3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thi đuakhen
3.2.1. Đổi mới tư duy và phương thức quản lý nhà nước về công tác thi đuakhen
3.2.1. Đổi mới tư duy và phương thức quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tại Thanh Hóa đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tại Thanh Hóa
Để thực hiện tốt công tác đổi mới phương thức quản lý thi đua khen thưởng trong giáo dục các cơ quan trong ngành Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa cần thực hiện nghiêm túc các nội dung cơ bản sau:
Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục đối với công tác thi đua, khen thưởng; Lãnh đạo Sở Giáo dục, Lãnh đạo Phòng Giáo dục, Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng; gắn trách
nhiệm của tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể, trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của cơ quan, đơn vị. Người đứng đầu quan tâm tốt công tác thi đua, khen thưởng thì chắc chắn rằng công tác thi đua, khen thưởng của đơn vị đó đi vào nề nếp, phong trào thi đua có hiệu quả và thiết thực, đáp ứng được mục đích của công tác thi đua, khen thưởng nó sẽ trở thành đòn bẩy thúc đẩy phong trào thi đua trong toàn ngành Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa trong tình hình mới.
Cấp ủy, người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục trong ngành Giáo dụcvà đào tạo, thủ trưởng các cơ sở giáo dục cần phải phát huy tích cực vai trò tiên phong, gương mẫu, là hạt nhân trong các phong trào thi đua, “Dạy tốt - Học tốt” gắn với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”, tránh phô trương phong trào, hình thức. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị luôn có ý thức khắc phục những biểu hiện buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thi đua, khen thưởng; chỉ đạo trong công tác thi đua, khen thưởng cần phải có nghệ thuật, nghệ thuật là lôi cuốn, động viên tập thể, cá nhân tại đơn vị mình tích cực tham gia phong trào thi đua, tạo sự đoàn kết tại đơn vị, đưa tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị cần có kế hoạch cụ thể để tiếp tục tập trung tuyên truyền, quán triệt sâu sắc đầy đủ Chỉ thị số 39-CT/TW, ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị và Kết luận số 83- KL/TW, ngày 03/8/2010 của Ban Bí thư khóa X “về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến” [1, tr.2]. Gắn kết các phong trào thi đua với việc: “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh” theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2011 của Bộ Chính trị (khóa XI) gắn với Nghị quyết Trung ương IV (khóa XI) để tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh luôn được biểu hiện và sống mãi qua các phong trào thi đua yêu nước, qua đó nâng cao chất lượng các phong trào thi đua, thi đua trở thành thiết
thực, đúng với mục đích, yêu cầu nhiệm vụ của phong trào thi đua, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [2, tr.1].
Để phong trào thi đua triển khai một cách hiệu quả, thiết thực, thường xuyên, liên tục, cần có sự lãnh đạo thống nhất và sự phối hợp chặt chẽ giữa Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể, đảm bảo thi đua trở thành động lực thúc đẩy phong trào dạy và học tại các cơ sở giáo dục. Cần tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về nhận thức đối với công tác thi đua, khen thưởng và QLNN đối với hoạt động này. Qua đó, CC, VC, NLĐ trong toàn ngành nhận thức được mục đích, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng. Có nhận thức đúng đắn mới có hành động đúng đắn. Từ đó, kết quả chất lượng giáo dục được giữ vững, ổn định và phát triển đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác thi đua, khen thưởng. Nhận thức của mỗi người về công tác thi đua, khen thưởng là yếu tố quan trọng để thực hiện các phong trào thi đua, để mọi người hăng hái, tích cực tham gia phong trào thi đua, phong trào thi đua nó mới trở thành thiết thực và có tác dụng tích cực gắn với việc thực hiện nhiệm vụ được giao là công tác giáo dục.
Kết quả công tác thi đua, khen thưởng được đưa vào tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của CC, VC, NLĐ trong việc đánh giá công chức, viên chức cuối năm học, đó cũng là cơ sở căn cứ để đánh CC, VC, NLĐ nhằm với mục đích thúc đẩy mọi người hăng hái tham gia tích cực phong trào thi đua, nâng cao năng suất và hiệu quả trong công việc, từ đó mọi tập thể, cá nhân tích cực đăng ký danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
Nội dung các phong trào thi đua phải bám sát việc thực hiện nhiệm vụ của ngành, của đơn vị và với từng giai đoạn cụ thể, từng năm học cụ thể. Thi đua phải thường xuyên, liên tục và tạo được động lực phát triển của mỗi cá nhân, của mỗi tập thể. Mỗi phong trào thi đua phải có các tiêu chí thi đua cụ thể với nhiều mức phấn đấu phù hợp với điều kiện thực tế ở từng cơ sở giáo
dục và từng giai đoạn phát triển. Có như thế, việc thực hiện phong trào thi đua ngày càng được đi vào chiều sâu và có hiệu quả, tránh triển khai thực hiện phong trào thi đua hình thức, tổ chức tuyên truyền thì hăng hái thực hiện, nhưng sau một thời gian, không được kiểm tra, giám sát thì phong trào đó bị buông lỏng, không mang lại lợi ích cho xã hội, cho học sinh và cho nhà trường. Cùng với việc phát động phong trào thi đua từng năm học, từng giai đoạn, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của ngành Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa và các đơn vị, các cơ sở giáo dục căn cứ vào nhiệm vụ năm học, các cấp phát động phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề trong ngành, tại đơn vị mình để giải quyết những vấn đề khó khăn, cấp bách và đánh giá, rà soát những phong trào thi đua còn hình thức, chưa có tác dụng thiết thực để từ đó từng đơn vị, các cơ sở giáo dục điều chỉnh lại cho phù hợp với mục đích và ý nghĩa của phong trào thi đua trong tình hình hiện nay.
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng từ Sở Giáo dục và Đào tạo đến Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục khi phát động, triển khai phong trào thi đua cần xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung, biện pháp, đối tượng tham gia và tiêu chí đánh giá thi đua. Phong trào thi đua phải gắn chặt với nhiệm vụ năm học và phải thiết thực, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, chống mọi biểu hiện hình thức và chạy theo thành tích trong thi đua.
Thủ trưởng các cơ sở giáo dục phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng của đơn vị mình. Tiếp tục tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, tư tưởng về thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh; chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, làm chuyển biến nhận thức của CC, VC, NLĐ về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng. Thủ trưởng đơn vị phải đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc tư duy cho của CC, VC, NLĐ tại đơn vị mình, tăng cường vai trò của Đảng và Nhà nước đối với quá trình đổi mới thi đua, khen thưởng. Xác định khâu tư tưởng, nhận thức là then chốt, là cơ sở cho mọi công
cuộc đổi mới. Vì vậy, cần thường xuyên triển khai, tuyên truyền để toàn thể CC, VC, NLĐ nhận thức được lợi ích của thi đua, tránh buông lỏng, không quan tâm đến công tác đăng ký thi đua và kết quả khen thưởng, đẩy lùi những biểu hiện tư tưởng tiêu cực trong việc thực hiện phong trào thi đua; cần làm cho mọi người nhận thức đúng đắn và tham gia tích cực phong trào thi đua, thực sự coi công tác thi đua, khen thưởng là động lực cách mạng để thực hiện nhiệm vụ chính trị và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới.
Tiếp tục triển khai phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” gắn với nội dung, yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) và Kế hoạch triển khai Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Ngành Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa cần xác định rõ vai trò của công tác thi đua, khen thưởng trong việc khích lệ, động viên đội ngũ CC, VC, NLĐ, học sinh, sinh viên trong toàn ngành nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ đổi mới căn bản toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Trong thời gian tới, ngành cần tiếp tục thực hiện phong trào thi đua đổi mới, sáng tạo với các hình thức, nội dung đa dạng, phong phú, … trong đó cần lồng ghép tư tưởng, nội dung của các phong trào thi đua, cuộc vận động nhằm hướng dẫn các cơ sở giáo dục triển khai các hoạt động cụ thể theo từng năm học.
Phong trào thi đua phải xác định được mục tiêu, nội dung cụ thể, thiết thực, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm thực tiễn của các cơ sở giáo dục. Phong trào thi đua phải được tổ chức phát động với những hình thức sôi động, hấp dẫn, thu hút được toàn thể CC, VC, NLĐ và học sinh, sinh viên tích cực tham gia. Đồng thời, cần phải thực hiện nghiêm túc việc đôn đốc,
kiểm tra, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua; thông qua các phong trào thi đua, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc để biểu dương, tôn vinh, khen thưởng kịp thời nhằm thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước.
Các phong trào thi đua chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến. Công tác xây dựng điển hình tiên tiến phải được thực hiện từ cơ sở và thực hiện đồng bộ cả 4 khâu quan trọng trong quá trình thực hiện: Phát hiện - bồi dưỡng - tổng kết - nhân điển hình tiên tiến. Từ Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo đến các cơ sở giáo dục có kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng, xây dựng các mô hình mới, nhân tố mới trong từng năm học và trong từng giai đoạn, có thể ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn tùy theo phong trào thi đua mà có kế hoạch thực hiện cụ thể; cần lựa chọn được các điển hình thật sự tiêu biểu, xuất sắc toàn diện để phổ biến, nêu gương và nhân rộng trong toàn xã hội nói chung và trong toàn ngành Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa nói riêng [51, tr.2].
Việc thực hiện tốt phong trào thi đua nghĩa là cần phải tuân thủ theo đúng quy trình, các bước tiến hành như: xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nội dung, thang điểm, phát động, tuyên truyền, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết tổng kết và tiến hành khen thưởng.
3.2.2. Nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh