Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường tại thị xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 47 - 50)

thị xã Sơn Tây

Thị xã Sơn Tây tiếp tục hoàn thiện và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch và pháp luật về TN&MT. Việc hoạch định chiến lược, chính sách, kế hoạch về TN&MT và xây dựng pháp chế về TN&MT phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của thị xã, phải đảm bảo sự phát triển bền vững, đồng bộ trong xây dựng và thực hiện chính sách bảo vệ tài nguyên và môi trường và chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

Thị xã Sơn Tây luôn củng cố, kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ tài nguyên và môi trường đủ mạnh để thực hiện có hiệu quả chiến lược, chính sách, kế hoạch và pháp luật bảo vệ tài nguyên và môi trường, với phương châm vừa tinh gọn vừa hiệu quả. Do đó, Tỉnh ủy và Sở

Tài nguyên và môi trường tiếp tục đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý môi trường, nhất là cán bộ ở cấp huyện, xã.

Xây dựng và sử dụng hệ thống pháp luật thành công cụ đắc lực để thực hiện vai trò của mình trong lĩnh vực TN&MT. Các mục tiêu chung về bảo vệ TN&MT vì lợi ích của cộng đồng, xã hội cần được thể chế hóa, pháp luật hóa và mọi chủ thể trong xã hội phải có trách nhiệm thi hành. Trước mắt cần tập trung xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật TN&MT năm 2005; xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ TN&MT; tăng cường các chế tài xử phạt, từng bước hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy xã hội hóa hoạt động bảo vệ TN&MT.

Thị xã Sơn Tây cũng đã đầu tư kinh phí, xây dựng kế hoạch thay đổi và chuyển giao công nghệ xanh, sạch nhằm bảo vệ TN&MT. Chính sự chậm đổi mới công nghệ, thiết bị đã ảnh hưởng tiêu cực, làm giảm hiệu quả mục tiêu bảo vệ TN&MT. Vì vậy, điều chỉnh việc bảo vệ TN&MT dựa trên cơ sở thay đổi công nghệ, kỹ thuật là đặc biệt quan trọng, bởi nó là khâu mấu chốt để tiết kiệm tài nguyên, giảm thiêu ô nhiễm môi trường.

Bên canh đó, thị xã Sơn Tây đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mọi công dân trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách, chủ trương, pháp luật, các thông tin về môi trường và phát triển bền vững cho mọi người, đặc biệt là phụ nữ, những người làm vợ, làm mẹ trong gia đình; đưa nội dung giáo dục về bảo vệ tài nguyên và môi trường vào chương trình giáo dục quốc dân. Tạo dư luận xã hội lên án nghiêm khắc đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường đi đôi với việc áp dụng các chế tài, xử lý nghiêm khắc có tác dụng răn đe, ngăn ngừa vi phạm.

1.3.2. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường tại thị xã Dĩ An tại thị xã Dĩ An

Hoàn thành việc lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu 2011 – 2015 cấp thị xã và cấp phường. Ban hành quyết định công nhận và bàn giao các vị trí đất công cho UBND các phường thiết lập quản lý. Tham mưu Thị ủy xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 BCHTW (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Tập trung thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhất là các trường hợp thuộc diện tái định cư. Đến nay, toàn thị xã đã cấp được 28.469/28.476 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (chiếm tỷ lệ 99,9%), hiện còn 07 thửa đất chưa cấp GCNQSD do tranh chấp và lấn chiếm. Hoàn thành chương trình cấp GCNQSD đất đại trà tại phường Dĩ An (3.896/3.896 giấy, tỷ lệ 100%). Ngoài ra còn có 435 giấy chứng QSDĐ được cấp cho các cơ quan, trường học và cộng đồng dân cư.

Phê duyệt 15 phương án bồi thường với 421 hồ sơ, ban hành 181 quyết định thu hồi đất để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án. Thẩm định 89 hồ sơ cam kết bảo vệ môi trường, 48 đề án bảo vệ môi trường và 16 hồ sơ xác nhận hoàn thành hệ thống xử lý môi trường. Giải quyết 142/151 đơn khiếu nại, tranh chấp đất đai và 57/66 đơn phản ánh ô nhiễm môi trường, qua đó xử phạt vi phạm hành chính 16 đơn vị gây ô nhiễm môi trường với tổng số tiền 163,7 triệu đồng và có văn bản yêu cầu khắc phục đối với 41 đơn vị.

Đối với việc di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư, có 12/17 doanh nghiệp đã di dời hoặc ngừng hoạt động, còn 05 doanh nghiệp chưa thực hiện di dời, trong đó có 02 doanh nghiệp là Công ty Vifaco và Công ty Giấy An Bình được UBND tỉnh cho gia

hạn đến tháng 12/2014 và tháng 5/2015. Trên cơ sở kế hoạch đã ban hành UBND thị xã Dĩ An có một số giải pháp sau:

Thứ nhất, hoàn thiện và đổi mới cơ chế, chính sách tài chính cho TN&MT như các loại thuế, phí và các công cụ tương đồng theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” và đồng thời huy động nguồn lực xã hội hóa cho TN&MT. Trước mắt, cần phải bảo đảm bố trí không dưới 1% ngân sách của địa phương chi cho sự nghiệp bảo vệ TN&MT; tăng cường theo dõi, giám sát việc quản lý, sử dụng nguồn chi này một cách hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo chi đúng mục tiêu và đủ kinh phí theo quy định nhằm nâng cao hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước. Về lâu dài cần phải có cơ chế điều tiết, phân bổ và sử dụng đúng mục đích về các nguồn thu cho mục đích bảo vệ TN&MT.

Thứ hai, kế thừa và phát triển các thành quả khoa học, công nghệ của thế giới về vấn đề môi trường, các công cụ hỗ trợ quá trình đánh giá và dự báo các tác động tiềm tàng của các hoạt động kinh tế đối với môi trường, để từ đó có những khuyến nghị và hành động phù hợp.

Thứ ba, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thực hiện Chương trình giám sát chuyên đề về bảo vệ TN&MT đối với các dự án đầu tư, công trình có nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường cao thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương.

Thứ tư, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn thị xã; tăng cường vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong phản biện, giám sát, tham gia QLNN về TN&MT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)