1.2.2.1. Nhóm yếu tố bên trong Nhà nước - Chính sách, pháp luật về thi đua khen thưởng
Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, công tác thi đua khen thưởng cũng vậy. Những năm qua hệ thống văn bản pháp luật về thi đua khen thưởng nói chung trong đó có lĩnh vực giáo dục nói riêng đã được ban hành khá đầy đủ, đồng bộ đã tạo ra hành lang pháp lý về quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng ngày càng hiệu quả hơn.
Hệ thống văn bản về thi đua khen thưởng bao gồm Luật, nghị định, thông tư về đã cụ thể hóa các chính sách, chủ trưởng của Đảng, Nhà nước về thi đua đua khen thưởng, tạo sự thống nhất trong quản lý trên phạm vi cả nước. Trên cơ sở các văn bản của trung ương, các địa phương đã có sự cụ thể hóa thành các chính sách cụ thể phù hợp với thực tế địa phương để tổ chức triển khai thực hiện công tác thi đua khen thưởng một cách thiết thực và hiệu quả.
- Yếu tố văn hóa, tư tưởng và nhận thức của người lãnh đạo
Công tác tư tưởng văn hóa có vai trò ý nghĩa đặc biệt trong thi đua khen thưởng. Không thể phát động phong trào nếu tư tưởng không thống nhất; không thể thi đua nếu các hình thức thi đua không hấp dẫn và có ý nghĩa; không có tác dụng khi thi đua khen thưởng nếu như tư tưởng không thông và người khác không thể noi gương. Công tác tư tưởng văn hóa phải huy động được sức mạnh tổng hợp của các cơ quan tuyên truyền, giáo dục của Đảng và các đoàn thể nhân dân các cơ quan thông tin đại chúng như: Báo chí, phát thanh, truyền hình...tham gia tích cực công tác tuyên truyền, giáo dục và cổ
động phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng. Các cơ quan đơn vị làm công tác tư tưởng văn hóa cần xác định công tác thi đua khen thưởng là nhiệm vụ chính trị quan trọng thường xuyên của mình.
Thực tế cho thấy “ Cán bộ nào, phong trào đó” là nhằm đề cao vai trò của người lãnh đạo, người cán bộ trực tiếp làm phong trào cho nên cần phải nêu cao vai trò của người cán bộ trực tiếp làm công tác thi đua khen thưởng. Nếu người đứng đầu quan tâm đến phong trào, thường xuyên có sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời thì các phong trào thi đua của đơn vị sẽ phát triển mạnh mẽ và thu được kết quả tích cực và ngược lại.
1.2.2.2. Nhóm yếu tố bên ngoài Nhà nước Yếu tố xã hội
Hiện nay trong quá trình vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, tuy nhiên cũng phát sinh một số hệ lụy bất cập, tác động đến các ngành, các cấp trong toàn hệ thống chính trị. Và ngành Giáo dục và đào tạo cũng không nằm ngoài sự tác động đó, các tập thể, cá nhân trong ngành đang thực hiện nhiệm vụ vô cùng đặc biệt là nâng cao đạo đức và mở mang dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài là động lực của sự phát triển đưa mỗi quốc gia dân tộc hướng tới văn minh, giàu mạnh. Cùng với sự góp mặt của các phương tiện truyền thông, thông tin tiếp cận với người dân nhanh chóng, kịp thời, mọi phản ảnh của xã hội và tập thể về đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong ngành giáo dục và đào tạo có tác động lớn đến công tác quản lý nhà nước về thi khen thưởng trong giáo dục, đòi hỏi công tác này phải thưởng xuyên thay đổi, vừa kịp thời động viên khích lệ các tập thể, cá nhân vừa thúc đẩy các phong trào thi đua trong ngành, hướng tới nâng cao chất lượng dạy và học.
Yếu tố hội nhập quốc tế
“Hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người. Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường cũng là đông lưc hàng đầu thúc đẩy quá trình hội nhập. Hội nhập diễn ra
dưới nhiều hình thức, cấp độ và trên nhiều lĩnh vực khác nhau, theo tiến trình từ thấp đến cao. Hội nhập đã trở thành một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động mãnh mẽ đến quan hệ quốc tế và đời sống của nhiều quốc gia. Ngày nay, hội nhập quốc tế là lựa chọn chính sách của hầu hết các quốc gia đã phát triển”. Quá trình này có tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng nói chung, trong đó có thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục, nhất là trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế sau rộng hiện nay, việc thực hiện quản lý nhà nước đòi hỏi phải có sự vận động, thay đổi cho phù hợp với tình hình chung, đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế. Nội dung thi đua khen thưởng không chỉ dừng lại trên phạm vi trong nước mà còn vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật cũng vì thế mà mờ rộng cá đối tượng, không còn bó hẹp ở những cá nhân, tập thể trong nước, mà còn hướng tới các cá nhân, tổ chức nước ngoài. Đã có nhiều hình thức khen thưởng ghi nhận sự đóng góp của các tổ chức, các nhân có những đóng góp tích cực cho sự ngiệp giáo dục và đào tạo nói riêng và lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội nói chung của đất nước. Do đó, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, công tác thi đua khen thưởng cũng là một cơ sở để tôn vinh các đóng góp của các tổ chức quốc tế, của các cá nhân nước ngoài nhằm thu hút sự quan tâm đầu tư, khuyến khích đầu tư và hợp tác trong lĩnh vực Giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng dạy, học, tạo chuyển biến trong toàn ngành.
Quá trình này có tác động, ảnh hưởng không nhỏ công tác quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng nhất là trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế sâu rộng hiện nay, việc thực hiện quản lý nhà nước luôn là đòi hỏi phải có sự vận động, thay đổi cho phù hợp với tình hình chung đáp ứng yêu cầu quốc tế. Tuy nhiên, trong khi nền kinh tế tư bản chủ nghĩa không tồn tại thi đua mà chỉ có cạnh tranh nên yêu cầu đặt ra đối với các nhà quản lý chúng ta là phải giữ mục tiêu và ý nghĩa tốt đẹp của thi đua.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
QLNN về thi đua khen thưởng nhằm thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng về công tác thi đua khen thưởng. Đồng thời, tiến hành tổ chức và thực hiện công tác thi đuakhen thưởng ở đơn vị để thi đua khen thưởng trở thành nguồn động viên lớn trong quá trình lao động, sản xuất và học tập,... góp phần quan trọng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong điều 3, Luật Thi đua Khen thưởng đã xác định: Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thi đua khen thưởng là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới, thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên và liên tục hàng ngày.
Để nâng cao chất lượng công tác thi đua khen thưởng cần tập trung thực hiện tốt nội dung QLNN về công tác thi đua khen thưởng mà Luật Thi đua Khen thưởng đã xác định, nhất là việc xây dựng ban hành các văn bản pháp luật, chính sách về thi đua khen thưởng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về vị trí, vai trò của công tác thi đua khen thưởng, kiện toàn bộ máy tổ chức, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng, đa dạng các nội dung, hình thức thi đua khen thưởng,…
Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN về thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Thanh hóa, trước tiên, cần phải xác định và phân tích đầy đủ, cụ thể nội dung của QLNN về công tác thi đua khen thưởng để từ đó có cơ sở khoa học, và cơ sở lý luận cho việc tiếp cận thực trạng và đưa ra đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của QLNN về thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THI ĐUA KHEN THƯỞNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC TẠI TỈNH THANH HÓA
2.1. Về điều kiện tự nhiên và hệ thống giáo dục của tỉnh Thanh Hóa
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Tỉnh
Thanh Hóa, hay còn được gọi là xứ Thanh, là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam. Thanh Hóa là một tỉnh lớn về cả diện tích và dân số, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong số các đơn vị hành chính tỉnh trực thuộc nhà nước, cũng là một trong những địa điểm sinh sống đầu tiên của người Việt cổ.
Cách đây khoảng 6.000 năm đã có người sinh sống tại Thanh Hóa. Các di chỉ khảo cổ cho thấy nền văn hóa xuất hiện đầu tiên tại đây là văn hóa Đa Bút. Sang đầu thời đại kim khí, thuộc thời đại đồ đồng, qua các bước phát triển với các giai đoạn trước văn hóa Đông Sơn, Thanh Hóa đã trải qua một tiến trình phát triển với các giai đoạn văn hoá: Cồn Chân Tiên, Đông Khối - Quỳ Chữ tương đương với các văn hóa Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun ở lưu vực sông Hồng. Và sau đó là nền văn minh Văn Lang cách đây hơn 2.000 năm, văn hoá Đông Sơn ở Thanh Hóa đã phát triển rực rỡ.
Thanh Hóa là tỉnh chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Trung Việt Nam trên nhiều phương diện. Về hành chính, Thanh Hóa là tỉnh cực bắc Trung Bộ, tiếp giáp với Tây Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ. Về địa chất, miền núi Thanh Hóa là sự nối dài của Tây Bắc Bộ trong khi đồng bằng Thanh Hóa là đồng bằng lớn nhất Trung Bộ, ngoài ra một phần nhỏ (phía bắc huyện Nga Sơn) thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng. Về khí hậu, Thanh Hóa vừa có kiểu khí hậu của miền Bắc lại vừa mang những hình thái khí hậu của miền Trung. Về ngôn ngữ, phần lớn người dân nói phương ngữ Thanh Hóa với vốn
từ vựng khá giống từ vựng của phương ngữ Nghệ Tĩnh song âm vực lại khá gần với phương ngữ Bắc Bộ.
Thanh Hóa bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị xã và 24 huyện, với diện tích 11.133,4 km2 và dân số 3.712.600 người vơi 7 dân tộc Kinh, Mường, Thái, Hmông, Dao, Thổ, Khơ - mú, trong đó có khoảng 855.000 người sống ở thành thị, Năm 2005, Thanh hóa có 2,16 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm tỷ lệ 58% dân số toàn tỉnh, lao động đã qua đào tạo chiếm 27% trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 5,4%. Đặc biệt với sự phân chia vùng miền giữa 2 vùng đồng bằng và miền núi rõ rệt.
Tuy nhiên, vẫn còn các huyện vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, Thanh hóa cần phải đầu tư nhiều để giảm bớt sự chênh lệch giữa các vùng trung du, miền núi với vùng đồng bằng cũng như giữa các huyện, thị xã, thành phố.
Do điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội giữa các địa phương trong tỉnh có sự chênh lệch rõ ràng nên ảnh hưởng đến việc tổ chức phong trào thi đua trong ngành Giáo dục và đào tạo.
Là một tỉnh các nhiều thành phần dân tộc, trong đó phần lớn các dân tộc thiểu số của tỉnh sinh sống tại các huyện miền núi, địa hình rừng và đồi dốc, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp và lâm nghiệp. Đây là những khó khăn thách thức cho sự phát triển giáo dục với đồng thời cả hai mục tiêu đảm bảo sự công bằng trong tiếp cận, hưởng thụ chất lượng giáo dục giữa hai vùng miền, giữa các nhóm dân tộc cho sự đáp ứng chất lượng giáo dục theo năng lực, khả năng tiếp cận, điều kiện kinh tế của những nhóm xã hội khác nhau. Từ đó dẫn đến công tác thi đua khen thưởng ở vùng đồng bằng và miền núi của tỉnh phát triển không đồng bộ, ở các huyện thuộc vùng đồng bằng do vị trí, điều kiện thuận lợi cộng với sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng thì công tác thi đua khen thưởng được chú trọng, phát triển và đạt hiệu quả cao. Ngược lại ở các vùng miền núi do địa hình, điều kiện khó khăn,
phương tiện truyền thông nghèo nàn lạc hậu dẫn đến công tác thi đua khen thưởng không được chú trọng, chủ yếu mang tính hình thức cho có, không đi sâu vào nội dung và hình thức khen thưởng dẫn đến công tác thi đua khen thưởng không phát triển và hiệu quả thấp.
2.1.2. Khái quát về hệ thống giáo dục của Tỉnh
Toàn tỉnh có các hệ thống trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Cụ thể:
Mầm non: 670 trường (652 trường công lập - 18 trường tư thục) Tiểu học: 656 trường (654 trường công lập - 02 trường tư thục) Trung học cơ sở: 602 trường công lập.
Trung học phổ thông: 104 trường (96 trường công lập - 08 trường tư thục). Trung tâm Giáo dục thường xuyên: 28 trung tâm ở các huyện, thị xã, thành phố (nay là Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên). Về trường đạt chuẩn quốc gia, ngành tiếp tục đầu tư xây dựng có trọng điểm, nhất là đối với các trường cận chuẩn, các trường thuộc xã vùng nông thôn mới. Tính đến ngày 31/5/2016, toàn tỉnh có 480/670 trường mầm non, phổ thông công lập được công nhận đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ gần 70%.
Số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên toàn tỉnh hiện có: 24.833 biên chế và 3.271 hợp đồng, có 98% giáo viên đạt chuẩn hóa sư phạm và 78,71% đạt trên chuẩn, đảm bảo được chất lượng giảng dạy trong tình hình mới. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được tăng cường theo hướng xanh, sạch, đẹp, trường đạt chuẩn quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho dạy và học, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Có nhiều chuyển biến tích cực trong xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Đến nay, trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn của cán bộ, giáo viên trong tỉnh đạt tỷ lệ cao (99,97% đạt chuẩn, 75,91% trên chuẩn). Việc sắp xếp lại trường lớp, điều chuyển cán bộ, giáo viên (GV) bước đầu ổn định, đảm bảo cho dạy và học. Tỷ lệ phòng học
kiên cố, cao tầng đạt 87,11%. Toàn tỉnh có 1.343 trường học đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 64%.
Tuy nhiên, trình độ lý luận chính trị của cán bộ quản lý nhìn chung còn thấp. Đến nay, toàn tỉnh có 51,9% cán bộ quản lý có trình độ từ Trung cấp trở lên, thấp nhất là bậc học mầm non, chỉ đạt 48,4%. Hạn chế này phần nào ảnh hưởng đến việc chỉ đạo và triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn tại cơ sở. Nguyên nhân là do chưa có chính sách phù hợp nên cán bộ quản lý và giáo viên khi được điều động về công tác tại Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo chưa toàn tâm cống hiến; mức lương đối với viên chức phục vụ giảng dạy tại các cơ sở giáo dục như: văn thư, thủ quỹ, thư viện, thiết bị còn thấp. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả công việc chung của toàn ngành.
2.2. Tình hình quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Thanh Hóa vực giáo dục tại tỉnh Thanh Hóa
2.2.1. Về tình hình giáo dục của tỉnh Thanh Hóa
Công tác tổ chức, quản lý cơ sở giáo dục của một số địa phương chưa thật sự đi vào chiều sâu, năng lực chính trị, chuyên môn của một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục và nhà giáo chưa theo kịp yêu cầu đổi mới giáo dục. Tư duy về chỉ đạo giáo dục trong một bộ phận cán bộ quản lý còn chậm đổi mới, vẫn nặng về chỉ đạo, quản lý theo kiểu hành chính, mệnh lệnh. Năng lực thực hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của một số giáo viên không đồng bộ với