Các nguyên tắc bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2015, trong đó :
-Nguyên tắc bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được đặt lên hàng đầu, qua đó nhằm nhấn mạnh hoạt động bảo vệ môi trường cần sự chung tay, góp sức của toàn xã hội và mỗi cá nhân phải có ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường sống của mình. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng thành phần môi trường, được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho bảo vệ môi trường. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải khắc phục, bồi thường thiệt hại và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, Luật Bảo vệ môi trường năm 2015 cũng quy định các nguyên tắc cần được đảm bảo thực hiện và duy trì khi xây dựng, triển khai các kế hoạch, chính sách bảo vệ môi trường, cụ thể:
- Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.
- Bảo vệ môi trường phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu chất thải.
- Bảo vệ môi trường quốc gia gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu; bảo vệ môi trường bảo đảm không phương hại chủ quyền, an ninh quốc gia.
- Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên và ưu tiên phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường.
1.2.2.Nội dung quản lý nhà nước về môi trường Hoạt động ban hành pháp luật
Quản lý nhà nước về tài nguyên và bảo vệ môi trường đang được thực hiện theo các quy định của Luật đất đai năm 2003, Luật tài nguyên nước năm 2005, Luật bảo vệ môi trường năm 2015, Luật đa dạng sinh học năm 2008 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác
Về mặt xây dựng hệ thống văn bản pháp luật, tính đến nay nhà nước ta đã ban hành hơn 600 văn bản có liên quan đến bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn còn thiếu nhiều quy định quan trọng, chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, chồng chéo, mâu thuẫn nhau và còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tế.
Cùng với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, Nhà nước ban hành chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020. Ví dụ: Chiến lược tài nguyên nước, chiến lược bảo vệ môi trường, chiến lược phát triển bền vững biển đến năm 2020...
Quá trình xây dựng Luật bảo vệ tài nguyên và môi trường: Trước năm 1986 (trước đổi mới) Luật môi trường chưa xuất hiện với tư cách là một ngành Luật độc lập. Chính phủ ban hành một số văn bản có liên quan đến môi trường như:
-Sắc lệnh số 142/SL ngày 21 tháng 12 năm 1949, quy định việc kiểm soát, lập biển bản các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ rừng. - Nghị quyết số 36 ngày 11 tháng 3 năm 1961 của Hội đồng Chính phủ về quản lý, bảo vệ tài nguyên dưới lòng đất.
- Chỉ thị số 127 ngày 24 tháng 5 năm 1971 của Hội đồng Chính phủ về công tác điều tra cơ bản tài nguyên thiên nhiên.
- Pháp lệnh bảo vệ rừng ngày 11 tháng 9 năm 1972...
- Đặc điểm của các quy định pháp luật chỉ quy định liên quan đến một khía cạnh của bảo vệ môi trường xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước mà chưa nhằm mục đích trực tiếp bảo vệ các yếu tố của môi trường. Quy phạm pháp luật trong thời kỳ này chủ yếu là các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật.
Từ năm 1986 đến nay đã ban hành các văn bản pháp luật sau: -Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã đưa việc bảo vệ môi trường thành một điều khoản riêng.
-Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993 có hiệu lực từ ngày 10 tháng 01 năm 1994.
-Luật bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2005 có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2006.
-Luật bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2014 có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2015.
- Luật doanh nghiệp năm 2005.
Việt Nam tham gia và ký kết nhiều điều ước quốc tế về môi trường như: -Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 1992 (UNFCCC)...
-Luật quốc tế về di sản thế giới năm 1972. 19
-Công ước Ramsan năm 1971 về bảo vệ vùng đất ngập nước. -Công ước Cites năm 1973 về cấm buôn bán động thực vật hoang dã... Đặc điểm các quy định pháp luật từ năm 1986 đến nay dựa trên các quy định của pháp luật quốc tế về môi trường đồng thời quy định nội dung bảo vệ môi trường một cách cụ thể, trực tiếp các yếu tố của môi trường, xác định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức, các cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ môi trường. Pháp luật trong gia đoạn này quy định một cách toàn diện đồng thời gắn chính sách phát triển kinh tế xã hội với việc bảo vệ môi trường. Các nguyên tắc của pháp luật quốc tế về môi trường được quy định trong pháp luật của Việt Nam như [4.tr15]:
Nguyên tắc bảo vệ quyền con người được sống trong môi trường trong lành; Nguyên tắc bảo đảm tính thống nhất trong việc quản lý và bảo vệ môi trường; Nguyên tắc bảo đảm phát triển bền vững;
Nguyên tắc coi trọng tính phòng ngừa; Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.
Ngoài ra, Việt Nam có các Hội nghị quốc tế về môi trường như Hội nghị Rio De Janeiro năm 1992. Tại Hội nghị này đã thông qua được chương trình Nghị sự 21, thống nhất các chương trình hành động quốc gia về môi trường ở thế kỷ 21, căn cứ vào đó, tùy đặc điểm của mỗi quốc gia trong từng khu vực mà có chương trình nghị sự riêng. Năm 1998, Việt Nam có chương trình Nghị sự 21. Việt Nam tham gia tích cực vào Hội nghị về biến đổi khí hậu năm 2007. Mục tiêu của Hội nghị đưa ra các chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu năm
2012, như cắt giảm khí thải công nghiệp, giảm khí CO2 từ phương tiện giao
thông. Hội nghị này cũng đưa ra vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu, kêu gọi những nước phát triển đầu tư, hỗ trợ về tài chính cho những nước kém phát triển, nhưng chịu nhiều rủi ro do biến đổi khí hậu. Trên cơ sở của các hội
nghị quốc tế mà các quốc gia, các tổ chức quốc tế có sự hỗ trợ đối với Việt Nam.
Ngân hàng thế giưới công bố một báo cáo về tác động của sự biến đổi khí hậu đối với các thành phố trên thế giới, trong đó cảnh báo tác động của mực nước biển dâng cao do hiện tượng ấm lên trên toàn cầu sẽ là một thảm họa cho Việt Nam.
Báo cáo “Giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu ở các thành phố”, được công bố ngày 6/8/2008, đặc biệt chú trọng vào những tác động đối với khu vực Đông Á, nói rằng Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam là những nước được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do mực nước biển dâng cao.
Báo cáo cho răngvị trí và đặc điểm của địa hình khiến cho Việt Nam trở thành một trong những nước chịu nhiều thiệt hại nhất trên thế giới, từ bão biển, bão nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán đến xâm nhập mặn, lở đất và chát rừng. Trong số đó thiên tai xảy ra thường xuyên và gây tàn phá nhiều nhất là bão và lũ.
Đối với Việt Nam, tác động lớn nhất sẽ xảy ra ở vùng đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Mê Công. Theo dự báo, mực nước biển sẽ dâng từ 30cm lên 1 m trong vòng 100 năm tới và có khả năng gây thiệt hại lên tới 17 tỉ USD mỗi năm nếu như không có những biện pháp bảo vệ cần thiết. Báo cáo cũng đề cập đén tình hình ngập lụt và việc phòng chống lũ cho thủ đô Hà Nội, một trong những thành phố được khảo sát ở Đông Á. Báo cáo nhận xét quá trình đô thị hóa ở Hà Nội việc dân số tăng nhanh do dòng người di cư từ các vùng nông thôn ra thành phố tìm việc làm càng tạo thêm nhiều áp lực nặng nề cho công tác quản lý bên cạnh đó, công tác dự báo mưa bão và lũ lụt trong thời gian dài hoặc trung bình còn nhiều hạn chế.
Báo cáo là một cuốn sách thông tin cơ bản do Ngân hàngThế giới và Liên hợp quốc thực hiện nhằm giúp các thành phố xác định các vấn đề có liên quan đến sự biến đổi khí hậu và hướng dẫn các nhà quản lý thành phố lập kế
hoạch để giảm nhẹ hậu quả của thiên tai cũng như chuẩn bị cho ảnh hưởng có thể xảy ra trong tương lai.
Trên cơ sở những cảnh báo của cộng đồng quốc tế Việt Nam cần ban hành những luật lệ thích ứng để đối phó với biến đổi khí hậu như Luật phòng chống thiên tai, luật trong tình trạng khẩn cấp, thành lập Bộ khẩn cấp...
Ngày 04/3/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 25/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong đó xác định Bộ Tài Nguyên và Môi trường là cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý tổng hợp về biển và hải đảo. Đây là một văn bản pháp lý đánh dấu bước tiến quan trọng về thể chế quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo cần được phổ biến rộng rãi để triển khai phương thức quản lý tổng hợp trên toàn quốc.
Nghị định là cơ sở quan trọng để chính quyền quy hoạch sử dụng hợp lý theo quan điểm tổng hợp vùng bờ nhằm bảo tồn đa dạng sinh học biển nói riêng và sử dụng hợp lý tài nguyên biển nói chung.
Việc ban hành Nghị định 25 là một thành tựu đáng kể trong công tác tăng cường thể chế quản lý biển và hải đảo Việt Nam. Phương thức quản lý tổng hợp tài nguyên biển và ven biển để phục vụ phát triển bền vững cho các quốc gia có biển đã được giới thiệu ở nước ta trong khoảng hơn một thập niên gần đâyvà được tiếp nhận tích cực. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên một văn bản pháp quy của Chính phủ được ban hành dành riêng cho nội dung này.Nghị định đã tạo những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc triển khai phương thức quản lý tổng hợp trên toàn quốc.
Nghị định đã nhìn rõ sự nhìn nhận tầm quan trọng của công tác phân vùng chức năng và huy hoạch sử dụng tài nguyên biển và hải đảo. Đây là một công cụ quan trọng trong việc quyết định thành công hay không của việc áp dụng phương thức quản lý tổng hợp vào thực tế.
Bất hợp lý, thậm chí là mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường biển, hải đảo đang là vấn đề nổi cộm ở bất cứ vùng biển và ven biển nào trên thế giới chứ không riêng ở nước ta. Công việc phân vùng quy hoạch để sử dụng khai thác hợp lý, lâu dài là bảo toán rất khó. Nghị định 25 đã tạo ra hành lang pháp lý cho việc này.
Tuy nhiên nghị định 25 cũng chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu quản lý tổng hợp vùng bờ. Nghị định đã đề cập tới nội dung chính là quản lý tổng hợp trong đó có cả vấn đề tổng hợp vùng bờ, nhưng đây chỉ là văn bản tầm nghị định, chủ thể chính thực hiện là một tổng cục nên hiệu lực là không cao. Do vậy, việc ban hành một văn bản quy định áp dụng phương thức quản lý tổng hợp đới bờ thật sự hữu hiệu vẫn là một đòi hỏi hữu hiệu của thực tiễn hiện nay.
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về môi trường
Theo quy định Tại Điều 122 Luật bảo vệ môi trường năm 2005, trách nhiệm trực tiếp quản lý môi trường huyện Lý Sơn thuộc về Ủy ban nhân dân huyện Lý Sơn, Ủy ban nhân dân các xã và các cơ quan chuyên môn có liên quan được quy định như sau:
-Ban hành theo thẩm quyền quy định, cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường;
-Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường;
-Tổ chức đăng ký và kiểm tra việc cam kết bảo vệ môi trường; -Tuyên truyền giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường;
-Chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về môi trường Hoạt động ban hành và áp dụng tiêu chuẩn môi trường
Trong hoạt động môi trường, tiêu chuẩn môi trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.Tiêu chuẩn môi trường vừa là công cụ kỹ thuật, vừa là công cụ pháp lý giúp Nhà nước quản lý môi trường. Vai trò, tầm quan trọng của tiêu chuẩn môi trường được thể hiện ở các khía cạnh sau đây [20.tr41]:
-Trên cơ sở tiêu chuẩn môi trường, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới có thể xác định được một cách chính xác chất lượng môi trường, biết được một cách cụ thể thành phần môi trường nào đó đã bị ô nhiễm hay chưa? Ô nhiễm đến mức độ nào? Ai là người gây ô nhiễm? Hiểu một cách khái quát hơn, tiêu chuẩn môi trường là căn cứ để nhà nước có thể kiểm soát ô nhiễm môi trường, đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo tình hình môi trường và để xác định trách nhiệm pháp lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật môi trường.
- Tiêu chuẩn môi trường là công cụ để cơ quan nhà nước tiến hành thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Tiêu chuẩn môi trường giúp các tổ chức, cá nhân biết được họ được quyền sống trong điều kiện môi trường như thế nào? Được biết tác động đến môi trường mức độ nào?
- Các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng dựa trên tiêu chuẩn môi trường để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Năm 1995, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã ban hành 71 tiêu chuẩn về môi trường Việt Nam, trong đó có 20 tiêu chuẩn về chất lượng đất, 4 tiêu chuẩn về tiếng ồn và 1 tiêu chuẩn về loại giấy. Năm 1996, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã ban hành thêm 26 tiêu chuẩn, trong đó có 21 tiêu
chuẩn về chất lượng nước, 5 tiêu chuẩn về chất lượng không khí. Tính đến thời điểm này, đã có hơn 100 tiêu chuẩn môi trường được ban hành và áp dụng.
Tiêu chuẩn môi trường theo Luật bảo vệ môi trường quy định là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ đẻ quản lý và bảo vệ môi trường.
Toàn bộ hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường được chia làm 3 nhóm chính [.tr]:
Nhóm tiêu chuẩn chất lượng môi trường:
Nhóm tiêu chuẩn này bao gồm tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước, đất, không khí,... Các tiêu chuẩn này được xây dựng để phục vụ