Đổi mới hoạt động thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh thanh hóa (Trang 89 - 98)

3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thi đuakhen

3.2.3. Đổi mới hoạt động thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý nhà nước

Văn bản pháp luật là hành lang pháp lý, là cơ sở quan trọng nhất để nhà nước quản lý xã hội nói chung và QLNN về thi đua, khen thưởng trong giáo dục nói riêng. Trong thời gian qua, từ khi ban hành Luật Thi đua, khen thưởng đã có nhiều nghị định, thông tư hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng, qua đó công tác thi đua, khen thưởng đã có bước chuyển biến tích cực, ngày càng đi vào cuộc sống, thấy được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng,…

Nhiều nghị định, thông tư, văn bản dưới luật hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng đã được ban hành, hướng dẫn từ trung ương đến địa phương về công tác thi đua, khen thưởng đáp ứng được yêu cầu đổi mới công tác thi đua, khen thưởng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước trong tình hình hiện nay.

Tuy nhiên, văn bản hướng dẫn về thi đua, khen thưởng từ trung ương đến địa phương còn bộc lộ những bất cập như chồng chéo về đối tượng, mâu thuẫn giữa các nghị định, thông tư, về tiêu chí chưa được cụ thể, rõ ràng, cũng như quy trình, thủ tục, thẩm quyền khen thưởng và phong tặng các danh hiệu thi đua.

Để thực hiện tốt mục tiêu, trước hết cần thống nhất và nhất quán đảm bảo các nguyên tắc:

Phải phù hợp với Hiến pháp của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã định hướng: "Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược". Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 nhằm quán triệt và cụ thể hoá các chủ trương, định hướng đổi mới giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của đất nước; phù hợp với đặc điểm tình hình của ngành Giáo dục và Đào tạo tại địa phương cũng như các cơ sở giáo dục [51, tr.1].

Về nhận thức, phải khẳng định tính tất yếu của thi đua yêu nước trong nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về nhận thức đối với công tác thi đua, khen thưởng và QLNN về thi đua, khen thưởng trong đội ngũ CC, VC, NLĐ toàn ngành giáo dục và đào tạo Thanh Hóa về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác thi đua khen thưởng; thực sự coi công tác thi đua, khen thưởng là động lực cách mạng để thực hiện nhiệm vụ chính trị và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thông qua đó, phong trào thi đua nhằm phát huy sức mạnh đoàn kết của tập thể Hội đồng sư phạm nhà trường, thực hiện thành công sự nghiệp giáo dục.

Sửa đổi, bổ sung đổi mới tiêu chuẩn khen thưởng để khen thưởng chặt chẽ, khen thưởng đúng người, đúng việc, tiêu chí cần cụ thể hóa, cần có nhiều

định lượng, giảm định tính trong việc thực hiện nhằm khắc phục những bất cập công tác thi đua, khen thưởng trong thời gian qua. Cần khắc phục mâu thuẫn, chồng chéo giữa trung ương và địa phương, thống nhất hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với UBND tỉnh để công tác QLNN về thi đua, khen thưởng được triển khai và thực hiện có hiệu quả, tránh chồng chéo, mâu thuẫn,… từ đó, việc triển khai thực hiện của Sở Giáo dục đối với các đơn vị, cơ sở giáo dục được thực hiện đồng nhất, hiệu quả.

Tiếp tục triển khai nội dung Chỉ thị số 39-CT/TW, ngày 21/5/2014 của Bộ Chính trị về việc “Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến” và Chỉ thị số 34-CT/TW, ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về việc “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”, các nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013, tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng trong toàn thể CC, VC, NLĐ trong toàn ngành Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa nhằm đẩy mạnh nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Tiếp tục triển khai, thực hiện tốt Luật Thi đua, khen thưởng và các nghị định của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; thực hiện có hiệu quả Quyết định của UBND tỉnh quy định về công tác thi đua, khen thưởng, căn cứ tình hình thực tế để có văn bản hướng dẫn đến các cơ sở giáo dục thực hiện, đảm bảo nhiệm vụ chính trị được

giao, nâng cao hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng. Qua đó, Sở Giáo dục Thanh Hóa cần xây dựng và hoàn thiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong toàn ngành Giáo dụcvà đào tạo, theo tinh thần đổi mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; cụ thể hóa các tiêu chí thi đua và tiêu chuẩn đánh giá khen thưởng; hệ thống hóa các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng theo tính chất công việc hoặc theo đối tượng thực hiện, để các cơ sở giáo dục dễ hiểu và dễ triển khai thực hiện có hiệu quả một cách thực chất, đáp ứng được yêu cầu đổi mới công tác thi đua, khen thưởng. Qua đó, sẽ có những chuyển biến tích cực trong việc triển khai thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. Thủ trưởng các cơ sở giáo dục từ đó cũng nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng đối với đơn vị nhằm hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.

Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức phong trào thi đua thiết thực, phát triển đều khắp ở tất cả đơn vị, cơ sở giáo dục trong tỉnh tạo khí thế sôi động trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh, sinh viên nhằm thực hiện thành công Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo với mục tiêu chung: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo của tỉnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập đa dạng của nhân dân, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [52, tr.2].

Sở Giáo dục Thanh Hóa cần hướng dẫn cụ thể các cơ sở giáo dục về lộ trình thi đua cho tập thể và cá nhân. Xây dựng lộ trình phấn đấu cho từng cá nhân, tập thể từ 5 đến 7 năm trở lên để vừa định hướng đăng kí danh hiệu thi đua đầu năm, vừa tham mưu cho lãnh đạo và nhất là hướng dẫn, động viên mọi người phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hướng dẫn cặn kẻ cách viết bản thành tích cá nhân, tập thể theo mẫu trong Nghị định 39/2012/NĐ-

CP, ngày 27/4/2012 của Chính phủ cũng như cách tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm (nếu đề nghị Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, bộ, Huân chương các loại) đạt yêu cầu hồ sơ thi đua khi trình về Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh,của Bộ Giáo dục.

Đối với công tác xét khen thưởng: Ngay từ đầu năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục cần thực hiện đúng quy trình là có trách nhiệm xây dựng văn bản phát động thi đua. Nội dung phát động thi đua hướng vào nhiệm vụ chính trị trọng tâm của đơn vị, có tên gọi và chủ đề cụ thể, những phong trào thi đua mang đặc thù của ngành. Sau khi phát động thi đua các đơn vị căn cứ vào phong trào triển khai cho tập thể, cá nhân đăng ký danh hiệu thi đua; bình xét khen thưởng vào dịp cuối năm học, cuối cùng là quyết định khen thưởng đối với cấp mình quản lý theo phân cấp và trình khen thưởng đối với cấp trên.

Sở Giáo dục Thanh Hóa cần ban hành quy định cụ thể về tiêu chuẩn khen thưởng đảm bảo nguyên tắc khen thưởng được chính xác, công bằng. Kết hợp quy định về tiêu chuẩn khen thưởng và quy định về số lượng, tỷ lệ khen thưởng tương xứng với thành tích, kết quả của phong trào thi đua.

Hội đồng thi đua - Khen thưởng các cấp từ cơ sở giáo dục, Hội đồng khoa học ngành giáo dụcvà đào tạo huyện đến Hội đồng Khoa học ngành giáo dục và đào tạo tỉnh phải làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, xét thi đua, khen thưởng phải công tâm, công bằng và khách quan, đề nghị khen thưởng đúng người, đúng việc, đúng thành tích,… Và điều không kém phần quan trọng là Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thực hiện đúng quy trình họp xét, tránh để đơn thư, kiếu nại tố cáo diễn ra.

Khắc phục việc khen thưởng tràn lan, khen thưởng chủ yếu là cán bộ quản giáo dục, chú trọng khen thưởng những tập thể nhỏ, những nhà giáo trực tiếp nuôi dạy, trực tiếp giảng dạy và đặc biệt quan tâm khen thưởng đến nhân viên phục vụ, tạo sự công bằng trong thi đua, tránh xét thi đua theo lối cảm

tính, nể nang,… Để khắc phục được khen thưởng tràn lan, khen thưởng chủ yếu là cán bộ quản lý giáo dục thì cần xây dựng giải pháp để đảm bảo tỷ lệ khen thưởng người trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy và nhân viên các cơ sở giáo dục. Tỷ lệ khen thưởng cán bộ quản lý giáo dục không quá 20% tỷ lệ cá nhân đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, từ đó tỷ lệ dành cho người trực tiếp nuôi dạy, giáo viên trực tiếp giảng dạy và nhân viên phục vụ được nâng lên. Bên cạnh đó, cần xây dựng các bộ tiêu chí đối với cán bộ quản lý, đối với giáo viên, đối với nhân viên phục vụ. Ban hành quy chế xét khen thưởng trong đó phải phân định rõ các nhóm đối tượng để xét thi đua nhằm mang lại càng công bằng và khách quan hơn, tránh nể nang, xét thi đua theo cảm tính,…

Cần có tiêu chí cụ thể về sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học để Hội đồng sáng kiến, hội đồng khoa học ngành giáo dụcvà đào tạo có cơ sở căn cứ quy định để nghiệm thu công nhận sáng kiến, những sáng kiến kinh nghiệm hoặc đề tài nghiên cứu khoa được ứng dụng có hiệu quả trong thực tiễn, làm thước đo quan trọng khi xét danh hiệu thi đua và khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng. Qua đó, Sở Giáo dục Thanh Hóa giới thiệu, báo cáo tham luận về những việc làm mới, hiệu quả trong công tác giảng dạy hoặc đăng tải những sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học có hiệu quả thiết thực trên cổng thông tin điển tử của Sở Giáo dục Thanh Hóa để giáo viên học tập, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm,...

Cần tổ chức lấy ý kiến về một số hình thức khen thưởng bậc cao trên cổng thông tin điển tử của Sở, Phòng Giáo dục đào tạo, các cơ sở giáo dục, đảm bảo công khai, minh bạch trong công tác thi đua, khen thưởng.

Đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong lưu trữ hồ sơ khen thưởng; lưu hồ sơ khoa học, bổ sung phần mềm quản lý danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của tập thể và cá nhân trong ngành để việc thẩm định đủ điều kiện xét khen thưởng được dễ dàng và nhanh chóng.

Đối với việc phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến:Để tổ chức phong trào thi đua đạt hiệu quả, cần coi trọng việc phát hiện, bồi dưỡng điển hình và có nhiều hình thức, biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến, các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong các phong trào thi đua, tạo sức lan tỏa trong toàn xã hội, trong toàn ngành Giáo dụcvà đào tạo nói riêng. Điển hình tiên tiến là kết quả, là sản phẩm của các phong trào thi đua, vì vậy thông qua các phong trào thi đua để phát hiện điển hình tiên tiến của từng giai đoạn và của cả phong trào thì cần:

Sở Giáo dục Thanh Hóa phải chủ động gắn với các cơ sở giáo dục để phát hiện, xây dựng, bồi dưỡng gương điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; gắn kết các phong trào thi đua yêu nước với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị bằng cách tăng cường các hình thức khen thưởng thi đua theo đợt, theo chuyên đề. Đẩy mạnh việc phát hiện điển hình tiên tiến để thực hiện khen thưởng đột xuất cho các đối tượng thực sự là những cá nhân có thành tích xuất sắc, xứng đáng với danh hiệu đã được khen thưởng. Nâng cao ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của công tác khen thưởng để từ đó công tác khen thưởng ngày càng thực sự là động lực cho thi đua lành mạnh, sự nỗ lực phấn đấu của từng CC, VC, NLĐ trong toàn ngành Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa, đó là cho sự cố gắng của tập thể và cá nhân. Bên cạnh đó cần phối kết hợp với cơ quan báo chí, truyền thông trong việc tuyên truyền và nhân rộng điển hình tiên tiến; có nhiều hình thức biểu dương, tôn vinh các gương điển hình tiên tiến, gắn với phong trào thi đua “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” tạo sức lan tỏa trong toàn xã hội nói chung, ngành Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa nói riêng. Lấy kết quả học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, kết quả thi đua “Dạy tốt, học tốt”, quản lý tốt là những tiêu chuẩn chủ yếu đánh giá bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm.

Thông qua phong trào thi đua yêu nước phát hiện các mô hình, các gương “Người tốt, việc tốt”, các nhân tố mới để xây dựng, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng, tạo sự lan tỏa nhanh phong trào thi đua, phong trào hành động cách mạng thiết thực. Tổ chức suy tôn, bình chọn các tập thể, có thành tích xuất sắc phong trào thi đua để biểu dương, khen thưởng kịp thời để động viên; đồng thời tăng cường tính chủ động phát hiện xem xét, đánh giá và khen thưởng thành tích của tập thể, cá nhân tại các cơ sở giáo dục, giảm phụ thuộc vào báo cáo thành tích của cấp dưới; khen thưởng phải dựa trên kết quả phong trào thi đua và thành tích thực chất của các tập thể và cá nhân đóng góp cho phong trào thi đua.

Sở Giáo Thanh Hóa phối hợp với cơ quan truyền thông địa phương tổ chức các hình thức tôn vinh, họp mặt các gương điển hình tiên tiến, gương “Người tốt, việc tốt”, các nhân tố mới, mô hình mới trong dịp Tết Nhà giáo Việt Nam hàng năm nhằm thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, nêu gương.

Tổ chức tuyên dương, vinh danh trang trọng, ấn tượng: Tổ chức mời cá nhân, tập thể có thành tích được khen thưởng về trao tặng, vinh danh trong Hội nghị tổng kết năm học, trong dịp Kỷ niệm Nhà giáo Việt Nam hoặc trong ngày khai giảng năm học tại Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị, cơ sở giáo dục. Qua đó, cá nhân được nhận thưởng sẽ vinh dự nhận thưởng, đồng thời tuyên truyền, động viên các cá nhân tích cực phấn đấu tham gia phong trào thi đua, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Trong từng buổi lễ, phần khen thưởng tổ chức trang trọng từ hình thức đến nghi thức trao. Chú trọng chỗ ngồi, người trao, vinh danh tên người nhận và mức khen song song với lúc trao tặng. Chuyển từ hình thức trao đồng loạt sang trao lần lượt từng người. Qua đó, công tác vinh danh, tuyên dương được trang trọng hơn, trao đúng người.

Trong buổi tổ chức tuyên dương, nên mời tập thể, cá nhân có thành tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh thanh hóa (Trang 89 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)