Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết vi phạm về quản lý th

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh thanh hóa (Trang 98 - 108)

3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thi đuakhen

3.2.4. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết vi phạm về quản lý th

Trong công tác QLNN, ở bất kỳ hoạt động lĩnh vực nào, cũng cần thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhằm tạo sự công bằng, khách quan trong mọi lĩnh vực nói chung và công tác thi đua, khen thưởng nói riêng. Bên cạnh đó, mục đích chính của công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện những bất cập, khó khăn, vướng mắc của cơ sở, những tiêu cực để có biện pháp hướng dẫn, khắc phục và đồng thời có giải pháp ngăn ngừa trong công tác QLNN về thi đua, khen thưởng.

Hiện nay công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết vi phạm pháp luật là công việc rất quan trọng của quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tỉnh Thanh Hóa. Phần lớn công tác này mới triển khai ở việc thực hiện kiểm tra, thanh tra thường xuyên chưa đi sâu kiểm tra, thanh tra mang tính chất chuyên đề, đột xuất. Nội dung thanh tra phần lớn tập trung vào văn bản chỉ đạo thực hiện các quy định của Luật thi đua, khen thưởng; đối tượng thanh tra là tại các phòng và cơ sở giáo dục. Thậm chí, thanh tra, kiểm tra còn tình trạng nể nang, hình thức. Chưa phối hợp thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời vướng mắc những nội dung liên quan công tác thi đua, khen thưởng. Do đó, để tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tỉnh Thanh Hóa cần:

Tiếp tục hoàn tiện cơ chế phối hợp thanh tra, kiểm tra. Tổ chức phối kết hợp với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Giáo dục Thanh Hóa về thanh tra tình hình đầu năm học sẽ kết hợp với nội dung thanh tra, kiểm tra về công tác thi đua, khen thưởng.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kịp thời và ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực của công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục và đào tạo. Trong công tác QLNN cần có công tác kiểm tra, giám sát để hướng

dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác thi đua, khen thưởng đi vào nề nếp của các đơn vị, cơ sở giáo dục, thực hiện đúng mục đích của Luật Thi đua, Khen thưởng. Đồng thời, ngăn ngừa, phát hiện những việc làm sai trái để sửa đổi những tiêu cực, chạy theo thành tích, thực hiện phong trào thi đua hình thức, những mâu thuẫn nội bộ tại đơn vị. Việc thanh tra, kiểm tra để có cơ sở, biện pháp chỉ đạo thực hiện ngày càng tốt hơn về hoạt động công tác thi đua, khen thưởng đối với các cơ sở giáo dục thuộc đơn vị quản lý. Qua đó, khắc phục, hạn chế đơn thư, khiếu nại, tố cáo về công tác thi đua, khen thưởng.

Cần phối, kết hợp tốt công tác thanh tra chuyên ngành, thanh tra tình hình đầu năm học để nắm bắt được quy trình thực hiện của cơ sở, cũng như những khó khăn, vướng mắc, bất cập để có cơ sở hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác thi đua, khen thưởng ngày càng đi vào thực chất hơn.

Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát. Huy động sự tham gia của đoàn thể, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên tại đơn vị trong phong trào thi đua và đồng thời giám sát việc xét khen thưởng cho đối tượng đã thật sự chính xác, công bằng, đúng người, đúng việc và tổ chức công khai minh bạch về thi đua, khen thưởng.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo về công tác thi đua, khen thưởng phải kịp thời, nhanh chóng, không để kéo dài thời gian dẫn đến hệ lụy cho việc thực hiện phong trào thi đua, gây mất đoàn kết tại đơn vị. Thông qua thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ có những hình thức nhắc nhở hoặc xử lý nghiêm đối với những trường hợp sai phạm về thực hiện công tác thi đua, khen thưởng.

Tập trung bố trí đủ kinh phí và lực lượng để triển khai có hiệu quả kế hoạch thanh tra, kiểm tra, nhằm xử lý sai phạm, đồng thời có thể thành lập hoặc phân công cán bộ cho lực lượng dự phòng đối với các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất. Các cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng cấp trên chủ

động nắm bắt tình hình, thường xuyên trao đổi tiếp cận thông tin với cấp dưới, báo cáo và đề xuất phương án xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh.

Sau khi thanh tra, kiểm tra phải có đánh giá, kết luận thanh tra ở từng các đơn vị trong việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và thông báo kết luận thanh tra đến các đơn vị quản lý cơ sở giáo dục tại địa phương, cũng như đơn vị được thanh tra để đơn vị phát huy những ưu điểm đã đạt được, đồng thời cần khắc phục những hạn chế, sai phạm. Qua thanh tra, kiểm tra, có giải pháp, triển khai, hướng dẫn, tổ chức thực hiện về công tác thi đua, khen thưởng ngày càng đi vào nề nếp, tạo động lực phấn đấu cho tập thể và mỗi cá nhân trong đơn vị, trong toàn ngành Giáo dục và đào tạo tỉnh trong thời gian tới. Đồng thời, thanh tra, kiểm tra để phát hiện, nhắc nhở, uốn nắn những đơn vị, tập thể thực hiện không đúng quy định, quy trình về thi đua, khen thưởng, theo đó đơn vị có giải pháp thực hiện đúng Luật Thi đua, Khen thưởng.

Từ những hoạt động thanh tra, kiểm tra tại các đơn vị, cơ sở giáo dục, ngành Giáo dụcvà đào tạo có giải pháp để chỉ đạo công tác QLNN về thi đua, khen thưởng ngày càng được hoàn thiện hơn, công tác thi đua, khen thưởng đi vào nề nếp và đi vào cuộc sống, đúng mục đích của thi đua, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Từ thực tiễn cho thấy, thi đua phải xuất phát từ cá nhân, mỗi một cá nhân hăng hái thi đua sẽ tạo nên làn sóng thúc đẩy tập thể thi đua. Thi đua góp phần tạo nên niềm tin, làm lan truyền hiệu ứng tích cực và chính là động lực của phát triển. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Thi đua là gieo trồng, khen thưởng là thu hoạch”. Có thi đua là phải có khen thưởng, nếu chỉ có thi đua mà không có khen thưởng thì sẽ không khuyến khích được thi đua, và ngược lại nếu chỉ có khen thưởng sẽ làm cho thi đua mất dần ý nghĩa.

Do đó, chương 3 của luận văn đề cập đến các giải pháp, phương hướng nhằm tăng cường quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Thanh Hóa. Trong đó bao gồm các phương hướng chung và nhóm các giải pháp cụ thể theo từng nội dung của quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng.

Phương hướng chung của thi đua, khen thưởng hướng tới ba mục tiêu chính là tác động tới đổi mới về phương pháp, nội dung; đổi mới về bộ máy, tổ chức và tăng cường việc thực hiện chính sách, pháp luật.

Giải pháp cụ thể nhằm tăng cường quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tỉnh Thanh Hóa gồm các nhóm giải pháp trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng, trong tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên thực tế và trong thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng

Luận văn đã tập trung phân tích những giải pháp, phương hướng để khắc phục những hạn chế từ thực tiễn về công tác thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN

Thi đua khen thưởng là lĩnh vực hoạt động có liên quan đến các mặt đời sống xã hội, các tầng lớp trong nhân dân, các tổ chức trong hệ thống chính trị. Thi đua khen thưởng còn là động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội, thông qua thi đua khen thưởng phát huy một cách mạnh mẽ nội lực của mỗi người, mỗi cơ quan, đơn vị, ngành, địa phương trong cả nước.

Ngành Giáo dục và đào tạo nói chung và giáo dục tỉnh Thanh Hóa nói riêng hiện nay đang đứng trước thách thức to lớn cần phải chuyển mình đổi mới một cuộc cách mạnh mẽ trong bối cảnh xã hội đang mất dần niềm tin vào chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức. Trên tất cả các lĩnh vực, trong mọi hoạt động, đòi hỏi ngành giáo dục và đào tạo và những cán bộ, nhân viên các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phải luôn đặt vào vị trí vai trò, lợi ích của việc học tập, vào mục tiêu phát triển giáo dục để thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình, bao gồm công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng.

Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị về đổi mới công tác thi đua khen thưởng, phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua khen thưởng trong toàn lĩnh vực giáo dục tại Thanh Hóa đã được triển khai kịp thời gắn với việc

“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh”; phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua khen thưởng trong giáo dục tỉnh Thanh Hóa đã có những bước chuyển biến tích cực, biểu dương gương người tốt, việc tốt; nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc được đề nghị các cấp khen thưởng. Điều này đã có tác dụng giáo dục tích cực, động viên, nêu gương học tập trong toàn ngành.

Đề tài “Quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Thanh Hóa”đã tập trung làm rõ một số nội dung sau:

Trên cơ sở hệ thống lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua khen thưởng, luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ

bản đối với thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục, làm cơ sở nghiên cứu, phân tích đánh giá nội dung quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Thanh Hóa. Từ đó, luận văn đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Thanh Hóa hiện nay.

Việc triển khai thực hiện đồng bộ những giải pháp trên sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ đối với công tác quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trong ngành. Hiệu lực, hiệu quả QLNN về công tác thi đua khen thưởng từng bước được nâng lên, thúc đẩy phong trào thi đua khen thưởng của lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Thanh Hóa ngày càng đi vào chiều sâu và có chất lượng. Qua đó, tạo động lực để CC, VC, NLĐ hăng hái thi đua, nỗ lực, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tỉnh nhà, thực hiện thành công mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 21/5/2004 về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến

2. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương (2008), Đảng, Bác Hồ với thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng, Nxb Lý luận chính trị.

3. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Tạp chí Thi đua - Khen thưởng, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương, Đảng, Bác Hồ với thi đua yêu nước và công tác thi đua khen thưởng. Nhà xuất bản Lý luận chính trị, năm 2011

4. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương (2012), Đề án Đổi mới công tác thi đua khen thưởng trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

5. Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương (2013), Kỷ yếu Hội thảo khoa học Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong giai đoạn hiện nay

6. Trương Quốc Bảo (2010), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật thi đua, khen thưởng. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Trần Thị Bằng (2009), Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức ngành thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính.

8. Bộ Chính trị (1998), Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 03/6/1998 về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới.

9. Bộ Chính trị (2006), Chỉ thị số 06-CT/TW, ngày 07/11/2006 về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

10.Bộ Chính trị (2014), Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng.

11.Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư số 07/2012/TT-BGDĐT ngày 17/02/2012 hướng dẫn quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú.

12.Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư số 12/2012/TT-BGDĐT ngày 17/02/2012 hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành giáo dục và đào tạo.

13.Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Báo cáo tổng kết phong trào thi đua và công tác khen thưởng giai đoạn 2010-2015, phương hướng công tác thi đua, khen thưởng giai đoạn 2015-2020.

14.Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư số 22/2018/TT-BGDĐT ngày 28/02/2018 tạo về hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục và đào tạo.

15.Bộ Nội vụ (2011), Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24/01/2011 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng

16.Chính phủ (2010), Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng

17.Chính phủ (2005), Nghị định số 121/NĐ-CP ngày 30/9/2005quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng

18.Chính phủ (2005), Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 04/10/2005 quy định tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng

bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng

20.Chính phủ (2017), Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/17/2017quy định chi tiết thi hành một số điều của luật thi đua khen thưởng

21.Nguyễn Thị Kim Dung (2014), Đổi mới và nâng cao chất lượng thi đua khen thưởng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Đề tài khoa học cấp tỉnh 22.Nghiêm Đức Dũng (2015), QLNN về thi đua khen thưởng trong lĩnh vực

giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính

23.Ngô Hiền Giang (2017), Luận văn Quản lý công: Công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Học viện Hành chính Quốc gia 24.Phạm Huy Giang (2015), Đề tài khoa học cấp Bộ Phương pháp tổ chức

phong trào thi đua đạt hiệu quả cao trong giai đoạn hiện nay

25.Nguyễn Khắc Hà (2014), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chuyên trách công tác thi đua khen thưởng ở nước ta hiện nay. Luận án tiến sĩ Xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

26.Trần Thị Hà (2013), Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới công tác thi đua khen thưởng trong giai đoạn hiện nay. Đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước

27.Dương Đức Hải (2012),Hoàn thiện hệ thống văn bản QLNN về tổ chức hoạt động của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực thi đua - khen thưởng. Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính

28.Nguyễn Hữu Hải (2014), Cơ sở lý luận và thực tiễn về hành chính nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh thanh hóa (Trang 98 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)