Đánh giá việc thực hiện quản lý nhà nước về thi đuakhen thưởngtrong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh thanh hóa (Trang 71 - 78)

2.2. Tình hình quản lý nhà nước về thi đuakhen thưởngtrong lĩnh vực giáo

2.2.3. Đánh giá việc thực hiện quản lý nhà nước về thi đuakhen thưởngtrong

2.2.3.1.Về ưu điểm và nguyên nhân Về ưu điểm

Quán triệt và nghiêm túc thực hiện các nội dung, yêu cầu, quy định về công tác thi đua, khen thưởng của Đảng và nhà nước trong các văn bản pháp quy như Chỉ thị số 35/CT-TW ngày 03/6/1998 của Bộ chính trị, Chỉ thị số 39/CT-TW ngày 21/5/2004 của Bộ chính trị về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới. Đặc biệt từ khi Luật Thi đua, khen thưởng được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 và sửa đổi bổ sung từ ngày 16/11/2013, Ủy ban nhân dân tỉnh đã sớm triển khai, quán triệt đầy đủ đến các ngành, các cấp. Từ năm 2013, đến nay Luật thi đua, khen thưởng đã được thực hiện một cách nghiêm túc và đạt được kết quả đáng kể đặc biệt là trong lĩnh vực Giáo dục.

Lãnh đạo Sở Giáo dục Thanh Hóa, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh ngày càng quan tâm đến công tác thi đua, khen thưởng và xem đây là động lực để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của từng đơn vị nói riêng và toàn ngành Giáo dụcvà đào tạoThanh Hóa nói chung. Trong dịp tổng kết năm học hàng năm, Lãnh đạo Sở Giáo dục Thanh Hóa phát động phong trào thi đua năm học mới với nhiều nội dung, nhiệm vụ cụ thể, thiết thực. Đồng thời, chỉ đạo cán bộ quản lý giáo dục tổ chức phát động thi đua tại đơn vị. Qua đó, phong trào thi đua được phát động từ Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục đến các cơ sở giáodục, tạo được sự thống nhất mạnh mẽ về nhận thức trong toàn ngành, khơi dậy tinh thần hăng hái thi đua trong toàn thể CC, VC, NLĐ, học sinh, sinh viên.

Nhận thức về vị trí, vai trò của công tác thi đua khen thưởng (TĐKT) đã có sự chuyển biến tích cực cả diện rộng và chiều sâu đối với cấp uỷ Đảng, Ban Giám hiệu, cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên trong toàn ngành. Mọi người

đã hưởng ứng và tham gia tích cực các phong trào thi đua do Ngành và trường phát động.

Nội dung phát động thi đua trong các nhà trường và cơ sở giáo dục gắn liền với nhiệm vụ chính trị dạy và học, được xây dựng, phát động theo từng chủ đề năm học, từng đợt thi đua hướng tới chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc, các sự kiện lịch sử của đất nước, của ngành diễn ra trong năm. Tiêu biểu là phong trào thi đua"Dạy tốt, học tốt"; thi đua thực hiện tốt cuộc vận động "Hai không"; Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; cuộc vận động "Dân chủ- Kỷ cương- Tình thương- Trách nhiệm" cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo"; thi đua xây dựng môi trường giáo dục xanh, sạch, đẹp và không có tệ nạn xã hội...

Hình thức tổ chức và phương thức tổ chức các phong trào thi đua trong các nhà trường đã có nhiều đổi mới, sinh động, phong phú và thiết thực hơn, phù hợp với tình hình của mỗi địa phương, mỗi nhà trường, vì vậy đã thu hút rộng rãi cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên và nhân dân trong địa bàn tham gia hưởng ứng tích cực.

Trong phong trào thi đua yêu nước của ngành, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tiếp tục giữ vai trò nồng cốt, trong đó Đoàn Thanh niên là lực lượng chủ công và đi đầu tham gia các phong trào thi đua. Thực hiện phương châm mỗi nhà giáo, mỗi một đoàn viên, giáo viên là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

Công tác bình xét khen thưởng thi đua từ Sở đến các trường học đã đi vào nề nếp, kịp thời, đảm bảo dân chủ, công khai, công bằng, đúng quy trình, chống bệnh thành tích và sát thực hơn thông qua việc chia cụm thi đua theo vùng miền, tổ chức đăng ký thi đua đầu năm học; tổ chức kiểm tra, bình xét thi đua giữa các đơn vị trong khối thi đua, qua đó suy tôn những đơn vị dẫn đầu.

Đối tượng khen thưởng cũng được mở rộng hơn. Trước kia đối tượng được khen, chủ yếu là cán bộ quản lý giáo dục, là những trường học ở khu vực vùng thuận lợi, có điều kiện phát triển giáo dục. Những năm gần đây, đối tượng khen thưởng được mở rộng cả 2 vùng miền trong tỉnh: Miền núi, đồng bằng, đặc biệt là những trường học, những nhà giáo trực tiếp đứng lớp ở khu vực vùng cao, biên giới, vùng khó trong tỉnh đã được quan tâm động viên kịp thời. Công tác chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động thi đua đã được các cấp quản lý giáo dục quan tâm, chỉ đạo sát sao. Công tác tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, xây dựng đơn vị điển hình tiên tiến trong ngành thường xuyên, có tác dụng lan tỏa.

Đội ngũ cán bộ, chuyên viên phụ trách công tác thi đua, khen thưởng tiếp tục được đổi mới: Hầu hết đã từng kinh qua công tác giảng dạy và quản lý giáo dục, có trình độ chuyên môn Đại học trở lên, nhiệt tình, chịu khó, vững vàng về nghiệp vụ, tham mưu tổ chức chỉ đạo các hoạt động thi đua có hiệu quả, góp sức cùng nhà trường, đơn vị và toàn ngành thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.

Nguyên nhân đạt được

Công tác thi đua, khen thưởng luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát và kịp thời của Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Bên cạnh đó, sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở; công tác chỉ đạo, điều hành, tinh thần trách nhiệm của hầu hết thủ trưởng cơ quan, đơn vị đã tạo điều kiện cho việc QLNN về công tác thi đua, khen thưởng đạt những kết quả nhất định.

Hầu hết cán bộ, công chức, viên chức và học sinh, sinh viên đã có nhận thức về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng. Việc tổ chức phong trào thi đua từ phát động, nội dung đến xem xét khen thưởng ngày càng đi vào nề nếp. Nội dung phong trào thi đua thiết thực, phù hợp, sát với yêu cầu nhiệm vụ, điều kiện cụ thể của từng đơn vị để được đông đảocán bộ, công chức, viên chức và học sinh, sinh viên tham gia.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng đầy đủ, ngày càng được cụ thể hóa và hoàn thiện hơn.

Đổi mới công tác xây dựng phong trào, trong đó chú trọng công tác tổ chức triển khai thực hiện; nội dung, mục tiêu thi đua cụ thể; xây dựng điển hình và xét duyệt khen thưởng.

2.2.3.2. Về hạn chế và nguyên nhân Về hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trong ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh Thanh Hóa vẫn còn bộc lộ những mặt hạn chế cần phải khắc phục, đó là: thi đua khen thưởng được diễn ra chưa đồng đều giữa các vùng miền, giữa các trường học trong tỉnh.

Ở một số trường học và đơn vị quản lý giáo dục, thi đua khen thưởng còn mang tính hình thức, chưa thật sự góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Việc bình xét khen thưởng vẫn còn biểu hiện thiếu dân chủ, thiếu công khai, công bằng.

Hệ thống văn bản về thi đua khen thưởng của tỉnh đã được ban hành khá đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai công tác thi đua khen thưởng trong địa bàn tỉnh nói chung và trong ngành giáo dục và đào tạo nói riêng. Tuy nhiên một số văn bản ban hành còn chưa cụ thể, chồng chéo có nhiều vấn đề phát sinh cần được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện kịp thời.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về thi đua khen thưởng ở một số cơ quan, ngành, nhất là ở cơ sở người đúng đầu chưa quan tâm đúng mực đến quản lý nhà nước về thi đua khe thưởng; chưa chú trọng đến công tác tuyên truyền phổ biến, quán triệt đến CB, CC, VC, NLĐ các văn bản quy định của Nhà nước về công tác thi đua dẫn đến nhiều bất cập, hiệu quả của công tác thi đua khen thưởng chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết vi phạm về thi đua khen thưởng ở một số Phòng Giáo dục, nhà trường, cơ sở Giáo dục và một số huyện, thành

phố chưa được quan tâm đúng mức, công tác kiểm tra, đôn đốc, tổng kết các phong trào thi đua chưa được quan tâm thường xuyên. Việc thực hiện các quy định về khen thưởng chưa đúng như: Việc bình xét chưa chính xác, công khai, khen thưởng chưa đúng thẩm quyền, không đảm bảo quyền lợi cho người được khen thưởng...

Chất lượng đội ngũ CC, VC làm công tác thi đua khen thưởng trong ngành Giáo dục và đào tạo còn nhiều bất cập, hạn chế; chuyên môn nghiệp vụ về thi đua khen thưởng không chuyên sâu dẫn đến hiệu quả công tác tham mưu, đề xuất về thi đua khen thưởng chưa đạt hiệu quả cao.

Chính sách, phong trào thi đua khen thưởng trong Giáo dục của tỉnh chưa được triển khai thực hiện đồng bộ giữa các vùng miền trong địa bàn tỉnh. Ở những vùng đồng bằng thì nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của các cơ quan trong ngành, ngược lại ở các huyện miền núi do điều kiện địa hình hiểm trở, phương tiện thông tin đại chúng yếu kém nên việc thực hiện triển khai các quy định, phong trào thi đua khen thưởng trong Giáo dục gặp nhiều khó khăn và thực hiện chưa đúng quy định, mang tính hình thức, thiếu chính xác.

Ngoài ra Thi đua khen thưởng trong Giáo dục của tỉnh vẫn còn một số bất cập khách quan khác như: Phong trào thi đua khen thưởng trong ngành Giáo dục và đào tạo nhiều khi đang còn chạy theo thành tích, mang tính hình thức, thiếu sự khách quan và trung thực.

Nguyên nhân của hạn chế

Nguyên nhân do một số nhà trường và cán bộ quản lý giáo dục chưa quan tâm thực sự đến công tác thi đua khen thưởng, điều kiện phát triển kinh tế của địa phương còn chậm chưa tương xứng với nhu cầu phát triển của giáo dục. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học còn nghèo, đời sống vật chất của cán bộ, giáo viên tuy được nâng lên song còn gặp khó khăn. Mặt trái của nền kinh tế thị trường và các tệ nạn xã hội đang xâm nhập vào trường học. Đội ngũ nhà giáo chưa đồng bộ, vừa thừa, vừa thiếu. Một số cán bộ, giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề.

Do các văn bản quy định của Trung ương về công tác thi đua khen thưởng hay có sự thay đổi dẫn đến ở cơ sở không điều chỉnh kịp thời, Một số quy định của Trung ương chưa được rõ ràng dẫn đến cơ sở có nhiều cách vận dụng và không thống nhất.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa thấy được vị trí, vai trò của thi đua khen thưởng trong việc tạo động lực thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, do đó trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo còn mang tính hình thức, xem nhẹ thậm chí buông lỏng công tác này.

Công tác tuyên truyền phổ biến ở một số nơi chưa thật sự tốt. Công tác khen thưởng có nơi chưa thực hiện đúng quy định, quy trình, không có sự kiểm tra, giám sát kịp thời. Nhận thức của một số người đứng đầu chưa đủ, xem nhẹ công tác thi đua khen thưởng; chưa có sự gắn kết giữa công tác thi đua khen thưởng và việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng trong giáo dục chủ yếu kiêm nhiệm, vị trí công tác không ổn định thường xuyên biến động, không được trang bị cập nhật đầy đủ, thường xuyên kiến thức thi đua; không sâu về chuyên môn, nghiệp vụ ảnh hưởng đên chất lượng công tác tham mưu và công tác khen thưởng trong ngành.

Sự chưa đồng bộ đối với công tác thi đua khen thưởng trong giáo dục của tỉnh là do sự quản lý coi trọng vùng miền của một số cơ quan ngành giáo dục và đào tạo, chưa đưa được các quy định, chính sách ưu tiên đối với các huyện miền núi, không quan tâm chú trọng tới công tác đầu tư cơ sở vật chất cũng như nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác thi đua khen thưởng của ngành mà chỉ chú trọng đầu tư cho các huyện đồng bằng để chạy theo thành tích dẫn đến tình trạng thực hiện không đồng bộ về phong trào thi đua của 2 vùng miền.

Một số bộ phận người đúng đầu, đội ngũ làm công tác thi đua trong ngành còn mang tư duy phong kiến, chạy theo thành tích, háo danh từ đó dẫn đến kết quả thi đua khen thưởng của ngành thiếu tính công bằng và chính xác.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Công tác QLNN về thi đua khen thưởng của lĩnh vực giáo dục tỉnh Thanh Hóa tập trung vào việc cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật và ban hành các hướng dẫn thực hiện về công tác thi đua khen thưởng thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng xây dựng các chính sách về thi đua khen thưởng trong toàn ngành đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác thi đua khen thưởng sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua cũng như thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi đua khen thưởng.

Thời gian qua, công tác QLNN về thi đua khen thưởng của ngành đã từng bước đi vào nề nếp, hệ thống văn bản hướng dẫn về công tác thi đua khen thưởng được ban hành đầy đủ, cụ thể, rõ ràng. Hoạt động thi đua thường niên và thi đua khối được đẩy mạnh. Tuy nhiên, vẫn còn một số những hạn chế nhất định liên quan đến nhận thức của một bộ phận cán bộ quản lý, CC, VC, NLĐ về vai trò, vị trí của công tác thi đua khen thưởng về đổi mới thi đua khen thưởng, về năng lực đội ngũ làm công tác thi đua khen thưởng về công tác về kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, cũng như sự phát triển không đồng bộ của nền công tác thi đua khen thưởng trong giáo dục giữa các huyện miền xuôi và miền núi…

Để đưa công tác thi đua khen thưởng ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong tình hình hiện nay thì cần có những phương hướng và giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng QLNN về thi đua khen thưởng, biến thi đua khen thưởng thành động lực to lớn thúc đẩy toàn ngành thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THI ĐUA KHEN THƯỞNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC TẠI TỈNH THANH HÓA

3.1. Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tại Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh thanh hóa (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)