Tình hình quản lý nhà nước về thi đuakhen thưởngtrong lĩnh vực giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh thanh hóa (Trang 45)

2.2.1. Về tình hình giáo dục của tỉnh Thanh Hóa

Công tác tổ chức, quản lý cơ sở giáo dục của một số địa phương chưa thật sự đi vào chiều sâu, năng lực chính trị, chuyên môn của một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục và nhà giáo chưa theo kịp yêu cầu đổi mới giáo dục. Tư duy về chỉ đạo giáo dục trong một bộ phận cán bộ quản lý còn chậm đổi mới, vẫn nặng về chỉ đạo, quản lý theo kiểu hành chính, mệnh lệnh. Năng lực thực hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của một số giáo viên không đồng bộ với trình độ chuyên môn.

Công tác đổi mới giáo dục, hiện tại, cơ sở vật chất trường học chưa đáp ứng đủ nhu cầu dạy và học, tình trạng thiếu phòng học (học 2 buổi/ngày), nhà đa năng, phòng thí nghiệm thực hành, phòng phục vụ học tập, phòng chức năng và thiết bị dạy học vẫn còn nhiều nhất là ở các vùng miền núi xa xôi. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia các cấp còn hạn chế vì thiếu

vốn. Điều này cũng ảnh hưởng đến tác động chiến lược phát triển giáo dục của ngành.

Việc nâng cao chất lượng giáo dục, giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh, xây dựng văn hóa nhà trường và môi trường học đường lành mạnh còn nhiều khó khăn, một phần bởi sự tác động phức tạp của các tệ nạn xã hội bắt nguồn từ đời sống kinh tế - xã hội phức tạp ngoài nhà trường.

Phong trào thi đua phát triển chưa thống nhất, đồng đều tại đơn vị, cơ sở giáo dục, còn mang nhiều hình thức, hiệu quả mang lại chưa cao, khen thưởng chưa kịp thời, do đó chưa động viên được toàn thể CC, VC, NLĐ tích cực tham gia hăng hái thi đua lập thành tích xuất sắc trong mỗi phong trào.

Gương điển hình tiên tiến chưa được phổ biến nhân rộng.Công tác hướng dẫn Quy chế hoạt động thi đua khối trong từng năm học đến các cơ sở giáo dục chưa được cụ thể, rõ ràng về nội dung thi đua.

Công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá phong trào thi đua còn mang nặng tính hình thức, chưa mạnh dạn đánh giá những hạn chế, bất cập tại đơn vị. Một số cơ sở giáo dục xem nhẹ việc tổ chức phát động phong trào thi đua; một số CC, VC, NLĐ không quan tâm đến danh hiệu thi đua, cũng như hình thức khen thưởng, từ đó tác động không nhỏ đến phong trào thi đua, ảnh hưởng chất lượng giảng dạy trong các cơ sở giáo dục.

2.2.2. Khái quát công tác quản lý về thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Thanh Hóa hiện nay

2.2.2.1. Công tác chỉ đạo hoạt động quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trong giáo dục

Thực hiện chỉ thị số 39-CT/TW ngày 21/5/2004 và chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng và đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước. UBND tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm đối với công tác thi đua khen thưởng của ngành giáo dục và đào tạo, do ngành có đặc thù riêng phải thực hiện nhiệm vụ chính trị gắn với

từng năm học và gắn với các ngành khác việc đánh giá thường vào dịp tổng kết cuối năm. Hàng năm UBND tỉnh khen thưởng cho các tập thể, cá nhân thuộc ngành giáo dục và đào tạo vào tổng kết cuối năm học, trong đó việc khen thưởng được chỉ đạo thực hiện thống nhất từ cấp cơ sở với đầy đủ danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với các nhân, tập thể. Ngoài ra tăng cường khen thưởng thưởng chuyên đề, khen thưởng đột xuất cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác bồi dưỡng, thi giáo viên giỏi, học sinh giỏi các cấp,...

Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Thanh Hóa hàng năm tham mưu cho tỉnh chỉ đạo thực hiện công tác thi đua khen thưởng của ngành giáo dục và đào tạo đảm bảo theo quy định từ công tác ban hành văn bản, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định trong quản lý nhà nước về lĩnh vực khen thưởng, công tác tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức làm công tác thi đua, thẩm định thành tích thi đua,...

Bên cạnh sự quan tâm của UBND tỉnh, ngành giáo dục và đào tạo Thanh Hóa đã tích cực quán triệt, triển khai tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước và của tỉnh về công tác thi đua khen thưởng. Các cấp chính quyền địa phương trong tỉnh, Sở Giáo dục đã chỉ đạo các Phòng giáo dục, các nhà trường ở các cấp tổ chức nhiều phong trào thi đua yêu nước trong cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của thi đua khen thưởng; từ đó tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, nội lực và tinh thần đoàn kết, tạo động lực vượt qua khó khăn, thách thức, đưa sự nghiệp giáo dục lên một tầm cao mới. Toàn ngành giáo dục và đào tạo đã bám sát vào sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục, UBND tỉnh và Hội đồng thi đua khen thưởng, Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh về công tác thi đua khen thưởng. Hàng năm, Sở giáo dục đã xây dựng kế hoạch phát động phong trào thi đua theo chủ đề, chủ điểm, gắn các đợt thi đua với kỉ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, của tỉnh và của ngành;

việc đăng ký thi đua của từng đơn vị, từng cá nhân được chú trọng, tạo được không khí thi đua sôi nổi trong toàn ngành, góp phần tạo động lực thúc dẩy đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cán bộ, giáo viên đều được quán triệt và có nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác thi đua khen thưởng, xem đó như đòn bẩy trong hoạt động thực thi nhiệm vụ. Ngoài ra, chú trọng việc củng cố tổ chức, bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng trong các cơ sở giáo dục.

Thực hiện đổi mới công tác thi đua khen thưởng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các phong trào thi đua, Sở giáo dục Tỉnh đã tổ chức phân chia các cơ sở giáo dục trong tỉnh thành 4 cụm thi đua để đánh giá công tác thi đua hàng năm. Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ giáo dục, Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh, Sở giáo dục tỉnh đã cụ thể hóa, xây dựng tiêu chí đánh giá thi đua trong các trường, trung tâm, các phòng Giáo dục theo nhiệm vụ trọng tâm năm học; phối hợp với công đoàn ngành chỉ đạo cơ sở đăng ký thi đua, xây dựng chỉ tiêu phấn đấu cơ sở, ký giao ước thi đua và thực hiện kế hoạch năm học để làm cơ sở cho việc đánh giá, bình xét, đề nghị khen thưởng cuối năm đảm bảo chính xác, công bằng và khách quan.

Chỉ đạo thực hiện tốt công tác phát hiện, xây dựng, bồi dưỡng và nhân rộng gương điển hình tiên tiến, kịp thời biểu dương những đơn vị, cá nhân tiêu biểu toàn diện trong từng lĩnh vực, để nhân rộng trong các đơn vị và trong toàn ngành. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong ngành, trong nhân dân những tấm gương tiêu biểu, gương người tốt việc tốt trong đội ngũ giáo viên, cán bộ, học sinh, sinh viên bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền nhân rộng các nhan tố mới là nhiệm vụ, nội dung quan trọng trong tổ chức phong trào thi đua yêu nước, là nhiệm vụ trọng tâm và phương thức quan trọng nhằm cổ động, tuyên dương kịp thời các nhân tố mới để các điển hình tiên tiến được lan tỏa góp

phần thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của Đảng, chinh sách Nhà nước và pháp luật.

2.2.2.2. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Thanh Hóa

Tổ chức bộ máy làm công tác thi đua khen thưởng:Thực hiện Nghị định số 16/2009/NĐ-CP ngày 16/02/2008, Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/04/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thông tư số 01/2010/TT-BNV ngày 16/04/2010 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Ban Thi đua - Khen thưởng trực thuộc Sở Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở nội vụ được thành lập theo quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa. Ban Thi đua - Khen thưởng là cơ quan thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh. Lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh gồm 01 trưởng ban đồng thời là Phó giám đốc Sở Nội vụ và 02 phó trưởng ban.

Các phòng chuyên môn: Phòng hành chính tổng hợp, Phòng nghiệp vụ thi đua các sở, ban, ngành (Phòng nghiệp vụ 1) và Phòng nghiệp vụ thi đua cấp huyện, cơ sở và doanh nghiệp (Phòng nghiệp vụ 2) chuyên quản lý công tác thi đua khen thưởng toàn tỉnh, trong đó Phòng nghiệp vụ 1 được giao phụ trách theo dõi công tác thi đua khen thưởng của Sở giáo dục (bao gồm các đơn vị trực thuộc Sở là các trường trung học phổ thông, trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên tỉnh), các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh; Phòng nghiệp vụ 2 được giao nhiệm vụ phụ trách, theo dõi công tác thi đua khen thưởng của UBND huyện, thị xã, thành phố, trong đó có phòng giáo dục các cấp mầm non, tiểu học, trung học, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện.

Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Thanh Hóa mặc dù thuộc Sở Nội vụ nhưng về mặt nghiệp vụ lại độc lập với Sở Nội vụ, có thẩm quyền thẩm định hồ sơ và trình trực tiếp Chủ tịch UBND tỉnh văn bản về thi đua khen thưởng. Với nhiệm vụ trực tiếp quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng của tỉnh hàng năm, Ban Thi đua - Khen thưởng tham mưu cho Sở Nội vụ, UBND tỉnh ban hành các văn bản về quy định, quy chế, chính sách khen thưởng, trong đó có lĩnh vực giáo dục; tham mưu ban hành các chương trình, kế hoạch, hướng dẫn triển khai phát động các phong trào thi đua, tổng kết khen thưởng....

Đối với công tác thi đua khen thưởng của ngành Giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóa, Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh phân công 02 Phó trưởng ban và 04 công chức chuyên quản lý phụ trách đôn đốc, hướng dẫn Sở Giáo dục, UBND huyện, thị xã, thành phố, các phòng Nội vụ, Phòng giáo dục triển khai thực hiện phong trào thi đua khen thưởng theo quy định.

Ở cấp tỉnh có Hội đồng thi đua - khen thưởng tỉnh (Điều 63 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ): Hội đồng thi đua - khen thưởng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan tham mưu cho cấp ủy, chính quyền về công tác thi đua khen thưởng tại địa phương.

Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóa: Theo quy định của UBND tỉnh Thanh Hóa, Sở Giáo dục và đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục ở tại địa phương, trong đó có công tác thi đua khen thưởng. Hiện nay, Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóa giao Văn phòng Sở là thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng của ngành; hướng dẫn, tổ chức, kiểm tra, đề nghị khen thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng. Theo đó, Văn phòng Sở bố trí 02 cán bộ chuyên trách và 01 chuyên viên phối hợp theo dõi công tác thi đua khen thưởng của ngành giáo dục và đào tạo.

Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo quyết định thành lập Hội đồng thi đua - Khen thưởng của Sở, có nhiệm vụ tham mưu, tư vấn giúp Giám đốc Sở thực

hiện tốt về công tác quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục; thẩm định xét các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo thẩm quyền của Giám đốc Sở và trình các cấp khen thưởng.

Đối với cấp huyện:Thực hiện Nghị định số 12/2010/NĐ-CP ngày 26/02/2010, Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/05/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Thông tư 15/2014/TT-BNV ngày 31/10/2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Tỉnh Thanh Hóa có 27 huyện, Thị xã, thành phố. Theo đó, mỗi đơn vị có 01 Phó thủ trưởng cơ quan phụ trách 02 chuyên viên theo dõi phụ trách công tác thi đua khen thưởng, trong đó có phòng Giáo dục và các đơn vị trực thuộc.

Ở các huyện, thị xã, thành phố, ngoài bộ phận chuyên trách làm công tác thi đua khen thưởng là các phòng Nội vụ, thì các phòng Giáo dục đều bố trí cán bộ, công viên chức kiêm nhiệm làm công tác thi đua khen thưởng. Ở cấp huyện, Hội đồng thi đua - Khen thưởng cấp huyện có nhiệm vụ tham mưu giúp Chủ tịch UNBD huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trên địa bàn, trong đó có nội dung về thi đua khen thưởng ngành Giáo dục và đào tạo. Hội đồng thi đua - Khen thưởng cấp huyện giúp Chủ tịch UBND huyện xét các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với các cá nhân, tập thể thuộc các bậc học do UBND cấp huyện quản lý.

Ở cấp cơ sở (các trường, cơ sở giáo dục) đều bố trí người kiêm nhiệm theo đội phụ trách công tác thi đua khen thưởng. Ngoài ra, ở các trường, các cơ sở giáo dục còn có Hộ đồng thi đua khen thưởng cấp cơ sở, có nhiệm vụ giúp thủ trưởng cơ quan đơn vị trong việc bình xét các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng để trình các cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định.

Bảng 2.1: Số lượng, cơ cấu công chức, viên chức làm công tác thi đua khen thưởng ngành Giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóa

(tính đến hết năm 2018) Đơn vị tính: Người Đơn vị, Bậc học Số lượng CB, CVC làm công tác thi đua Chuyên trách

Kiêm nhiệm Thời gian

công tác Công đoàn Hành chính Giáo viên Cán bộ quản lý Trên 03 năm Dưới 03 năm Sở Giáo dục 2 2 2 Phòng Giáo dục 27 16 8 3 22 5 Trường mầm non 320 215 20 30 55 250 70 Trường Tiểu học 286 196 27 26 37 228 58 Trường Trung học 267 191 22 28 26 152 115 Trường Phổ thông 76 27 8 12 29 42 34 TTHN, GDTX 27 2 4 18 3 19 8 Trường Đại học, Cao đẳng 6 1 4 1 5 1 Tổng cộng 1011 2 648 93 117 151 720 291

(Nguồn: Tổng hợp từ Sở Giáo dục và đào tạo, Phòng giáo dục các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Thanh Hóa)

Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi đua khen thưởng. Đội ngũ cán bộ, chuyên viên phụ trách công tác thi đua khen thưởng tiếp tục được đổi mới: Hầu hết đã từng qua công tác giảng dạy và quản lý giáo dục, có trình độ chuyên môn Đại học trở lên, nhiệt tình, chịu khó, vững vàng về nghiệp vụ, tham mưu tổ chức chỉ đạo các hoạt động thi đua có hiệu quả, góp sức cùng

nhà trường, đơn vị và toàn ngành thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.

Tỉnh Thanh Hóa đã và đang tiếp tục quan tâm kiện toàn hội đồng thi đua, khen thưởng các cấp bảo đảm hoạt động chất lượng, hiệu quả. Chú ý đào tạo, bồi dưỡng, bố trí đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng đủ về số lượng, có năng lực thực tiễn, có phẩm chất đạo đức để việc tham mưu, thực hiện có hiệu quả cao hơn. Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, người lao động làm công tác thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục, tỉnh luôn quan tâm việc tập huấn, phổ biến, hướng dẫn thực hiện Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản liên quan của Đảng, Nhà nước để nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức và nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng.

Tuy nhiên hiện nay, CC, VC, NLĐ làm công tác thi đua, khen thưởng tại Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh thanh hóa (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)