công chức, đủ trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực ở địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)