7. Kết cấu của luận văn
3.2.6. Hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Mê Linh là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao. Mặc dù đã tổ chức các mô hình kinh tế phát triển theo hình thức liên kết sản xuất như chuỗi rau an toàn Tráng Việt, Đại Thịnh… hay chuỗi cung ứng hoa Mê Linh là những mô hình nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân nhưng các mô hình này vẫn chỉ thực hiện ở một số mặt hàng chủ đạo, chưa áp dụng rộng rãi với các loại nông sản khác của huyện.
Cần thực hiện tốt Nghị quyết 10/2018/NQ-HĐND Hà Nội về một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Theo đó, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng vào sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm; quan tâm đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Cùng với đó, ưu tiên bố trí lồng ghép các nguồn kinh phí để hỗ trợ các HTX thực hiện mô hình liên kết sản xuất nông sản an toàn, thu hút, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
Đồng thời tích cực triển khai các hoạt động quảng bá, giới thiệu, hỗ trợ tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa nông sản thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia hội chợ, triển lãm.
Hướng tới liên kết tiêu thụ với các hệ thống bán buôn, bán lẻ lớn trong nước như: Hệ thống VinMart thuộc Tập đoàn Vingroup, hệ thống siêu thị Big C, hệ thống siêu thị Goldengate Việt Nam.
Trong khi đó, tăng cường chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chương trình nông nghiệp cận đô thị; tạo điều kiện cho các HTX, làng nghề, trang trại xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, xây dựng được các quầy hàng giới thiệu sản phẩm nông sản an toàn là cách làm mà huyện Mê Linh ưu tiên triển khai nhằm quyết tâm đẩy mạnh liên kết sản xuất, thu hút doanh nghiệp, HTX tham gia đầu tư, liên kết sản xuất theo chuỗi trên địa bàn.
Thị trường kể cả nội tiêu và xuất khẩu đối với các mặt hàng nông sản thiết yếu và có thế mạnh của Việt Nam ngày càng rộng mở, khối lượng hàng hóa tiêu thụ cũng như giá trị sản phẩm ngày một tăng cao. Tuy nhiên, các thị trường này cũng đang dần khó tính hơn, các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, về VSATTP, an toàn đối với người tiêu dùng và môi trường cũng cao hơn. Chính vì vậy, việc sản xuất và cung ứng các mặt hàng nông sản đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của các bên liên quan trong chuỗi cung ứng gồm nông dân, tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp... nhằm giữ vững uy tín thương hiệu, ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.