2.1. Điều kiện tự nhiên và hệ thống giáodục của tỉnh Thanh Hóa
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Tỉnh
Thanh Hóa, hay còn được gọi là xứ Thanh, là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam. Thanh Hóa là một tỉnh lớn về cả diện tích và dân số, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong số các đơn vị hành chính tỉnh trực thuộc nhà nước, cũng là một trong những địa điểm sinh sống đầu tiên của người Việt cổ.
Cách đây khoảng 6.000 năm đã có người sinh sống tại Thanh Hóa. Các di chỉ khảo cổ cho thấy nền văn hóa xuất hiện đầu tiên tại đây là văn hóa Đa Bút. Sang đầu thời đại kim khí, thuộc thời đại đồ đồng, qua các bước phát triển với các giai đoạn trước văn hóa Đông Sơn, Thanh Hóa đã trải qua một tiến trình phát triển với các giai đoạn văn hoá: Cồn Chân Tiên, Đông Khối - Quỳ Chữ tương đương với các văn hóa Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun ở lưu vực sông Hồng. Và sau đó là nền văn minh Văn Lang cách đây hơn 2.000 năm, văn hoá Đông Sơn ở Thanh Hóa đã phát triển rực rỡ.
Thanh Hóa là tỉnh chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Trung Việt Nam trên nhiều phương diện. Về hành chính, Thanh Hóa là tỉnh cực bắc Trung Bộ, tiếp giáp với Tây Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ. Về địa chất, miền núi Thanh Hóa là sự nối dài của Tây Bắc Bộ trong khi đồng bằng Thanh Hóa là đồng bằng lớn nhất Trung Bộ, ngoài ra một phần nhỏ (phía bắc huyện Nga Sơn) thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng. Về khí hậu, Thanh Hóa vừa có kiểu khí hậu của miền Bắc lại vừa mang những hình thái khí hậu của miền Trung. Về ngôn ngữ, phần lớn người dân nói phương ngữ Thanh Hóa với vốn
từ vựng khá giống từ vựng của phương ngữ Nghệ Tĩnh song âm vực lại khá gần với phương ngữ Bắc Bộ.
Thanh Hóa bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị xã và 24 huyện, với diện tích 11.133,4 km2 và dân số 3.712.600 người vơi 7 dân tộc Kinh, Mường, Thái, Hmông, Dao, Thổ, Khơ - mú, trong đó có khoảng 855.000 người sống ở thành thị, Năm 2005, Thanh hóa có 2,16 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm tỷ lệ 58% dân số toàn tỉnh, lao động đã qua đào tạo chiếm 27% trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 5,4%. Đặc biệt với sự phân chia vùng miền giữa 2 vùng đồng bằng và miền núi rõ rệt.
Tuy nhiên, vẫn còn các huyện vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, Thanh hóa cần phải đầu tư nhiều để giảm bớt sự chênh lệch giữa các vùng trung du, miền núi với vùng đồng bằng cũng như giữa các huyện, thị xã, thành phố.
Do điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội giữa các địa phương trong tỉnh có sự chênh lệch rõ ràng nên ảnh hưởng đến việc tổ chức phong trào thi đua trong ngành Giáo dục và đào tạo.
Là một tỉnh các nhiều thành phần dân tộc, trong đó phần lớn các dân tộc thiểu số của tỉnh sinh sống tại các huyện miền núi, địa hình rừng và đồi dốc, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp và lâm nghiệp. Đây là những khó khăn thách thức cho sự phát triển giáo dục với đồng thời cả hai mục tiêu đảm bảo sự công bằng trong tiếp cận, hưởng thụ chất lượng giáo dục giữa hai vùng miền, giữa các nhóm dân tộc cho sự đáp ứng chất lượng giáo dục theo năng lực, khả năng tiếp cận, điều kiện kinh tế của những nhóm xã hội khác nhau. Từ đó dẫn đến công tác thi đua khen thưởng ở vùng đồng bằng và miền núi của tỉnh phát triển không đồng bộ, ở các huyện thuộc vùng đồng bằng do vị trí, điều kiện thuận lợi cộng với sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng thì công tác thi đua khen thưởng được chú trọng, phát triển và đạt hiệu quả cao. Ngược lại ở các vùng miền núi do địa hình, điều kiện khó khăn,
phương tiện truyền thông nghèo nàn lạc hậu dẫn đến công tác thi đua khen thưởng không được chú trọng, chủ yếu mang tính hình thức cho có, không đi sâu vào nội dung và hình thức khen thưởng dẫn đến công tác thi đua khen thưởng không phát triển và hiệu quả thấp.
2.1.2. Khái quát về hệ thống giáo dục của Tỉnh
Toàn tỉnh có các hệ thống trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Cụ thể:
Mầm non: 670 trường (652 trường công lập - 18 trường tư thục) Tiểu học: 656 trường (654 trường công lập - 02 trường tư thục) Trung học cơ sở: 602 trường công lập.
Trung học phổ thông: 104 trường (96 trường công lập - 08 trường tư thục). Trung tâm Giáo dục thường xuyên: 28 trung tâm ở các huyện, thị xã, thành phố (nay là Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên). Về trường đạt chuẩn quốc gia, ngành tiếp tục đầu tư xây dựng có trọng điểm, nhất là đối với các trường cận chuẩn, các trường thuộc xã vùng nông thôn mới. Tính đến ngày 31/5/2016, toàn tỉnh có 480/670 trường mầm non, phổ thông công lập được công nhận đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ gần 70%.
Số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên toàn tỉnh hiện có: 24.833 biên chế và 3.271 hợp đồng, có 98% giáo viên đạt chuẩn hóa sư phạm và 78,71% đạt trên chuẩn, đảm bảo được chất lượng giảng dạy trong tình hình mới. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được tăng cường theo hướng xanh, sạch, đẹp, trường đạt chuẩn quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho dạy và học, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Có nhiều chuyển biến tích cực trong xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Đến nay, trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn của cán bộ, giáo viên trong tỉnh đạt tỷ lệ cao (99,97% đạt chuẩn, 75,91% trên chuẩn). Việc sắp xếp lại trường lớp, điều chuyển cán bộ, giáo viên (GV) bước đầu ổn định, đảm bảo cho dạy và học. Tỷ lệ phòng học
kiên cố, cao tầng đạt 87,11%. Toàn tỉnh có 1.343 trường học đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 64%.
Tuy nhiên, trình độ lý luận chính trị của cán bộ quản lý nhìn chung còn thấp. Đến nay, toàn tỉnh có 51,9% cán bộ quản lý có trình độ từ Trung cấp trở lên, thấp nhất là bậc học mầm non, chỉ đạt 48,4%. Hạn chế này phần nào ảnh hưởng đến việc chỉ đạo và triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn tại cơ sở. Nguyên nhân là do chưa có chính sách phù hợp nên cán bộ quản lý và giáo viên khi được điều động về công tác tại Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo chưa toàn tâm cống hiến; mức lương đối với viên chức phục vụ giảng dạy tại các cơ sở giáo dục như: văn thư, thủ quỹ, thư viện, thiết bị còn thấp. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả công việc chung của toàn ngành.
2.2. Tình hình quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Thanh Hóa vực giáo dục tại tỉnh Thanh Hóa
2.2.1. Về tình hình giáo dục của tỉnh Thanh Hóa
Công tác tổ chức, quản lý cơ sở giáo dục của một số địa phương chưa thật sự đi vào chiều sâu, năng lực chính trị, chuyên môn của một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục và nhà giáo chưa theo kịp yêu cầu đổi mới giáo dục. Tư duy về chỉ đạo giáo dục trong một bộ phận cán bộ quản lý còn chậm đổi mới, vẫn nặng về chỉ đạo, quản lý theo kiểu hành chính, mệnh lệnh. Năng lực thực hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của một số giáo viên không đồng bộ với trình độ chuyên môn.
Công tác đổi mới giáo dục, hiện tại, cơ sở vật chất trường học chưa đáp ứng đủ nhu cầu dạy và học, tình trạng thiếu phòng học (học 2 buổi/ngày), nhà đa năng, phòng thí nghiệm thực hành, phòng phục vụ học tập, phòng chức năng và thiết bị dạy học vẫn còn nhiều nhất là ở các vùng miền núi xa xôi. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia các cấp còn hạn chế vì thiếu
vốn. Điều này cũng ảnh hưởng đến tác động chiến lược phát triển giáo dục của ngành.
Việc nâng cao chất lượng giáo dục, giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh, xây dựng văn hóa nhà trường và môi trường học đường lành mạnh còn nhiều khó khăn, một phần bởi sự tác động phức tạp của các tệ nạn xã hội bắt nguồn từ đời sống kinh tế - xã hội phức tạp ngoài nhà trường.
Phong trào thi đua phát triển chưa thống nhất, đồng đều tại đơn vị, cơ sở giáo dục, còn mang nhiều hình thức, hiệu quả mang lại chưa cao, khen thưởng chưa kịp thời, do đó chưa động viên được toàn thể CC, VC, NLĐ tích cực tham gia hăng hái thi đua lập thành tích xuất sắc trong mỗi phong trào.
Gương điển hình tiên tiến chưa được phổ biến nhân rộng.Công tác hướng dẫn Quy chế hoạt động thi đua khối trong từng năm học đến các cơ sở giáo dục chưa được cụ thể, rõ ràng về nội dung thi đua.
Công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá phong trào thi đua còn mang nặng tính hình thức, chưa mạnh dạn đánh giá những hạn chế, bất cập tại đơn vị. Một số cơ sở giáo dục xem nhẹ việc tổ chức phát động phong trào thi đua; một số CC, VC, NLĐ không quan tâm đến danh hiệu thi đua, cũng như hình thức khen thưởng, từ đó tác động không nhỏ đến phong trào thi đua, ảnh hưởng chất lượng giảng dạy trong các cơ sở giáo dục.
2.2.2. Khái quát công tác quản lý về thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Thanh Hóa hiện nay
2.2.2.1. Công tác chỉ đạo hoạt động quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trong giáo dục
Thực hiện chỉ thị số 39-CT/TW ngày 21/5/2004 và chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng và đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước. UBND tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm đối với công tác thi đua khen thưởng của ngành giáo dục và đào tạo, do ngành có đặc thù riêng phải thực hiện nhiệm vụ chính trị gắn với
từng năm học và gắn với các ngành khác việc đánh giá thường vào dịp tổng kết cuối năm. Hàng năm UBND tỉnh khen thưởng cho các tập thể, cá nhân thuộc ngành giáo dục và đào tạo vào tổng kết cuối năm học, trong đó việc khen thưởng được chỉ đạo thực hiện thống nhất từ cấp cơ sở với đầy đủ danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với các nhân, tập thể. Ngoài ra tăng cường khen thưởng thưởng chuyên đề, khen thưởng đột xuất cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác bồi dưỡng, thi giáo viên giỏi, học sinh giỏi các cấp,...
Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Thanh Hóa hàng năm tham mưu cho tỉnh chỉ đạo thực hiện công tác thi đua khen thưởng của ngành giáo dục và đào tạo đảm bảo theo quy định từ công tác ban hành văn bản, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định trong quản lý nhà nước về lĩnh vực khen thưởng, công tác tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức làm công tác thi đua, thẩm định thành tích thi đua,...
Bên cạnh sự quan tâm của UBND tỉnh, ngành giáo dục và đào tạo Thanh Hóa đã tích cực quán triệt, triển khai tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước và của tỉnh về công tác thi đua khen thưởng. Các cấp chính quyền địa phương trong tỉnh, Sở Giáo dục đã chỉ đạo các Phòng giáo dục, các nhà trường ở các cấp tổ chức nhiều phong trào thi đua yêu nước trong cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của thi đua khen thưởng; từ đó tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, nội lực và tinh thần đoàn kết, tạo động lực vượt qua khó khăn, thách thức, đưa sự nghiệp giáo dục lên một tầm cao mới. Toàn ngành giáo dục và đào tạo đã bám sát vào sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục, UBND tỉnh và Hội đồng thi đua khen thưởng, Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh về công tác thi đua khen thưởng. Hàng năm, Sở giáo dục đã xây dựng kế hoạch phát động phong trào thi đua theo chủ đề, chủ điểm, gắn các đợt thi đua với kỉ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, của tỉnh và của ngành;
việc đăng ký thi đua của từng đơn vị, từng cá nhân được chú trọng, tạo được không khí thi đua sôi nổi trong toàn ngành, góp phần tạo động lực thúc dẩy đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cán bộ, giáo viên đều được quán triệt và có nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác thi đua khen thưởng, xem đó như đòn bẩy trong hoạt động thực thi nhiệm vụ. Ngoài ra, chú trọng việc củng cố tổ chức, bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng trong các cơ sở giáo dục.
Thực hiện đổi mới công tác thi đua khen thưởng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các phong trào thi đua, Sở giáo dục Tỉnh đã tổ chức phân chia các cơ sở giáo dục trong tỉnh thành 4 cụm thi đua để đánh giá công tác thi đua hàng năm. Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ giáo dục, Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh, Sở giáo dục tỉnh đã cụ thể hóa, xây dựng tiêu chí đánh giá thi đua trong các trường, trung tâm, các phòng Giáo dục theo nhiệm vụ trọng tâm năm học; phối hợp với công đoàn ngành chỉ đạo cơ sở đăng ký thi đua, xây dựng chỉ tiêu phấn đấu cơ sở, ký giao ước thi đua và thực hiện kế hoạch năm học để làm cơ sở cho việc đánh giá, bình xét, đề nghị khen thưởng cuối năm đảm bảo chính xác, công bằng và khách quan.
Chỉ đạo thực hiện tốt công tác phát hiện, xây dựng, bồi dưỡng và nhân rộng gương điển hình tiên tiến, kịp thời biểu dương những đơn vị, cá nhân tiêu biểu toàn diện trong từng lĩnh vực, để nhân rộng trong các đơn vị và trong toàn ngành. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong ngành, trong nhân dân những tấm gương tiêu biểu, gương người tốt việc tốt trong đội ngũ giáo viên, cán bộ, học sinh, sinh viên bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền nhân rộng các nhan tố mới là nhiệm vụ, nội dung quan trọng trong tổ chức phong trào thi đua yêu nước, là nhiệm vụ trọng tâm và phương thức quan trọng nhằm cổ động, tuyên dương kịp thời các nhân tố mới để các điển hình tiên tiến được lan tỏa góp
phần thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của Đảng, chinh sách Nhà nước và pháp luật.
2.2.2.2. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Thanh Hóa
Tổ chức bộ máy làm công tác thi đua khen thưởng:Thực hiện Nghị định số 16/2009/NĐ-CP ngày 16/02/2008, Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/04/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thông tư số 01/2010/TT-BNV ngày 16/04/2010 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Ban Thi đua - Khen thưởng trực thuộc Sở Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở nội vụ được thành lập theo quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa. Ban Thi đua - Khen thưởng là cơ quan thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh. Lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh gồm 01 trưởng ban đồng thời là Phó giám đốc Sở Nội vụ và 02 phó trưởng ban.
Các phòng chuyên môn: Phòng hành chính tổng hợp, Phòng nghiệp vụ thi đua các sở, ban, ngành (Phòng nghiệp vụ 1) và Phòng nghiệp vụ thi đua cấp huyện, cơ sở và doanh nghiệp (Phòng nghiệp vụ 2) chuyên quản lý công tác thi đua khen thưởng toàn tỉnh, trong đó Phòng nghiệp vụ 1 được giao phụ trách theo dõi công tác thi đua khen thưởng của Sở giáo dục (bao gồm các đơn vị trực thuộc Sở là các trường trung học phổ thông, trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên tỉnh), các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh; Phòng nghiệp vụ 2 được giao nhiệm vụ phụ trách, theo dõi công tác