Thực thi chiến lược, kế hoạch phát triển nông nghiệp và chuyển dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 70 - 72)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Thực thi chiến lược, kế hoạch phát triển nông nghiệp và chuyển dịch

dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Trong những năm qua, Mê Linh không ngừng triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững của Chính phủ và kế hoạch tái cơ cơ nông nghiệp của thành phố Hà Nội.

Thực hiện công văn số 1406/UBND-NNNT yêu cầu các sở, ngành liên quan, UBND huyện, thị xã thực hiện nhiệm vụ năm 2014 về lĩnh vực NN&PTNT theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Đảng bộ huyện Mê Linh tập trung chỉ đạo công tác phát triển nông nghiệp cũng như hoạt động chuyển dịch CCKT nông nghiệp, đề ra nhiệm vụ cụ thể trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Mê Linh lần thứ X (nhiệm kỳ 2015-2020).

Phối hợp tổ chức tuyên truyền Chương trình 02-CTr/TU về “Phát triển nông nghiệp xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân, giai đoạn 2011-2015”, với 09 hội nghị tọa đàm về xây dựng nông thôn mới cho nhiều hội viên nông dân với nội dung chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, ứng dụng công nghệ và đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp an toàn, đảm bảo an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường nông thôn; 05 hội nghị tuyên truyền về tiêu chí xây dựng nông thôn mới cho nông dân ở các xã, thôn. Tổ chức cho nông dân đi tham quan mô hình xây dựng nông thôn mới tiêu biểu trên địa bàn Thành phố giúp hội viên, nông dân nắm bắt cách thức tổ chức sản xuất để nâng cao hiệu quả từng bước nâng cao đời sống.

Mê Linh đã triển khai quyết liệt Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy về “Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh, bền vững”. Nhờ vậy, năm 2017, tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế ước đạt 22.383 tỷ đồng (đạt 99,9% kế hoạch, tăng 7,5% so với cùng kỳ). Trong đó kế hoạch

chuyển dịch CCKT nông nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu đáng mừng. Năm 2018 là năm thứ 3 thực hiện Nghị quyết Đại hội và thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2016-2020), toàn bộ các ngành phục vụ sản xuất nông nghiệp từ huyện đến cơ sở luôn tập trung chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch sản xuất và theo dõi quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp.

Được sự quan tâm chỉ đạo của Sở NN&PTNT thành phố Hà Nội và Huyện uỷ Mê Linh, UBND huyện đã sớm chủ động xây dựng, triển khai các Kế hoạch, chương trình, đề án, mô hình, phương án sản xuất nông nghiệp cả năm, từng vụ, công tác phòng chống thiên tai và phương án chống hạn, hướng dẫn các biện pháp phòng chống rét, dịch bệnh cho cây trồng vật nuôi, đặc biệt tăng cường phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản trong chăn nuôi đến các Phòng, ban, ngành liên quan, UBND các xã, thị trấn, các HTXDVNN và cán bộ Khuyến nông, Thú y, BVTV cơ sở. Theo dõi sát diễn biến thời tiết, tình hình sản xuất và có biện pháp xử lý kịp kịp thời, hiệu quả. Phối hợp với Công ty thuỷ lợi Mê Linh lập kế hoạch tưới, tiêu đáp ứng sản xuất cho 3 vụ trong năm.

Tiếp tục phát triển theo hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp; sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao tạo ra sản phẩm sạch, năng suất, chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm; hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp; có kế hoạch và giải pháp cụ thể trong việc xây dựng, nhân rộng các mô hình kinh tế cho hiệu quả cao, trong đó xác định rõ trách nhiệm, nhóm việc của từng cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc triển khai thực hiện theo Kế hoạch số 209-Kh/HU ngày 18/12/2018 của Huyện ủy Mê Linh về thực hiện Chương trình 02-CTr/TU.

Hướng dẫn và chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung có năng suất, chất lượng, đảm bảo vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường, hướng tới ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Đoàn Văn Trọng cho biết: Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục rà soát các vùng sản xuất kém hiệu quả để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Trong đó, huyện ưu tiên phát triển các cây trồng có thế mạnh, phù hợp với tập quán sản xuất của nhân dân và đã được cấp nhãn hiệu tập thể như: Hoa hồng, hoa cúc, rau an toàn, cây ăn quả... Đồng thời, đẩy mạnh đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, mở rộng liên kết chuỗi để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho nông dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)