Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 77 - 80)

Những tồn tại hạn chế trên có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, trong đó:

Nguyên nhân khách quan là do lĩnh vực TN&MT mang tính nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân, đến yêu cầu của phát triển kinh tế, trong khi đó các nguồn lực thì chưa đáp ứng được yêu cầu.

Do các chủ trương, giải pháp chưa đồng bộ, thiếu tổng thể, còn thiếu những chủ trương, giải pháp lớn, mang tính đột phá nên chưa tạo được những chuyển biến căn bản, thậm chí việc hoạch định chính sách, thiết lập thể chế và huy động nguồn lực trên một số vấn đề của các lĩnh vực này còn lúng túng vì thiếu định hướng cụ thể. Các giải pháp của các cấp chính quyền về bảo vệ môi trường còn thiếu đồng bộ, chưa đủ mạnh, chưa có tính hệ thống, chưa được bổ sung, cập nhật kịp thời.

Nguyên nhân chủ quan là do chính sách pháp luật về quản lý tài nguyên và môi trường đang trong quá trình hoàn thiện. Vì vậy, còn nhiều điểm chồng

chéo, chưa theo kịp quá trình phát triển của thực tiễn. Đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực QLNN về TN&MT ngày càng phức tạp nhưng các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về TN&MT của cấp trên còn thiếu đồng bộ, khó áp dụng trong thực tiễn, một số vướng mắc phát sinh trên thực tế nhưng chưa có quy định để điều chỉnh kịp thời.

Nguồn vốn đầu tư cho công tác điều tra cơ bản còn nhiều hạn chế. Nhiều địa phương còn quá chú trọng tăng trưởng kinh tế, hiệu quả trước mắt nên dẫn đến khai thác, sử dụng tài nguyên quá mức, thiếu bền vững, lãng phí và làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, bảo vệ môi trường chưa trở thành ý thức, hành động, thói quen, nếp sống, văn hóa của người dân; nhận thức về biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đối với nước ta còn chưa đầy đủ.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, Nhà nước chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.

Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, giải pháp Quản lý nhà nước về môi trường còn nhiều bất cập và hạn chế.

Một số chủ trương giải pháp chưa được thể chế hóa hoặc thể chế hóa chưa đầy đủ, kịp thời; trong tổ chức thực hiện chưa có các chỉ tiêu giám sát, đánh giá, do đó công tác sơ kết, tổng kết, kiểm điểm gặp khó khăn, nên các chủ trương, giải pháp chậm đi vào cuộc sống, chậm phát huy hiệu quả trên thực tế.

Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hạn hẹp, giải pháp chưa đủ mạnh để tạo bước đột phá trong việc huy động nguồn lực trong xã hội, từ doanh nghiệp và người dân. Chưa có chủ trương nhất quán coi sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên là thước đo chất lượng, hiệu quả.

Tiểu kết chương 2

Toàn bộ chương 2 là bức tranh khái quát về thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn thị xã Hương Thủy. Qua tổng hợp, phân tích số liệu từ những tài liệu chính thức để chỉ ra những ưu điểm, những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước tài nguyên và môi trường trên địa bàn xã Hương Thủy. Với những kết quả đã đạt được và những mặt còn hạn chế trong thực hiện công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, những vấn đề đang đặt ra hiện nay, có thể thấy, giải quyết vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường định hướng phát triển bền vững đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ, đồng bộ của tất cả ngành, các cấp và rất nhiều các giải pháp trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Những phân tích của chương này sẽ là cơ sở để đề xuất một số các giải pháp và kiến nghị QLNN về TN&MT trên địa bàn nghiên cứu ở chương 3.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN

THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)