Phát triển bền vững công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ thúc đẩy chuyển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 105 - 107)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.7. Phát triển bền vững công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ thúc đẩy chuyển

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Do có mối quan hệ tương tác hữu cơ giữa các yếu tố, bộ phận trong một CCKT, nên để thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, nhất thiết phải coi trọng phát triển bền vững cả về công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu nông - công nghiệp - dịch vụ của huyện. Đó là:

- Phát triển bền vững về công nghiệp

Phát triển về công nghiệp không chỉ huy động được các nguồn lực trong và ngoài nước, góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH, mà còn góp phần làm tăng năng suất, chất lượng và giá trị sử dụng của sản phẩm nông nghiệp, giảm chi phí sản xuất cho mỗi đơn vị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Mê Linh lần thứ X yêu cầu:

Ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sản xuất trang thiết bị, máy móc làm đất, thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm nông - lâm - thuỷ sản, sản phẩm xuất khẩu; sản xuất phân bón, thức ăn cho chăn nuôi và thuốc bảo vệ động, thực vật... Từ thực tế nông nghiệp ở huyện Mê Linh cũng đã cho thấy tính cấp bách của việc giải quyết yêu cầu này. Trong thời gian tới, huyện cần phải:

+ Coi trọng phát triển cả công nghiệp ở thành thị, tại các khu công nghiệp và phát triển công nghiệp ở khu vực nông thôn. Việc phát triển công nghiệp không chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu đầu vào của sản xuất mà còn rất chú trọng việc đáp ứng giải quyết đầu ra, làm tăng chất lượng sản phẩm của ngành nông nghiệp trên địa bàn, tăng sức cạnh tranh hàng nông sản của huyện.

+ Chú trọng phát triển công nghiệp đáp ứng yêu cầu “đầu vào” của SXNN. Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát cụ thể, chi tiết và thận trọng về các yếu tố đầu vào cho nông nghiệp trên địa bàn. Khắc phục tình trạng hiện nay còn phụ thuộc nhiều vào nước ngoài về phân bón, hóa chất bảo vệ, thuốc thú y, chất kích thích tăng trưởng trong SXNN mà không kiểm soát được giá và chất lượng, cần chú trọng tìm giải pháp phát triển các sản phẩm thiết yếu này để nâng cao tính độc lập, tự chủ và làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Phát triển công nghiệp phải thiết thực, nhằm vào khắc phục tình trạng SXNN của huyện.

Để chủ động đầu vào cho phát triển ngành chăn nuôi, cần dựa trên quy hoạch chuyển dịch CCKT nông nghiệp để phát triển các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi theo hướng phát huy hết công suất của nhà máy hiện có trên cơ sở đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường và lập dự án đầu tư thêm một số nhà máy thức ăn đáp ứng yêu cầu phát triển ngành chăn nuôi trong huyện.

+ Phát triển công nghiệp chế biến giải quyết đầu ra cho SXNN. Hiện tại trên địa bàn huyện Mê Linh đã xây dựng và đưa vào hoạt động một số cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm và chế biến thực ăn chăn nuôi. Nhưng quy mô và công suất của các cơ sở chế biến hiện có còn chưa lớn. Bởi vậy, bên cạnh việc khai thác tối đa công suất của các cơ sở chế biến hiện có, cần dựa trên những dự báo, đánh giá chính xác nhu cầu để xây dựng mới các cơ sở chế biến nông sản, qua đó mà chủ động cung ứng sản phẩm nông nghiệp ra thị trường, tránh tình trạng được mùa thì mất giá đã diễn ra nhiều năm qua.

Cần rà soát, sắp xếp lại các cơ sở chế biến hiện có; đầu tư nâng cấp và đầu tư mới thiết bị, công nghệ chế biến gắn với phát triển vùng nguyên liệu. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển công nghiệp chế biến. Để kích thích động lực của người làm công nghiệp, chính quyền cũng cần nghiên cứu cơ chế hỗ trợ xây dựng và ổn định vùng nguyên liệu.

Đối với công nghiệp chế biến thịt gia súc, gia cầm, thủy sản, cần đầu tư nâng cấp thiết bị, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, công suất chế biến cho các cơ sở hiện có và coi trọng việc kiểm soát trên cơ sở áp dụng hệ thống GHP, GMP, HACCP để bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm khi giết mổ. Thu hút đầu tư xây dựng mới nhà máy chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm đáp ứng yêu cầu đầu ra và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi của huyện theo hướng phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)