3.2.1. Môi trường là vấn đề toàn cầu:
+ Kể từ Hội nghị đầu tiên về môi trường thế giới (Stockholm 1972) đến nay, cộng đồng thế giới đã có nhiều nỗ lực để đưa vấn đề môi trường vào các chương trình Nghị sự ở cấp quốc tế và quốc gia. Tuy nhiên, hiện trạng môi trường toàn cầu được cải thiện không đáng kể.Môi trường chưa được lồng ghép với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Dân số toàn cầu tang nhanh, sự nghèo đói, tiêu thụ quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự phát thải quá mức
“khí nhà kính”, sự nóng lên của toàn cầu, biến đổi khí hậu…là những vấn đề bức xúc mang tính phổ biến toàn cầu.
+ Trong “Tuyên bố Johannesburg về phát triển bền vững” năm 2002 của
Liên hợp quốc đã khẳng định về những thách thức mà nhân loại đang và sẽ phải đối mặt có nguy cơ toàn cầu là: Môi trường toàn cầu tiếp tục trở nên tồi tệ. Suy giảm đa dạng sinh học tiếp diễn, trữ lượng cá tiếp tục giảm, sa mạc hóa cướp đi ngày càng nhiều đất đai mầu mỡ, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã biểu hiện rõ ràng. Thiên tai ngày càng nhiều và ngày càng khốc liệt. Các nước đang phát triển trở nên dẽ bị tổn hại hơn.Ô nhiễm không khí, nước và biển tiếp tục lấy đi cuộc sống thanh bình của hàng triệu người.
Chính vì vậy, thực hiện chính sách phát triển bền vững, bảo vệ môi trường nhất thiết phải là bộ phận cấu thành của quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Các quốc gia cần hợp tác trên tinh thần ‘‘chung lưng, đấu cật“ mang tính toàn cầu. Các cơ quan nhà nước, các nhà chức trách đẩy mạnh quốc tế hóa các chi phí môi trường và sử dụng các biện pháp kinh tế để bảo vệ môi trường. Hòa bình, phát triển, bảo vệ môi trường phụ thuộc lẫn nhau không thể chia cắt. Các quốc gia giải quyết mọi bất đồng về môi trường một cách hòa bình với các biện
pháp thích hợp theo Hiến chương của Liên hợp quốc3.
3.2.2. Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toànquân, toàn dân: quân, toàn dân:
Việc bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân do đó cần bảo đảm các tiêu chí sau:
+ Bảm đảo tính thống nhất.
+ Bảo đảm tính tổng hợp.
+ Bảo đảm tính liên tục và nhất quán.
3 Xem Lâm Minh Triết, Huỳnh Thị Minh Hằng (2008), Con người và Môi trường. NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.787-844.
+ Bảo đảm tính tập trung dân chủ.
+ Kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ. + Bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng;
+ Kết hợp hài hòa các lợi ích: Lợi ích quốc gia, khu vực và quốc tế. Kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, doanh nghiệp, Nhà nước và cộng đồng.
+ Kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa quản lý tài nguyên và môi trường quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý nhà nước.
+ Tiết kiệm, hiệu quả: Giải pháp tối ưu cho việc nâng cao năng lực quản lý
nhà nước về môi trường là thực thi tiết kiệm và tăng hiệu quả. Tiết kiệm và hiệu quả là hai mặt liên quan chặt chẽ với nhau của quản lý môi trường để với những nguồn vật chất, kỹ thuật, kinh tế, tài chính, lực lượng lao động xã hội, trình độ khoa học công nghệ… hiện có và sẽ có trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội được khai thác, sử dụng tài nguyên một cách tốt nhất.
+ Hoạch định chính sách và chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, phù hợp với việc giảm tiêu hao tài nguyên và chi phí nguyên vật liệu bằng cách áp dụng khoa học, công nghệ hiện đại giảm chất thải, cải tiến kết cấu sản phẩm, giảm khối lượng; sử dụng nguyên liệu thay thế các tài nguyên khan hiếm; tận dụng, tái chế phế liệu; Tiết kiệm lao động ở tất cả các khâu của quy trình quản lý, lao động, sản xuất.
+ Xây dựng, đầu tư mô hình sản xuất trong nông nghiệp, chế biến sạch hơn. Đầu tư, xây dựng hệ thống quản lý môi trường cho doanh nghiệp, các vùng kinh tế, các hộ sản xuất kinh doanh...
3.2.3. Khắc phục tư tưởng chạy theo lợi ích trước mắt về kinhtế mà hy sinh những lợi ích lâu dài về môi trường sinh thái tế mà hy sinh những lợi ích lâu dài về môi trường sinh thái
+ Phát triển du lịch bền vững huyện đảo Ly Sơn lồng ghép trong yêu cầu
bảo vệ môi trường trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và dự án đầu tư phát triển.
+ Các chỉ tiêu môi trường cần phải được sử dụng để đánh giá chất lượng hiệu quả và tính bền vững trong phát triển kinh tế-xã hội của huyện đảo.
3.2.4. Bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ giữa qui định phápluật về BVMT với các hệ thống pháp luật khác có liên quan luật về BVMT với các hệ thống pháp luật khác có liên quan
+ Giữ vững nguyên tắc pháp chế và tính nghiêm minh của pháp luật. + Đảm bảo thống nhất quản lý nhà nước về BVMT từ Trung ương đến
cơ sở;
+ Tăng cường trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân đối với công tác bảo vệ môi trường.
3.2.5. Các giải pháp cụ thể
Để từng bước và không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với môi trường trên địa bàn huyện đảo Lý Sơn, cần tập trung nghiên cứu và thực hiện tốt các giải pháp sau đây:
- Giải pháp về hoàn thiện bộ máy nhà nước về quản lý môi trường:
Hoàn thiện cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương đặc biệt là cấp cơ sở, vì hàng ngày việc ô nhiễm môi trường hay bảo vệ môi trường diễn ra tại cơ sở. Chính quyền cơ sở là nơi gần dân, sát dân, sát các cơ sở sản xuất kinh doanh nên có thể tổ chức việc bảo vệ môi trường tốt nhất.
Đặc thù của bảo vệ môi trường liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, bởi vậy cần phân công phối hợp tốt mới có thể bảo vệ môi trường một cách hiệu quả.
Vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam nói chung, huyện đảo Lý Sơn nói riêng vẫn chưa được cán bộ các cấp, các ngành nhận thức một cách đầy đủ. Năng lực cán bộ làm công tác môi trường còn nhiều bất cập, vì vậy cần tăng cường bồi dưỡng,đào tạo, mở nhiều lớp tập huấn làm cho cán bộ nòng cốt làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân tham gia bảo vệ môi trường. Bên ạnh đó, về số lượng cán bộ làm công tác môi trường cần phải đảm bảo để thực
hiện nhiệm vụ, hiện nay thì số cán bộ làm công tác môi trường quá mỏng không đáp ứng nhu cầu.
- Giải pháp về nâng cao nhận thức thông qua tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, vận động nhân dân
Tạo nhận thức thống nhất trong hệ thống chính trị, làm cho tất cả cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị, trong toàn dân nhận thức đầy đủ, đúng đắn về môi trường và vai trò, ý nghĩa của nó trong phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện đảo.
* Về nội dung quán triệt, tuyên truyền
- Cần tuyên truyền sâu rộng các luật, nghị định, chỉ thị, văn bản pháp quy sau đây đến toàn thể cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Lý Sơn:
+ Luật bảo vệ môi trường năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo vệ môi trường năm 2015
+ Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/ quy định về quản lý chất thải nguy hại, Hà Nội.
+ Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, Hà Nội.
+ Thông tu số 43/2011/TT-BTNMT ngày 12/12 quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường chất lượng nước bảo vệ thủy sinh và nước dùng cho tưới tiêu, Hà Nội.
+ Tuyên truyền đề án xây dựng nghĩa địa tập trung huyện Lý Sơn
- Quán triệt các chủ trương của Chính phủ, tỉnh, huyện đối với việc quản lý bảo vệ môi trường.
- Làm cho mọi người biết được về sự nguy hại của rác thải, nước thải, nói không với túi ni lông. Chẳng hạn, khi tuyên truyền về môi trường cần làm cho mọi người dân biết: việc sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp không theo qui định hướng dẫn của nhà sản xuất thì tác hại ảnh hướng đến sức khỏe, bệnh tật và chất lượng cuộc sống của người dân để từ đó hạn chế.
- Nắm được ý nghĩa, vai trò của việc bảo vệ môi trường đối với đời sống của người dân.
- Nâng cao nhận thức đúng đắn về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ
chức, công dân đối với việc quản lý và bảo vệ môi trường. Từ đó thúc đẩy ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, mỗi người dân trong cộng đồng.
- Vai trò của cộng đồng trong quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trong mối quan hệ chặt chẽ với công tác quản lý nhà nước của chính quyền địa phương.
* Về phương pháp
- Đưa vào nội dung kế hoạch công tác: Nội dung kế hoạch công tác của các cấp, các ngành, các cơ quan trực thuộc UBND huyện, nhất là những phòng ban liên quan trực tiếp như: Phòng tài nguyên môi trường, Phòng kinh tế hạ tầng nông thôn huyện, phòng Tài chính... phải xác lập nhiệm vụ nghiên cứu, quán triệt, nhận thức đầy đủ, đúng đắn các chủ trương, các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Tổ chức quán triệt thông qua nghị quyết bảo vệ môi trường: Hiện nay,
Huyện ủy Lý Sơn đã ban hành nghị quyết về bảo vệ môi trường. Song nội dung nghị quyết còn nhiều vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu đặt ra trong tình hình mới. Đặc biệt, nội dung liên quan đến hệ thống cách thức thực hiện chưa được thể hiện rõ nét và chưa đánh giá đúng mức về vai trò rất quan trọng của nó trong việc bảo vệ môi trường nhằm phát triển du lịch ở Lý Sơn và do vậy cũng chưa xác định rõ những giải pháp cụ thể nhằm
phát huy việc thu gom và xử lý rác thải, chất thải rắn, chất thải độc hại để bảo vệ môi trường huyện đảo. Do đó, thời gian tới, cần thiết phải nghiên cứu bổ sung ban hành Nghị quyết mới về công tác bảo vệ môi trường hoặc cũng có thể ban hành một nghị quyết chuyên đề về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường, tạo ra động lực mạnh mẽ để phát triển bảo vệ sức khỏe và phát triển du lịch tại huyện đảo Lý Sơn.
Thông qua nghị quyết này, quán triệt đầy đủ, sâu sắc về nội dung, vai trò, ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện đến đội ngũ cán bộ, đảng viên và toàn dân.
- Văn bản chỉ đạo: UBND huyện, xã cần ban hành các văn bản như công văn, chỉ thị để xác định trách nhiệm cho các cấp, các ngành phải chú ý tuyên truyền nội dung về bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong bảo vệ môi trường.
- Tổ chức tập huấn: Đây là một công việc hết sức cần thiết, do yêu cầu
thực tế đặt ra. Như ở phần thực trạng đã đánh giá, nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác lãnh đạo, quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ về công tác môi trường còn nhiều bất cập. Vì vậy, tổ chức các lớp tập huấn bổ sung những kiến thức chuyên môn cơ bản, cụ thể, sát với việc ô nhiễm môi trường hiện tại trên địa bàn huyện sẽ là cách làm nhanh, có hiệu quả.
- Thông qua hệ thống thông tin đại chúng: Chỉ đạo Đài Truyền thanh của huyện xây dựng chuyên mục để tuyên truyền các nội dung liên quan đến công tác bảo vệ môi trường cụ thể, thiết thực, qua đó góp phần nâng cao nhận thức và xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho mỗi người dân trên đảo và khách du lịch. Xây dựng một hồ sơ nội dung tuyên truyền để tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông của tỉnh, của trung ương.
- Đưa vào nội dung xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; xây dựng gia
đình văn hóa: UBND huyện chỉ đạo các phòng ban và cơ quan chuyên môn
tham mưu cụ thể hóa các nội dung về bảo vệ môi trường trên địa bàn vào trong 87
nội dung và các tiêu chí đánh giá về xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và xây dựng gia đình văn hóa. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức của từng hộ dân cư và trách nhiệm của đội ngũ những người quản lý khu dân cư, nhất là bí thư chi bộ, thôn trưởng, trưởng ban mặt trận thôn và những người đang trực tiếp làm công tác môi trường.
- Tuyên truyền thông qua các hoạt động văn hóa như Hội thi, hái hoa dân
chủ, trong các buổi học ngoài giờ của học sinh ở các cấp học: Đây là một hình thức tuyên truyền rất hiệu quả, có tác dụng trực quan đến những người tham gia trực tiếp và khách tham quan. Tuy nhiên, để làm được công tác tuyên truyền thông qua hình thức này đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa chủ thể tổ chức tuyên truyền về môi trường(thường là do các phòng, ban cơ quan, chủ xóm, những người tại cơ sở trực tiếp làm công tác bảo vệ môi trường...) và chủ thể QLNN đối với công tác môi trường(trên cơ sở có sự phân cấp trách nhiệm quản lý một cách rõ ràng về công tác môi trường đó thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của huyện, xã). Đồng thời phải có sự hướng dẫn, giúp đỡ về chuyên môn của cơ quan chuyên môn (Phòng Tài nguyên môi trường).
- Tuyên truyền thông qua các hoạt động du lịch tại các di tích: Hiện nay, hoạt động du lịch trên địa bàn huyện nói chung còn mang tính tự phát. Du khách đến du lịch tại đảo phải tự tham quan, tìm hiểu, thưởng ngoạn và chủ yếu cũng chỉ đến một vài thắng cảnh, di tích như: chùa Hang, chùa Đục, đình làng, hang Câu... nhưng chưa có có tổ chức, cá nhân nào đảm nhiệm việc hướng dẫn du khách cần làm tốt công tác bảo vệ môi trường ở đâu? Như thế nào để du khách biết. Muốn vậy, công tác quản lý hành chính phải đặt ra nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng một lực lượng lao động trong các tổ chức, doanh nghiệp và người dân đủ kiến thức và khả năng về chuyên môn làm nhiệm vụ hướng dẫn, công tác bảo vệ môi trường cho du khách tại các điểm du lịch.
- Tuyên truyền thông qua hệ thống giáo dục - đào tạo: Đây là hình thức tuyên truyền có tính chất lâu dài và bền vững. Cần nghiên cứu để đưa vào chương trình giảng dạy ở tất cả các cấp học từ tiểu học đến trung học phổ thông một thời lượng tiết học phù hợp; đồng thời coi trọng tổ chức các giờ học ngoại khóa tại các điểm di tích; hướng dẫn học sinh cách bảo vệ môi trường.
- Giải pháp về cơ chế, chính sách
Như ở phần đánh giá thực trạng đã nêu rõ, đến thời điểm này UBND huyện Lý Sơn đã ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quản lý và bảo vệ môi trường. Để tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện đảo, UBND huyện cần nghiên cứu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, trên cơ sở Luật bảo vệ môi trường năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo vệ môi trường năm 2015; các văn bản pháp quy của Bộ Tài nguyên Môi trường, các