1.2.2 .Nội dung quản lý nhà nước về môi trường
2.2. Thực trạng quản lý Nhà nước về môi trường tại huyện Lý Sơn,tỉnh
2.2.2. Thực trạng QLNN về môi trường tại huyện Lý Sơn,tỉnh Quảng Ngãi
- Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
Thực thi chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện. Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành các quyết định, chỉ thị, công văn liên quan đến công tác bảo vệ môi trường. Ủy ban nhân dân huyện thường xuyên chỉ đạo về việc thực hiện thu gom, xử lý rác thải, chỉ đạo việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong việc thực hiện pháp luật về môi trường.
Bảng 2.5: Tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
TT Tên cơ Số ký hiệu Ngày Nội dung
quan ban tháng
hành văn bản
1 UBND 871/QĐ- 20/8/2015 Quyết định phê duyệt Đề án bảo vệ môi
huyện UBND trường huyện Lý Sơn giai đoạn 2015 –
2020.
2 UBND 830/QĐ- 24/5/2016 Quyết định về việc phê duyệt phương án
huyện UBND phòng, chống hạn trên địa bàn huyện.
3. UBND 1145/UBND 25/5/2016 Công văn về việc tổ chức ra quân dọn vệ
huyện sinh môi trường hưởng ứng ngày môi
trường thế giới.
4 UBND 950/UBND 07/6/2016 về việc tiếp tục tăng cường bảo vệ môi
huyện trường các vùng ven biển
5 UBND xã 170/QĐ- 20/8/2016 Về việc xây dựng bãi chứa rác thải tạm
An Vĩnh UBND thời
6 UBND 1476/UBND- 22/3/2017 Công văn thống nhất chủ trương cấm các huyện NNTN tổ chức, cá nhân tự tiện đào, khoan giếng mới để phục vụ sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn huyện Lý Sơn
7 UBND 17/QĐ- 13/01/201 Quyết định về việc thực hiện công tác thu huyện UBND 7 gom vận chuyển xử lý rác thải sinh hoạt
trên địa bàn huyện.
8 HĐND 04/2015/NQ- 29/7/2015 Nghị quyết phê duyệt quyết định thực hiện huyện HĐND Đề án môi trường giai đoạn 2015 – 2020. 9 Hội LHPN 25/KH-BTV 28/7/2016 Kế hoạch triển khai mô hình vận động cán
huyện bộ hội viên phụ nữ nói không sử dụng bao
ni lông trên địa bàn huyện
10 Hội LHPN 30/QĐ-BTV 20/9/2016 Quyết định về việc thành lập tổ tự quản
huyện bảo vệ môi trường.
11 Hội Nông 43/QĐ-BTV 04/6/2016 Quyết định xây dựng mô hình Nông dân dân huyện thu gom chai lọ bao bì thuốc thực vật trên
các cánh đồng
12 Hội Nông 12/KH-BTV 15/3/2017 Kế hoạch xây dựng mô hình đoạn đường dân huyện tự quản về môi trường tại các khu dân cư. 13 Huyện 37/ KH-HĐ 26/3/2016 Kế hoạch trồng cây dương liễu tại các bãi
đoàn Lý biển
Sơn
14 UBMTTQ 05/CHTr- 30/6/2016 Chương trình vân động toàn dân tham gia
VN huyện UBMT bảo vệ môi trường
+ Đề án Bảo vệ môi trường huyện Lý Sơn giai đoạn 2015 – 2020, được Ủy ban nhân dân phê duyệt theo Quyết định số 871/QĐ-UBND ngày 20/8/2015 có vai trò rất lớn trong hoạt động quản lý nhà nước về môi trường huyện Lý Sơn.
- Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, các công trình liên quan đến bảo vệ môi trường
+ Triển khai thực hiện dự án hệ thống thoát nước trên các tuyến đường.
+ UBND huyện đang triển khai thực hiện dự án cấp nước sinh hoạt cho 479
hộ (khoảng 2.000 dân) ở khu vực Trung tâm huyện; Hồ chứa nước Thới
Lới theo thiết kế có công xuất 270.000m3, sau khi khai thác tưới cho 60 ha đất nông nghiệp, cung cấp nước cho 300 tàu thuyền, nước sinh hoạt cho thôn Đồng Hộ và bổ sung nguồn nước trên đảo. Năm 2012, UBND huyện Lý Sơn đã kêu gọi Công ty Dosan ViNa Hàn quốc xây dựng cho xã An Bình 01 nhà máy xử lý nước biển thành nước ngọt để phục vụ sinh hoạt cho Nhân dân trong xã công
suất hoạt động của máy lọc nước 2.000m3/ngày. được đầu tư hệ thống lọc nước biển thành nước ngọt; huyện đang triển khai dự án cung cấp nước sinh hoạt. Tổ chức điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng, hiện trạng và đề xuất giải pháp huy hoạch khai thác, sử dụng họp lý bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn huyện; sử dụng hồ chứa nước Thới Lới khai thác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cung cấp và bổ sung nguồn nước trên đảo.
+ Hiện toàn huyện đã có 08 khu nghĩa địa, với tổng diện tích 18,7 ha gồm: xã An Hải 02 điểm (Bãi Bé, Rừng Gò); xã An Vĩnh 05 điểm (Núi Hòn Vung, Hòn Tai, Hòn Sỏi, Tò Vò và Giếng Tiền); xã An Bình 01 điểm tại khu vực Bãi Hang. UBND các xã đã quy hoạch nghĩa địa tập trung để chôn cất mồ mả nằm cách xa khu dân cư, tuy nhiên việc chôn cất mồ mả vẫn chưa được quản lý chặt chẽ.
- Đăng ký và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường
Ủy ban nhân dân huyện đã hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp và thẩm định, xác định 170 hồ sơ Cam kết bảo vệ môi trường, 40 hồ sơ xin cấp phép khai thác nước dưới đất và 10 hồ sơ xả nước thải vào nước ngầm. Trong đó riêng năm 2016 đã xác nhận được 05 hồ sơ cam kết bảo vệ môi trường cho 05 dự án, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và 02 hồ sơ đề án bảo vệ môi trường.
- Công tác phối hợp giám sát; thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
Huyện đã thường xuyên tổ chức và phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các xã kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Xử phạt hành chính và truy tố trước pháp luật đối với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng về Luật Bảo vệ Môi trường.
Từ năm 2011 đến nay đã kiểm tra được 180 lượt, trong đó 25 trường hợp vi phạm bị xử lý hành chính với số tiền phạt 100.000.000đ.
Phòng Tài nguyên Môi trường đã phối hợp với Công an huyện, Ủy ban nhân dân các xã kiểm tra, vây bắt các tàu, bè hút cát trái phép trên biển không đúng quy định, kiểm tra toàn bộ giấy phép xả thải vào nguồn nước, đăng ký chủ nguồn thải…
Công tác kiểm tra, xử lý những vi phạm về bảo vệ môi trường đã được Ủy ban nhân huyện quan tâm, năm 2016 đã xứ lý 06 trường hợp.
- Thông tin tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường Hoạt động thông tin, tuyên truyền giáo dục có tác dụng rất lớn trong công tác bảo vệ môi trường.Chính vì thế, Ủy ban nhân dân đã tiến hành đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách, chủ trương, pháp luật và các thong tin về môi trường và phát triển bền vững cho mọi người, đặc biệt là trong thanh niên, thiếu niên. Giáo dục môi trường được hình thành theo nhiều hình thức, nhiều cấp, nhiều kênh khác nhau, nội dung phong phú và đa
dạng, bao gồm: Giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng, huấn luyện đào tạo công tác quản lý môi trường, giáo dục môi trường ở các cấp học.
Việc tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân được thực hiện bằng hình thức:
Tăng cường các buổi phát thanh về môi trường hàng tuần 1 buổi về Luật bảo vệ môi trường, Nghị định, Thông tư về môi trường, tấm gương người tốt, việc tốt về bảo vệ môi trường, công bố các cá nhân, cơ sở hiện gây ô nhiễm môi trường, xả rác thải không đúng vị trí quy định…
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức, sang tác, thi vẽ tranh, ảnh, có chủ đề về bảo vệ môi trường vào dịp ngày môi trường thế giới.
Tăng cường các phong trào hoạt động: Ngày môi trường thế giới, chiến dịch làm sạch thế giới…
-Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Hội đồng tuyên truyền giáo dục pháp luật của huyện tổ chức các hội nghị tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đến cán bộ và nhân dân trong huyện.
-Các xã tổ chức lồng ghép các cuộc họp xã, thôn, xóm để phối hợp tuyên truyền phổ biến pháp luật và các văn bản của huyện về bảo vệ môi trường.
-Các hoạt động tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện thường xuyên được tổ chức, phát động tổng vệ sinh trên toàn huyện vào các dịp như: Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường 29/4 đến 5/5; Ngày môi trường thế giới 5/6, các ngày lễ, tết trong năm; phát động tổng vệ sinh môi trường chào đón các sự kiện trọng đại của đất nước; chiều thứ 6 hàng tuần tổng vệ sinh ở các cơ quan đơn vị.
2.3. Đánh giá chung về hoạt động quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Từ một huyện đảo thanh bình, Lý Sơn bỗng trở thành một đại công trường xây dựng. Với thực trạng phát triển “nóng” của Lý Sơn hiện nay đang
ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quan môi trường của đảo.Do, Lý Sơn là 1 trong 16 khu bảo tồn biển quốc gia, nhưng người dân vô tư bán san hô ở tại các lều quán gần cổng Tò Vò, đường vào chùa Hang, cầu cảng mà không có ngành chức năng ở địa phương ngăn cấm, xử lý. Các lều quán nhếch nhác do người dân tự phát, gây mất mỹ quan, xả ra môi trường một lượng rác thải rất lớn. Bên cạnh đó, “Việc xây dựng ồ ạt các công trình dân sinh, dịch vụ, dân dụng..., trường học, bệnh viện, trạm y tế thiếu định hướng và quy hoạch.Hệ thống giao thông vận chuyển hành khách và hàng hóa ra đảo còn nhiều khó khăn; đường giao thông trên đảo chật chội,chất lượng kém; đã làm Lý Sơn biến dạng, không phải là thay đổi theo hướng tích cực, bền vững”. Ngay cả các con đường bê tông ngang dọc ở trung tâm huyện cũng quá lớn làm mất quỹ đất trên đảo vốn nhỏ bé này. Song song với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, môi trường ô nhiễm cũng là vấn đề nan giải của địa phương. Để bảo tồn và phát triển Lý Sơn, về góc độ quản lý nhà nước thì phải có quy hoạch tổng thể và quy hoạch định hướng phát triển, mà quy hoạch đó phải phù hợp với điều kiện ở Lý Sơn, đó là cố gắng bảo tồn nguyên vẹn những giá trị hiện có, không nên thay đổi nhiều, hạn chế xây dựng những công trình lớn, quy mô; các dự án quy hoạch phát triển du lịch chưa đóng góp thu nhập để bảo vệ môi trường trên đảo.Bên cạnh đó thời gian qua, lượng du khách ra đảo ngày một tăng cùng với ý thức bảo vệ môi trường của người dân địa phương và một số khách du lịch chưa cao, nên tình trạng môi trường trên đảo ngày càng bị ô nhiễm nặng.
Chính vì vây “Về lâu dài, phải từng bước tạo chuyển biến về mặt nhận thức để bảo vệ môi trường tự nhiên, đặc biệt là cải tạo, quy hoạch lại các nghĩa địa trên đảo, thậm chí phải đầu tư xây dựng nghĩa trang công viên và biến nó thành một địa điểm du lịch nữa thì càng tốt; xa hơn là giải pháp hỏa táng. Đây là lợi ích xã hội rất lớn: Thứ nhất là tiết kiệm đất cho người dân, thứ hai là tạo nên một công viên văn hóa nghĩa trang, kết hợp làm du lịch”. Mặt khác, để Lý Sơn phát triển bền vững, cần phải tăng cường sự quản lý của Nhà nước về đất đai, đầu tư xây dựng. Ngoài các quy hoạch đã ban hành, như quy
hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển du lịch... thì cần phải nhanh chóng hoàn thành quy hoạch xây dựng, không xây dựng bất cứ công trình cao tầng, bảo tồn nguyên trạng môi trường sinh thái, không xây dựng con đường, bờ kè to lớn.
Do đó để phát triển huyện Đảo Lý Sơn với mục tiêu tổng quát phát triển ngành du lịch của Lý Sơn cần phải song hành cùng với việc bảo vệ môi trường là “Phát triển huyện đảo Lý Sơn theo hướng trở thành đô thị biển xanh, sạch, đẹp, văn minh một tụ điểm du lịch nghĩ dưỡng hấp dẫn của tỉnh Quảng Ngãi và vùng Duyên hải Nam trung bộ, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước; kết hợp phát triển kinh tế biển, du lịch sinh thái biển với đầu tư xây dựng khu vực phòng thủ, bảo đảm vững chắc về Quốc phòng, an ninh”.Do vậy trong định hướng phát triển du lịch của Lý Sơn trong thời gian tới rất cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh và trung ương tuyên truyền người dân địa phương nâng cao được nhận thức về bảo vệ môi trường sinh thái biển đảo, bảo tồn các di sản văn hóa tâm linh và giá trị văn hóa biển đảo phục vụ khách đến tham quan du lịch và để người dân địa phương trở thành một trong những trụ cột chính phát triển du lịch biển đảo bền vững trong thời gian đến. Chính vì vậy với những tài sản vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho huyện đảo Lý Sơn, nếu chúng ta biết bảo tồn và phát huy một cách đúng đắn thì đây sẽ là điều kiện để Lý Sơn ngày càng phát triển bền vững. Mặt khác cũng sẽ bảo vệ được môi trường trong tương lai.