Bài học rút ra cho thị xã Hương Thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 52 - 55)

Thứ nhất, hệ thống các văn bản pháp luật phải được ứng dụng đồng bộ, kịp thời, mang tính chất ổn định, đồng thời các quy định pháp luật dù có điều chỉnh nhưng vẫn phải đảm bảo tính kế thừa.

Thứ hai, phải xây dựng được hệ thống dữ liệu thông tin đất đai thống nhất, đồng bộ trên cơ sở công nghệ tin học điện tử hiện đại từ trung ương đến địa phương. Thống nhất phương pháp phân loại, quản lý hồ sơ đất đai và công khai thông tin từ trung ương đến địa phương. Thực tế cho thấy, hệ thống hồ sơ địa chính được lưu trữ ở nước ta rất kém, chắp vá, không đáp ứng được yêu cầu quản lý. Việc triển khai lập hồ sơ địa chính ở các địa phương khác nhau đã không được tiến hành vào cùng một thời điểm như chỉ đạo của trung ương, số liệu tổng hợp của tất cả các cấp có độ chính xác thấp.

Thứ ba, Hội đồng nhân dân thị xã Hương Thủy thực hiện Chương trình giám sát chuyên đề về bảo vệ TN&MT đối với các dự án đầu tư, công trình có nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường cao thuộc thẩm quyền quản lý của thị xã.

Thứ tư, xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ tài nguyên và môi trường, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm tài nguyên và môi trường, sự cố môi trường; Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ TN&MT, các công trình có liên quan đến bảo vệ tài TN&MT; Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường;

Thứ năm, thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sản xuất kinh doanh; Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường; Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật

về bảo vệ TN&MT, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ TN&MT, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ TN&MT; Ðào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường; Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường; Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ TN&MT.

Tiểu kết Chương 1

Chương 1 Tổng quan chung về khái niệm, phạm vi, đặc điểm của tài nguyên và môi trường; nghiên cứu, phân tích các nội dung, công cụ, phương thức, nhân tố tác động đến QLNN về TN&MT; thông qua kinh nghiệm quản lý trong nước. Rút ra những bài học quản lý nhà nước về TN&MT tại thị xã Hương Thủy. Tính cấp thiết thể hiện ở chỗ tài nguyên bị khai thác quá mức, môi trường đang có dấu hiệu ô nhiễm ngày càng gia tăng; thực tiễn cho thấy quản lý nhà nước còn có nhiều những hạn chế, bất cập như thể chế, chính sách và tổ chức thực hiện. Hệ thống pháp luật, cần tiếp tục hoàn thiện về: Cơ cấu bộ máy quản lý; hệ thống tiêu chuẩn về tài nguyên và môi trường; phân cấp cho chính quyền địa phương. Chính quyền cấp tỉnh, cần tiếp tục cụ thể hóa thành các hướng dẫn đúng pháp luật, phù hợp với điều kiện địa phương, nhưng vẫn bảo đảm tính vận dụng linh hoạt và sáng tạo. Nghiên cứu kinh nghiệm của các địa phương tương đồng về hành chính. Tóm lại, Chương 1 của Luận văn đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng bám sát những cơ sở khoa học hiện nay đang được áp dụng trên thế giới và Việt Nam. Đồng thời, những lý luận này được phân tích, đánh giá trong điều kiện, bối cảnh QLNN về TN&MT nói chung và thị xã Hương Thủy nói riêng.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN VÀ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)