Nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về công tác th

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh thanh hóa (Trang 27)

1.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục trong lĩnh vực giáo dục

1.2.1.1. Ban hành các văn bản pháp luật, xây dựng các chính sách pháp luật về thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục

Văn bản pháp luật là công cụ quan trọng để nhà nước quản lý xã hội nói chung và quản lý công tác thi đua, khen thưởng nói riêng. Nhà nước quản lý

công tác thi đua, khen thưởng bằng pháp luật và thực hiện theo pháp luật. Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước là sự thể hiện, cụ thể hóa quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về công tác thi đua, khen thưởng, đồng thời cũng là sự tập trung nguyện vọng của nhân dân trong lao động, sản xuất, học tập, chiến đấu, cần kiệm, sáng tạo, cống hiến sức lực, trí tuệ phục vụ sự nghiệp, góp vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Văn bản pháp luật tạo hành lang pháp lý để tổ chức, các tầng lớp nhân dân và cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật, đó là cơ sở căn cứ cho sự thống nhất chung cho công tác thi đua, khen thưởng trong quá trình thực hiện cho các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương.

Khi Luật Thi đua, Khen thưởng ra đời cùng với những văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước như Nghị định số 42/NĐ/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Nghị định số 91/2017/NĐ-CP, ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013.

Tại địa phương đã căn cứ những hướng dẫn của Trung ương để ban hành văn bản pháp luật thực hiện ở đơn vị, chẳng hạn như tỉnh Thanh Hóa, UBND Tỉnh đã ban hành Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND, ngày 19/11/2014 của UBND Tỉnh về việc hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng.

Trên cơ sở quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các địa phương, đơn vị đã cụ thể hóa văn bản hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng của địa phương, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tế cho phép để từng bước đưa Luật Thi đua, Khen thưởng vào nề nếp, đi vào cuộc sống; công tác thi đua, khen thưởng trở thành động lực thúc đẩy mọi người hăng hái tham gia tích cực phong trào thi đua, góp phần đẩy mạnh xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc.

Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việc xây dựng chính sách nói chung và chính sách về thi đua khen thưởng nói riêng. Xây dựng chính sách phù hợp nhằm làm đòn bẩy để mọi người hăng hái thi đua lập thành tích, đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế - xã hội của đất nước và là mục tiêu quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong từng giai đoạn.

Việc đề ra chủ trương chính sách thi đua khen thưởng phải bám sát nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn cách mạng, phù hợp với thực tế yêu cầu động viên từng mặt thành tích công tác của từng loại đối tượng là cá nhân, tập thể trong xã hội. Để thực hiện đường lối đổi mới cơ chế QLNN, với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, công tác thi đua, khen thưởng cũng phải chuyển biến, phải đổi mới cả về hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng kể cả phương pháp khen thưởng phù hợp với tình hình thực tế, phát huy được tác dụng khen thưởng.

Điều 11 Luật Thi đua, Khen thưởng nêu: “Nhà nước đảm bảo mọi quyền lợi về tinh thần và vật chất của cá nhân, tập thể được khen thưởng theo quy định của pháp luật. Nhà nước dành ngân sách thích đáng cho công tác thi đua, khen thưởng; khuyến khích mọi cá nhân, tập thể người Việt Nam và nước ngoài tham gia đóng góp vào Quỹ thi đua, khen thưởng của Nhà nước”.

Đây cũng là trách nhiệm của cơ quan QLNN trong việc thực hiện nhiệm vụ, trong quá trình phát động phong trào thi đua, để phong trào thi đua ngày càng thiết thực, đưa công tác thi đua vào đời sống của nhân dân, đó cũng chính là mục tiêu mà nhà nước cần đạt đến.

Chính sách của trung ương đã có nhiều giải pháp xây dựng chính sách về thi đua, khen thưởng đã được nhân dân đồng thuận cao, chính sách gắn quyền lợi về vật chất lẫn tinh thần sẽ tạo động lực cho những người tham gia tích cực trong lao động, sản xuất và học tập,…

Chính sách về thi đua, khen thưởng tại địa phương cũng ngày càng được triển khai cụ thể, ngày càng được rõ ràng, công tác thi đua, khen thưởng đi

vào nề nếp và được quan tâm đúng như vị trí, vai trò và tâm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng.

1.2.1.2. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục

Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định về thi đua, khen thưởng có yếu tố rất quan trong trong quá trình thực hiện của QLNN về công tác thi đua, khen thưởng. Nếu như thực hiện công tác đúng quy định, hướng dẫn, triển khai hiệu quả, thì phong trào thi đua sẽ sôi nổi, đáp ứng được yêu cầu, từ đó phong trào thi đua sẽ trở nên thiết thực và hiệu quả, lôi cuốn mọi người tích cực hăng say, tham gia công tác thi đua, qua đó nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả cho công tác quản lý từ trung ương đến địa phương.

Công tác thi đua, khen thưởng phải thông suốt, đồng nhất từ trung ương đến địa phương thực hiện đúng mục đích của thi đua, khen thưởng là thực chất, không hình thức thì chắc chắn rằng hiệu quả hoạt động, năng suất và kết quả học tập sẽ được nâng cao.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, động viên, khích lệ không thể không thiếu được Mặt trận, các đoàn thể, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh các cấp phối hợp tốt với chính quyền địa phương và giữa các đoàn thể với nhau trong tổ chức vận động, tuyên truyền thi đua bằng những hình thức, biện pháp, tổ chức thực hiện thì sẽ dẫn đến hiệu quả thiết thực trong công tác, làm cho phong trào thi đua trở nên phong phú và đa dạng hơn, thi đua được sự đồng thuận của mọi người, thi đua trở thành là động lực giúp mọi người phấn đấu để đạt được những thành tích, đạt được hướng đến, từ đó khen thưởng đúng người, đúng việc.

Để công tác thi đua, khen thưởng ngày càng đi vào cuộc sống thì công tác phối, kết hợp giữa các đoàn thể cần thực hiện chặt chẽ và hiệu quả trong

công tác tuyên truyền, tuyên truyền hiệu quả thì động viên được mọi người thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng được thiết thực. Điều 12 Luật Thi đua, Khen thưởng nêu: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm: Tuyên truyền, động viên các thành viên của mình và tham gia với các cơ quan chức năng tuyên truyền, động viên nhân dân thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng; Tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua; Giám sát việc thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng. Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, nêu gương các điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, cổ động phong trào thi đua, khen thưởng”.

Trung ương, Nhà nước có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các cấp, các ngành, các địa phương quán triệt mục tiêu, yêu cầu, nội dung các quy định pháp luật về tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, trên cơ sở đó, các địa phương thực hiện theo sự chỉ đạo của cấp trên và triển khai, hướng dẫn đến các cơ sở.

1.2.1.3. Tổ chức bộ máy và đội ngũ những người làm công tác thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục

Sơ đồ 1.1: Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý công tác thi đua - khen thưởng các cấp

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Mặc dù qua từng giai đoạn phát triển của đất nước, tên gọi, tổ chức có những thay đổi, nhưng đến nay, trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước, Đảng và Nhà nước vẫn quan tâm đến hệ thống cơ quan, công chức và cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng từ Trung ương đến địa phương. Chỉ thị 35/CT-TW ngày 03/6/1998 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới chỉ rõ: Kiện toàn và đổi mới tổ

Chính phủ

HỘI ĐỒNG THI ĐUA - KHEN THƯỞNG TRUNG ƯƠNG

BỘ NỘI VỤ

BAN THI ĐUA - KHEN THƯỞNG TRUNG ƯƠNG

HỘI ĐỒNG THI ĐUA - KHEN THƯỞNG BỘ, NGÀNH - TỈNH,

THÀNH PHỐ

PHÒNG TĐ - KT BỘ, NGÀNH TRUNG ƯƠNG.

BAN TĐ - KT TỈNH, THÀNH PHỐ.

HỘI ĐỒNG THI ĐUA - KHEN THƯỞNG SỞ, QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ

THƯỜNG TRỰC TĐ - KT CÁC SỞ, QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ

HỘI ĐỒNG THI ĐUA - KHEN THƯỞNG

chức - cán bộ của cơ quan tham mưu thi đua, khen thưởng. Nay được thể hiện trong Nghị định 122/2005/NĐ-CP ngày 04/10/2005 của Chính phủ quy định tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng.

Ở Trung ương: Theo quy định tại Quyết định số 59/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ thì Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương là cơ quan trực thuộc Bộ Nội vụ. Có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng và là cơ quan thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Về nghiệp vụ. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương được lập với Bộ Nội vụ, có quyền trực tiếp trình Thủ tướng Chính phủ văn bản thẩm định hồ sơ về thi đua khen thưởng mà không cần qua Bộ Nội vụ.

Ở Trung ương có Hội đồng thi đua khen thưởng Trung ương (Điều 61 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ). Hộ đồng thi đua khen thưởng Trung ương là cơ quan tham mưu, tư vấn cho Đảng và Nhà nước về công tác thi đua khen thưởng.

Với đặc điểm của ngành Giáo dục và đào tạo là thực hiện nhiệm vụ chính trị hàng năm theo năm học. Do đó, Ban Thi đua - Khen thưởng trung ương thực hiện cơ chế linh hoạt về thời điểm gửi hồ sơ trình khen thưởng vào tháng 10 hàng năm, sau khi kết thúc năm học mà không cần đợi hết năm công tác như khối cơ quan chính quyền, đoàn thể, các đơn vị kinh tế, xã hội khác.

Cấp tỉnh:Thực hiện Nghị định số 16/2009/NĐ-CP ngày 16/02/2008, Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/04/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thông tư số 01/2010/TT-BNV ngày 16/04/2010 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Ban Thi đua - Khen thưởng trực thuộc Sở Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giúp Giám đốc Sở Nội vụ, thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh

thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng. Ban Thi đua - Khen thưởng chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Nội vụ: Đồng thời, chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

Các sở, ngành trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nha nước về thi đua khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Ở cấp tỉnh có Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh (Điều 63 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ): Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan tham mưu cho cấp ủy, chính quyền về công tác thi đua khen thưởng của địa phương.

Cấp huyện: Thực hiện Nghị định số 12/2010/NĐ-CP ngày 26/02/2010, Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Thông tư 15/2014/TT-BNV ngày 31/10/2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng, là thường trực Hội đồng Thi đua-Khen thưởng cấp huyện.

Cấp xã: Không có cán bộ biên chế chuyên trách làm công tác Thi đua, khen thưởng, do cán bộ văn phòng Uỷ ban nhân dân xã, phường kiêm nhiệm.

Đảng rất quan tâm đến việc kiện toàn và đổi mới tổ chức của cơ quan, đơn vị tham mưu thi đua, khen thưởng: “Kiện toàn và đổi mới tổ chức cán bộ của cơ quan tham mưu thi đua, khen thưởng; đổi mới nội dung và hình thức thi đua, khen thưởng; quy trình phát hiện, xem xét, lựa chọn, phong tặng các

danh hiệu thi đua và những vấn đề có liên quan tới việc khen thưởng như: tiêu chuẩn, danh hiệu, đối tượng” [8, tr.325].

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý của nhà nước về thi đua, khen thưởng. Nhà nước muốn quản lý công tác thi đua, khen thưởng tốt thì đội ngũ CC, VC, NLĐ làm công tác thi đua phải nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, có trình độ và phẩm chất, đạo đức thực thi công vụ. Nếu như CC, VC, NLĐ làm công tác thi đua, khen thưởng từ trung ương đến địa phương không được qua đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên thì công tác tham mưu, đề xuất sẽ không đạt hiệu quả, phong trào thi đua không trở thành động lực để thúc đẩy hoạt động. Những người làm công tác thi đua, khen thưởng phải dày công nghiên cứu chủ trương, chính sách, biện pháp tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trước mắt và lâu dài, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, phải mạnh dạn bỏ đi những bất cập, thực trạng, những gì không còn phù hợp, cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ theo nhu cầu, mục tiêu của xã hội trong tình hình mới.

Đội ngũ những người làm công tác thi đua, khen thưởng có chức năng tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cùng cấp để cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng ở cơ quan, đơn vị nhằm thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng,… Để giúp lãnh đạo của Đảng và sự QLNN đối với phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng tiến hành một cách khoa học, đảm bảo thực hiện thông suốt trong ngành về thực hiện công tác thi đua, khen thưởng.

1.2.1.4. Sơ kết, tổng kết, tặng thưởng các hình thức khen thưởng, đánh giá hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục

Sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng là nhiệm vụ không thể thiếu trong công tác QLNN nói chung và QLNN về thi đua khen thưởng nói

riêng. Công tác sơ kết, tổng kết là việc làm thường xuyên trong hoạt động nhằm đánh giá lại kết quả thực hiện trong thời gian qua, những việc đã làm được và chưa được để có giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn, đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Việc sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng không chỉ đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh thanh hóa (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)