nhà nước về Tài nguyên và Môi trường tại Thị xã Hương Thủy
- Thị xã Hương Thủy có vị trí địa lý - kinh tế khá thuận lợi cho phát triển kinh tế và đẩy mạnh giao lưu hợp tác trong nước và quốc tế
- Có nhiều tiềm năng phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch: có các di tích lịch sử, văn hóa đặc sắc, danh lam thắng cảnh đẹp; nằm liền kề trung tâm du lịch, dịch vụ lớn là thánh phố Huế và cách không xa thị trường lớn là thành phố Đà Nẵng, tạo nhiều cơ hội đẩy mạnh phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ đô thị và dịch vụ chất lượng cao.
- Có nhiều cơ sở kinh tế - kỹ thuật của tỉnh đóng trên địa bàn thị xã như Khu công nghiệp tập trung Phú Bài là một trong những trọng điểm kinh tế lớn của tỉnh, còn nhiều tiềm năng mở rộng quy mô và thu hút đầu tư; có trường Cao đẳng xây dựng công trình đô thị, trường Dạy nghề của tỉnh... Đây là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thị xã.
- Có hồ Tả Trạch kết hợp nhà máy thủy điện, công trình này sẽ tạo cho thị xã những tiềm năng to lớn phát triển thủy sản, du lịch, cải thiện môi trường sinh thái, có tác động tích cực đến quá trình đô thị hóa trên địa bàn thị xã.
- Có khu đô thị mới Đông Nam Thủy An tại phường Thủy Dương, khu đô thị An Vân Dương tại xã Thủy Thanh, Thủy Vân đang hình thành và phát triển.
- Có quỹ đất khá rộng lớn nằm phía Tây Nam của thị xã, thuận lợi cho xây dựng và phát triển mở rộng không gian đô thị. Có điều kiện địa hình, cảnh quan đa dạng và phong phú có thể tạo dựng các khu chức năng đô thị với diện mạo kiến trúc đô thị đẹp, mang nét đặc trưng riêng cho đô thị Hương Thủy.
- Hương Thủy có đất đai màu mỡ, tài nguyên nước dồi dào; có hệ thống sông ngòi phân bố đều trên địa bàn, thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp ven đô hiện đại, thâm canh theo chiều sâu. Vùng gò đồi còn diện tích khá lớn đất chưa sử dụng, đây là tiềm năng lớn có thể khai thác đưa vào phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, phát triển du lịch. Thị xã Hương Thủy còn nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp, làng nghề, phát triển nông nghiệp ven đô...
- Có cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh cả về giao thông bộ, đường sắt, cảng hàng không quốc tế Phú Bài và giao thông liên tỉnh, liên huyện tạo thuận lợi cho thị xã liên thông và giao lưu kinh tế với các vùng lân cận, với các địa phương trong vùng và cả nước; là cơ sở nền tảng, tiền đề quan trọng tạo thuận Những thuận lợi về vị trí địa lý - kinh tế, điều kiện giao thông, tài nguyên thiên nhiên mà Hương Thủy đang có nhiều là điều kiện tốt để mở rộng giao lưu kinh tế với các địa phương trong tỉnh, với các tỉnh trong cả nước và hợp tác khu vực, quốc tế. Tạo điều kiện thuận lợi để thị xã tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới hướng đến mục tiêu xây dựng Hương Thủy trở thành một trong những đô thị hiện đại, giàu đẹp, văn minh; một trong những trung tâm kinh tế động lực, có tăng trưởng kinh tế cao, chuyển biến mạnh về chất lượng tăng trưởng gắn với phát triển bền vững; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại, lấy công nghiệp và dịch vụ làm trọng tâm; xây dựng hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại; đời sống nhân dân được nâng cao
2.1.3.2. Khó khăn
- Điều kiện tự nhiên của thị xã Hương Thủy rất khắc nghiệt, đất đai trên lãnh thổ thị xã Hương Thủy chủ yếu là núi cao rất nổi bật trong địa hình thị xã Hương Thủy chiếm 76,33% diện tích tự nhiên, đồng bằng hẹp lại bị chia cắt bởi núi nên đất đai không tập trung; lượng mưa lớn và tập trung trong một thời gian ngắn gây ra lũ lụt và ngập úng, trượt lở đất, xói lở bờ sông gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sản xuất của người dân.
- Địa bàn tập trung đông dân cư nằm ở khu vực trung tâm thị xã, trong khi đó các xã vùng gò đồi thì dân cư thưa thớt nên khó khăn cho nhu cầu phát triển hạ tầng các xã thuộc vùng gò đồi; đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp; tài nguyên khoáng sản nghèo nàn.
- Hoạt động kinh doanh dịch vụ còn mang tính tự phát, hiệu quả chưa cao; chưa chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch chất lượng cao. Nông nghiệp chủ yếu độc canh cây lúa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm; chưa có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp thâm canh, sản xuất hàng hóa đạt hiệu quả kinh tế cao, dịch vụ nông nghiệp chưa đa dạng.
- Cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội mặc dù phát triển tương đối khá nhưng thiếu đồng bộ, hạn chế về chất lượng, nhất là khu vực nông thôn, vùng gò đồi, chưa thực sự tạo sức hấp dẫn thu hút đầu tư. Ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong các ngành sản xuất và đời sống chưa cao.
- Nền kinh tế tuy đạt mức tăng trưởng khá nhưng nhìn chung vẫn còn tiềm ẩn yếu tố thiếu bền vững. Tích luỹ nội bộ nền kinh tế còn thấp, thiếu vốn đầu tư. Các tiềm năng thế mạnh của địa phương chưa được khai thác, phát huy tốt.
- Một số vấn đề xã hội như giải quyết việc làm, chất lượng giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường... nhiều mặt chuyển biến chưa mạnh. Đời sống một bộ phận dân cư vùng gò đồi còn khó khăn. Các tiêu cực, tệ nạn xã hội vẫn tiềm ẩn phức tạp.
Những khó khăn và hạn chế nêu trên ảnh hưởng không nhỏ trong công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường, cần có hướng khắc phục trong thời gian tới.