Thực trạng môi trường tại huyện Lý Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện lý sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 66 - 73)

1.2.2 .Nội dung quản lý nhà nước về môi trường

2.2. Thực trạng quản lý Nhà nước về môi trường tại huyện Lý Sơn,tỉnh

2.2.1. Thực trạng môi trường tại huyện Lý Sơn

Từ điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của huyện Lý Sơn kể trên cho thấy, trên địa bàn huyện có khá nhiều những nguồn gây ô nhiễm môi trường: Rác thải, nước thải, Rừng và hệ thống cây xanh, chôn cất mồ mã, nước sinh hoạt và hoạt động sản xuất nông nghiệp [23].

- Rác thải:

Sự gia tăng khách du lịch cơ học từ các nơi về với Lý Sơn ngày một gia tăng, bình quân mỗi ngày trên 500 khách du lịch, đây cũng là một sức ép đối với môi trường. Trên địa bàn huyện có 182 nhà hàng, khách sạn, các lều, quán đều nằm dọc ven bờ biển xung quanh đảo, lợi dụng địa hình ven bờ biển các nhà hàng khách sạn, lều quán tuy có xây dựng hệ thống xử lý nước thải, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều các nhà hàng, khách sạn cho nước thải chảy thẳng ra bờ biển, rác thải cũng vứt xuống bờ biển gây ô nhiễm môi trường xung quanh đảo trầm trọng. Cụ thể: cách đây 5 năm trở về trước vào những hôm thủy triều xuống, chỉ cần bước xuống mé nước vài bước chân có thể bắt được những con

cua biển, mớ rong biển, con bùm bụp và đủ các loại cá là có ngay một bữa ăn đầy chất dinh dưỡng mà không tốn tiền mua. Nhưng hiện tại do môi trường bị ô nhiễm nặng, xung quanh bờ biển là những đống rác khổng lồ, muốn tìm cá, cua, rong biển thì không dễ chút nào, nếu muốn tìm các loại hải sản phải ra xa hơn hoặc phải dùng thúng chai, dùng loại tàu nhỏ, ca nô để lặn mới có những loại hải sản như trước kia.

- Rác thải trên địa bàn huyện chủ yếu là rác thải sinh hoạt từ hộ gia đình, khách tham quan du lịch, phụ phế phẩm nông nghiệp, hằng ngày thải ra môi trường khoảng 15,5 tấn/ngày, thói quen của đa số nhân dân từ trước đến nay chủ yếu đổ rác thải ra ven bờ biển,các khu vực gần khu dân cư, các trục đường…

Hình 2.7: Rác thải ngập đầy sát mép nước biển.

Bãi rác thải khổng lồ bốc mùi hôi thối dọc tuyến đê chắn sóng thuộc xã An Vĩnh và An Hải làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm nặng. Năm 2006, UBND huyện Lý Sơn đã xây dựng Đề án thu gom, xử lý rác thải giai đoạn 2006-2010, đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt với diện tích 6.000m2, UBND tỉnh đã đầu tư kinh phí sự nghiệp môi trường cho huyện Lý Sơn mua sắm phương tiện, dụng cụ thu gom và tổ chức đi vào hoạt động từ đầu năm 2008. Đến cuối năm 2013, Đội thu gom rác thải xã An Vĩnh hoạt động, nhưng chỉ thu gom được 40% lượng rác thải trên địa bàn huyện; các địa phương đã thành lập đội tự quản bảo vệ môi trường, tuy nhiên hoạt động không

hiệu quả. Hiện nay, Cục Quản lý chất thải rắn và cải thiện môi trường (thuộc Tổng cục Môi trường) đã đầu tư Nhà máy xử lý rác thải rắn sinh hoạt cho huyện, với công suất 15,5 tấn/ngày, đã hoàn thành, tuy nhiên dự án chỉ có một lò đốt rác công suất nhỏ nên không xử lý hết lượng rác trong toàn huyện. Thực tế khi vận hành, mỗi ngày 02 xã An Hải và An Vĩnh thu về nhà máy khoảng 24,5 tấn rác thải các loại/ngày (7 xe, mỗi xe 3,5 tấn/xe, chưa tính rác thải trôi dạt vào bờ) nhưng rác hữu cơ chỉ chiếm từ 30- 40%, lượng rác còn lại là rác vô cơ, bình quân mỗi ngày phải đốt 15,9 tấn trong ngày (mùa mưa thì lượng rác ướt, khó đốt), với công nghệ thiết bị vận hành của nhà máy chủ yếu là thủ công, nên hiện nay vẫn chưa đáp ứng xử lý hết lượng rác thu gom trong ngày, cần phải đầu tư thêm lò đốt và các thiết bị công nghệ phù hợp.

Rác thải sinh hoạt khi thải vào môi trường gây ô nhiễm đật, nước, không khí.Ngoài ra rác thải còn làm mất vệ sinh công cộng, làm mất mỹ quan môi trường.Rác thải là noi trú ngụ và phát triển lý tưởng của các loài gây bệnh hại cho người và gia súc.

Ảnh hưởng đến môi trường không khí: Nguồn rác thải từ các hộ gia đình thường là các loại thực phẩm chiếm tỷ lệ cao trong toàn bộ lượng rác thải ra. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cowphaan hủy, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rửa và tạo nên mùi khó chịu cho con người.Các chất thải khí phát ra từ các quá trình này thường là H2S3, NH3, CH4, SO2, CO2.

Rác thải ảnh hưởng đến môi trường nước: Theo thói quen mọi người thường đổ rác tại bờ song, cống rãnh. Lượng rác này sau khi bị phân hủy sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng mặt nước, nước ngầm trong khu vực. Rác có thể bị cuốn trôi theo nước mưa xuống ao hồ, song, kênh rạch sẽ làm nguồn nước mặt ờ đây bị nhiễm bẩn.

Những đống rác này lâu dần sẽ làm giảm diện tích ao hồ, giảm khả năng tự làm sạch của nước gây cảng trở các dòng chảy,tắc cống rãnh thoát nước.

Hậu quả của hiện tượng này là hệ sinh thái nước trong các ao hồ bị hủy diệt. Việc ô nhiễm các nguồn nước mặt này cúng là một trong những nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, trực khuẩn thương hàn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng

Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường đất: Trong thành phần rác thải có chứa nhiều các chất độc, do đó khi rác thải được đưa vào môi trường thì các chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, ếch nhái… làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phat nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng. Đặc biệt, hiện nay sử dụng tràn lan các loại túi ni long trong sinh hoạt và đòi sống, khi xâm nhập vào đất cần tới 50 – 60 năm mới phân huy hết và do đó chúng tọa thành các “bức tường ngăn cảch” trong đất hạn chế mạnh đến quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút.

Ảnh hưởng của rác thải đối với sức khỏe con người. Trong thành phần rác thải sinh hoạt, thong thướng hàm lượng hữu chiếm tỷ lệ lớn. Loại rác này rất dễ bị phân hủy, lên men, bốc mùi hôi thối. Rác thải không được thu gom, tồn đọng trong không khí, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người xung quanh.

Các bãi rác công cộng là những nguồn mang dịch bệnh. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn có thể tồn taiaj trong 15 ngày, vi khuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày. Các loại vi trùng gây bệnh thực sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong các bãi rác như những ổ chứa chuột, ruồi, muỗi…và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc, một số bệnh điển hình do tác các trung gian truyền bệnh như: Chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng, ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hóa; muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết.

Ảnh hướng đến du lịch và nuôi trồng thủy sản do chất thải rắn: Các lồng bè nuôi tôm, cá chết đột ngột, do ô nhiễm môi trường biển.

Việc xả rác bừa bãi, quản lý chất thải rắn không hợp lý còn gây ô nhiễm môi trường tại các địa điểm danh lam thắng cảnh, các khu di tích lịch sử, văn hóa và các địa điểm du lịch, ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển du lịch.

Các địa danh thu hút khách du lịch Công Tò Vò, Chùa Hang, các bãi biển… cũng đang gặp phải vấn đề ô nhiễm môi trường do tình trạng xả rác thải bừa bãi.

-Nước thải:

Thực trạng hiện nay các tuyến đường liên xã, liên thôn không có hệ thống thu gom nước hai bên đường, các hộ dân sống gần các tuyến đường này chưa đầu tư hố thu gom nước thải sinh hoạt, thường thải ra đường làm ô nhiễm môi trường và làm mất mỹ quan.

- Trồng rừng và hệ thống cây xanh

Các dự án trồng rừng trước đây không hiệu quả, nên các đồi núi của Lý Sơn hiện nay vẫn còn là đất trống đồi núi trọc, trong các khu dân cư các tuyến đường liên xã, liên thôn chưa được quan tâm trồng cây xanh. Năm 2010, dự án trồng rừng cảnh quan môi trường huyện đã được triển khai thực hiện do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh làm chủ đầu tư, đồng thời các cơ quan, đơn vị đã phát động trồng cây xanh dọc đường Trung tâm huyện, trong khuôn viên các cơ quan. Nhưng thực tế tỷ lệ cây sống thấp, sinh trưởng phát triển chậm nên độ che phủ của rừng chỉ mới đạt 20%, chưa cải thiện được môi trường sinh thái, để giữ nguồn nước ngầm.

Hình 2.8: Đất trống đồi núi trọc ở Thới Lới huyện LýSơn - Chôn cất, mồ mả: Sơn - Chôn cất, mồ mả:

Trước đây, Lý Sơn chưa có quy hoạch về nghĩa trang nhân dân nên các tộc họ và từng hộ gia đình tự chôn cất người thân trên đất sản xuất, gần khu dân cư, diện tích mỗi mộ quá lớn (từ 6 - 12m2/mộ), làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, gây khó khăn trong công tác quy hoạch để phát triển du lịch .

Hình 2.9: Nghĩa trang của xã An Vĩnh huyện Lý Sơn.- Nước sinh hoạt: - Nước sinh hoạt:

Hầu hết nhân dân trên đảo sử dụng nước bằng giếng đào và giếng khoan, chưa qua xử lý, hằng năm nắng hạn kéo dài thường thiếu nước sinh hoạt và bị nhiễm mặn trên diện rộng, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt nhân dân xã An Bình không có nguồn nước ngầm, nguồn nước sử dụng hàng ngày lấy từ nước mưa, đến mùa nắng

nhân dân thiếu nước trầm trọng, phải chuyển nước từ đảo lớn sang đảo Bé để cho nhân dân dùng.

Hiện nay, nhu cầu đầu tư hệ thống cấp nước sinh hoạt cho toàn bộ nhân dân 02 xã An Vĩnh, An Hải là vô cùng bức thiết.

- Hoạt động sản xuất nông nghiệp:

Từ xa xưa đến giờ, nhân dân Lý Sơn sống chủ yếu bằng hai ngành nghề chính đó là sản xuất nông nghiệp là trồng Hành, Tỏi và khai thác thủy hải sản. Tuy nhiên nhân dân làm nông nghiệp chiếm 60%, ngư nghiệp chiếm 30%, du lịch, dịch vụ và ngành nghề khác chiếm 20%. Từ việc người dân sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên hàng năm nông dân phải dùng một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật để chăm sóc, bảo vệ cây nông nghiệp, đồng nghĩa với việc bảo vệ cây nông nghiệp thì nhân dân thải vào lòng đất, không khí lượng không nhỏ chất gây độc hại làm ảnh hưởng đến nguồn nước và môi trường sống của con

người. Bên cạnh đó chất thải rắn nông nghiệp phát sinh từ các hoạt động sản xuất như trồng trọt (thực vật chất, tỉa cành, làm cỏ,…) thu hoạch nông sản (lõi ngô, thân ngô, lá hành, Tỏi), bao bì dựng phân bó cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trầm trọng [23].

Hình 2.10: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chăm sóc cánh đồng Tỏi và Hành

Từ những thay đổi về môi trường thiên nhiên cũng như xã hội như đã nói trên đã làm Lý Sơn biến đổi cả về khí hậu rất lớn cụ thể như: Từ năm 2014 đến nay tổng trữ lượng nước mưa trên địa bàn huyện thấp hơn nhiều so với năm

2013 trở về trước, sâu hại cánh đồng Tỏi và Hành làm nhân dân mất mùa, đã nảy sinh nhiều loại bệnh trên cây Tỏi và cây Hành như bệnh rầy nước sôi, ấu trùng rễ, bệnh vòi… đơn cử năm 2015 nhân dân Lý Sơn mất trắng vụ Tỏi Đông Xuân, vụ Hành xuân Hè năm 2017 nhân dân mất khoảng 60% năng suất. Có thể nói việc sinh ra nhiều loại bệnh hại cây Hành và cây Tỏi một mặt do sự tác động của con người vào môi trường như việc dùng thuốc trừ sâu không theo qui định, liều dùng quá mức, hai là ảnh hưởng của môi trường như khói bụi từ các công trình xây dựng đường, trường, trạm…, nguồn nước bị nhiễm mặn,theo khảo sát của phòng tài nguyên môi trường huyện hiện nay lượng nước khai thác là: 21.779m3/ng, cao hơn rất nhiều so với trữ lượng khai thác là 17.597m3/ng. đây là điều đáng lo ngại của huyện ( vì theo các nhà khoa học nghiên cứu, lượng nước của huyện Lý Sơn dưới lòng đất chỉ là một túi nước, nếu khai thác cạn kiệt sẽ mất dần lượng nước hiện có). Việc nuôi trồng thủy, hải sản tràn lang không theo qui hoạch, làm ô nhiễm môi trường biển, dẫn đến tôm, cá bớp chết hàng loạt, người dân thua lỗ [23].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện lý sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)