Hương Thủy để quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
Thứ nhất: Tăng cường QLNN, hoàn thiện vai trò lãnh đạo của nhà nước trong việc tổ chức thực hiện PTBV, cụ thể:
Thể chế hoá tổ chức, bộ máy thực hiện các kế hoạch hành động PTBV với thời gian 05 năm và hàng năm của Thị xã Hương Thủy.
Tăng cường năng lực quản lý cho PTBV: Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội - môi trường. Tập trung xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, năng lực, trách nhiệm và tính chuyên nghiệp cao.
Tranh thủ tối đa nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ của Trung ương, tỉnh. Đa dạng hoá các hình thức huy động và tạo vốn. Chú trọng thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và địa phương...
Tiếp tục tổ chức đấu giá có hiệu quả các lô đất đã được phê duyệt phương án đấu giá, đồng thời rà soát để xác định giá khởi điểm phù hợp để thực hiện đấu giá. Đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án về hạ tầng, các khu dân cư đã được phê duyệt để sớm đưa vào khai thác quỹ đất.
Ưu tiên tập trung vốn để đầu tư các chương trình, dự án trọng điểm, nhất là các chương trình chỉnh trang, phát triển đô thị; chương trình xây dựng nông thôn mới và các công trình dự án tạo năng lực phát triển mới như đường giao thông, các công trình tại Cụm Công nghiệp Thủy Phương....nhằm thu hút đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh.
Nâng cao năng lực quản lý đầu tư và quy hoạch, nhất là quản lý quy hoạch xây dựng, đô thị. Công khai các quy hoạch được duyệt, các định hướng phát triển kinh tế xã hội, các chủ trương, chính sách, tạo điều kiện cho người dân và các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.
Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư để thu hút vốn đầu tư phát triển từ các nhà đầu tư; tập trung vào các lĩnh vực du lịch, hạ tầng...
Sử dụng các công cụ tài chính phục vụ cho PTBV: Chống thất thu, tiết kiệm chi, ưu tiên chi cho đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển con người.
Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá PTBV cho từng ngành/lĩnh vực và vùng/lãnh thổ.
Tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức cho mọi người dân về PTBV.
Cụ thể hoá các mục tiêu PTBV vào từng ngành, lĩnh vực trên địa bàn thị xã Hương Thủy.
Thứ hai : Huy động tham gia cộng đồng thực hiện PTBV, cụ thể : Định hướng chung: Chiến lược PTBV là một quá trình xử lý phối hợp liên tục và dân chủ các tư tưởng, hành động ở cấp độ quốc gia cũng như cấp độ ngành và các địa phương, để có thể lồng ghép một cách cân đối các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường, nhằm thực hiện mục tiêu PTBV quốc gia.
Huy động các nhóm xã hội chính thúc đẩy PTBV, giải quyết các xung đột lợi ích thông qua đối thoại và hoà giải trên cơ sở tham vấn của tất cả các nhóm xã hội như : phụ nữ, thanh thiếu niên, nông dân, công nhân và công đoàn, các doanh nghiệp, đồng bào dân tộc thiểu số và giới trí thức, các nhà khoa học.
Thứ ba : Hợp tác quốc tế để PTBV, cụ thể : tăng cường hợp tác quốc tế nhằm nâng cao vị thế của địa phương, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi và sự ủng hộ của cộng đồng thế giới trong phát triển kinh tế - xã hội và tranh thủ được sự hợp tác và hỗ trợ của nhiều nước trên thế giới về ứng phó với BĐKH, phòng chống thiên tai hướng tới tăng trưởng xanh, ít phát thải các-bon.