Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện lý sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 92 - 107)

1.2.2 .Nội dung quản lý nhà nước về môi trường

3.2. Một số giải pháp tăng cường công tác QLNN về MT

3.2.5. Các giải pháp cụ thể

Để từng bước và không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với môi trường trên địa bàn huyện đảo Lý Sơn, cần tập trung nghiên cứu và thực hiện tốt các giải pháp sau đây:

- Giải pháp về hoàn thiện bộ máy nhà nước về quản lý môi trường:

Hoàn thiện cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương đặc biệt là cấp cơ sở, vì hàng ngày việc ô nhiễm môi trường hay bảo vệ môi trường diễn ra tại cơ sở. Chính quyền cơ sở là nơi gần dân, sát dân, sát các cơ sở sản xuất kinh doanh nên có thể tổ chức việc bảo vệ môi trường tốt nhất.

Đặc thù của bảo vệ môi trường liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, bởi vậy cần phân công phối hợp tốt mới có thể bảo vệ môi trường một cách hiệu quả.

Vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam nói chung, huyện đảo Lý Sơn nói riêng vẫn chưa được cán bộ các cấp, các ngành nhận thức một cách đầy đủ. Năng lực cán bộ làm công tác môi trường còn nhiều bất cập, vì vậy cần tăng cường bồi dưỡng,đào tạo, mở nhiều lớp tập huấn làm cho cán bộ nòng cốt làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân tham gia bảo vệ môi trường. Bên ạnh đó, về số lượng cán bộ làm công tác môi trường cần phải đảm bảo để thực

hiện nhiệm vụ, hiện nay thì số cán bộ làm công tác môi trường quá mỏng không đáp ứng nhu cầu.

- Giải pháp về nâng cao nhận thức thông qua tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, vận động nhân dân

Tạo nhận thức thống nhất trong hệ thống chính trị, làm cho tất cả cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị, trong toàn dân nhận thức đầy đủ, đúng đắn về môi trường và vai trò, ý nghĩa của nó trong phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện đảo.

* Về nội dung quán triệt, tuyên truyền

- Cần tuyên truyền sâu rộng các luật, nghị định, chỉ thị, văn bản pháp quy sau đây đến toàn thể cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Lý Sơn:

+ Luật bảo vệ môi trường năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo vệ môi trường năm 2015

+ Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/ quy định về quản lý chất thải nguy hại, Hà Nội.

+ Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, Hà Nội.

+ Thông tu số 43/2011/TT-BTNMT ngày 12/12 quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường chất lượng nước bảo vệ thủy sinh và nước dùng cho tưới tiêu, Hà Nội.

+ Tuyên truyền đề án xây dựng nghĩa địa tập trung huyện Lý Sơn

- Quán triệt các chủ trương của Chính phủ, tỉnh, huyện đối với việc quản lý bảo vệ môi trường.

- Làm cho mọi người biết được về sự nguy hại của rác thải, nước thải, nói không với túi ni lông. Chẳng hạn, khi tuyên truyền về môi trường cần làm cho mọi người dân biết: việc sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp không theo qui định hướng dẫn của nhà sản xuất thì tác hại ảnh hướng đến sức khỏe, bệnh tật và chất lượng cuộc sống của người dân để từ đó hạn chế.

- Nắm được ý nghĩa, vai trò của việc bảo vệ môi trường đối với đời sống của người dân.

- Nâng cao nhận thức đúng đắn về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ

chức, công dân đối với việc quản lý và bảo vệ môi trường. Từ đó thúc đẩy ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, mỗi người dân trong cộng đồng.

- Vai trò của cộng đồng trong quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trong mối quan hệ chặt chẽ với công tác quản lý nhà nước của chính quyền địa phương.

* Về phương pháp

- Đưa vào nội dung kế hoạch công tác: Nội dung kế hoạch công tác của các cấp, các ngành, các cơ quan trực thuộc UBND huyện, nhất là những phòng ban liên quan trực tiếp như: Phòng tài nguyên môi trường, Phòng kinh tế hạ tầng nông thôn huyện, phòng Tài chính... phải xác lập nhiệm vụ nghiên cứu, quán triệt, nhận thức đầy đủ, đúng đắn các chủ trương, các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Tổ chức quán triệt thông qua nghị quyết bảo vệ môi trường: Hiện nay,

Huyện ủy Lý Sơn đã ban hành nghị quyết về bảo vệ môi trường. Song nội dung nghị quyết còn nhiều vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu đặt ra trong tình hình mới. Đặc biệt, nội dung liên quan đến hệ thống cách thức thực hiện chưa được thể hiện rõ nét và chưa đánh giá đúng mức về vai trò rất quan trọng của nó trong việc bảo vệ môi trường nhằm phát triển du lịch ở Lý Sơn và do vậy cũng chưa xác định rõ những giải pháp cụ thể nhằm

phát huy việc thu gom và xử lý rác thải, chất thải rắn, chất thải độc hại để bảo vệ môi trường huyện đảo. Do đó, thời gian tới, cần thiết phải nghiên cứu bổ sung ban hành Nghị quyết mới về công tác bảo vệ môi trường hoặc cũng có thể ban hành một nghị quyết chuyên đề về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường, tạo ra động lực mạnh mẽ để phát triển bảo vệ sức khỏe và phát triển du lịch tại huyện đảo Lý Sơn.

Thông qua nghị quyết này, quán triệt đầy đủ, sâu sắc về nội dung, vai trò, ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện đến đội ngũ cán bộ, đảng viên và toàn dân.

- Văn bản chỉ đạo: UBND huyện, xã cần ban hành các văn bản như công văn, chỉ thị để xác định trách nhiệm cho các cấp, các ngành phải chú ý tuyên truyền nội dung về bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong bảo vệ môi trường.

- Tổ chức tập huấn: Đây là một công việc hết sức cần thiết, do yêu cầu

thực tế đặt ra. Như ở phần thực trạng đã đánh giá, nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác lãnh đạo, quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ về công tác môi trường còn nhiều bất cập. Vì vậy, tổ chức các lớp tập huấn bổ sung những kiến thức chuyên môn cơ bản, cụ thể, sát với việc ô nhiễm môi trường hiện tại trên địa bàn huyện sẽ là cách làm nhanh, có hiệu quả.

- Thông qua hệ thống thông tin đại chúng: Chỉ đạo Đài Truyền thanh của huyện xây dựng chuyên mục để tuyên truyền các nội dung liên quan đến công tác bảo vệ môi trường cụ thể, thiết thực, qua đó góp phần nâng cao nhận thức và xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho mỗi người dân trên đảo và khách du lịch. Xây dựng một hồ sơ nội dung tuyên truyền để tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông của tỉnh, của trung ương.

- Đưa vào nội dung xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; xây dựng gia

đình văn hóa: UBND huyện chỉ đạo các phòng ban và cơ quan chuyên môn

tham mưu cụ thể hóa các nội dung về bảo vệ môi trường trên địa bàn vào trong 87

nội dung và các tiêu chí đánh giá về xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và xây dựng gia đình văn hóa. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức của từng hộ dân cư và trách nhiệm của đội ngũ những người quản lý khu dân cư, nhất là bí thư chi bộ, thôn trưởng, trưởng ban mặt trận thôn và những người đang trực tiếp làm công tác môi trường.

- Tuyên truyền thông qua các hoạt động văn hóa như Hội thi, hái hoa dân

chủ, trong các buổi học ngoài giờ của học sinh ở các cấp học: Đây là một hình thức tuyên truyền rất hiệu quả, có tác dụng trực quan đến những người tham gia trực tiếp và khách tham quan. Tuy nhiên, để làm được công tác tuyên truyền thông qua hình thức này đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa chủ thể tổ chức tuyên truyền về môi trường(thường là do các phòng, ban cơ quan, chủ xóm, những người tại cơ sở trực tiếp làm công tác bảo vệ môi trường...) và chủ thể QLNN đối với công tác môi trường(trên cơ sở có sự phân cấp trách nhiệm quản lý một cách rõ ràng về công tác môi trường đó thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của huyện, xã). Đồng thời phải có sự hướng dẫn, giúp đỡ về chuyên môn của cơ quan chuyên môn (Phòng Tài nguyên môi trường).

- Tuyên truyền thông qua các hoạt động du lịch tại các di tích: Hiện nay, hoạt động du lịch trên địa bàn huyện nói chung còn mang tính tự phát. Du khách đến du lịch tại đảo phải tự tham quan, tìm hiểu, thưởng ngoạn và chủ yếu cũng chỉ đến một vài thắng cảnh, di tích như: chùa Hang, chùa Đục, đình làng, hang Câu... nhưng chưa có có tổ chức, cá nhân nào đảm nhiệm việc hướng dẫn du khách cần làm tốt công tác bảo vệ môi trường ở đâu? Như thế nào để du khách biết. Muốn vậy, công tác quản lý hành chính phải đặt ra nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng một lực lượng lao động trong các tổ chức, doanh nghiệp và người dân đủ kiến thức và khả năng về chuyên môn làm nhiệm vụ hướng dẫn, công tác bảo vệ môi trường cho du khách tại các điểm du lịch.

- Tuyên truyền thông qua hệ thống giáo dục - đào tạo: Đây là hình thức tuyên truyền có tính chất lâu dài và bền vững. Cần nghiên cứu để đưa vào chương trình giảng dạy ở tất cả các cấp học từ tiểu học đến trung học phổ thông một thời lượng tiết học phù hợp; đồng thời coi trọng tổ chức các giờ học ngoại khóa tại các điểm di tích; hướng dẫn học sinh cách bảo vệ môi trường.

- Giải pháp về cơ chế, chính sách

Như ở phần đánh giá thực trạng đã nêu rõ, đến thời điểm này UBND huyện Lý Sơn đã ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quản lý và bảo vệ môi trường. Để tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện đảo, UBND huyện cần nghiên cứu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, trên cơ sở Luật bảo vệ môi trường năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo vệ môi trường năm 2015; các văn bản pháp quy của Bộ Tài nguyên Môi trường, các văn bản của tỉnh4. Theo đó, nên nghiên cứu ban hành các văn bản sau: - Quy định về phân cấp quản lý hệ thống các nhà hàng khách sạn trên địa bàn huyện;

- Quyết định thành lập Ban chỉ đạo quản lý bảo vệ môi trường cấp huyện, cấp xã.

- Quyết định thành lập ban quản lý trực tiếp của từng lĩnh vực về bảo vệ môi trường. Theo đó, giao quyền quản lý trực tiếp cho những người đại diện cộng đồng lĩnh vực được phân công.

- Quy định về vận động, tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn tài chính có được từ sự đóng góp của người dân và du khách đối với công tác bảo vệ môi trường.

- Chỉ thị về tăng cường quản lý công tác bảo vệ moi trường gắn với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh cho huyện đảo.

4 Xem Lê Chi Mai (2001), Những vấn đề cơ bản về chính sách và chính sách công. NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.475.

-Cùng với việc hoàn thiện hệ thống văn bản hành chính, cần nghiên cứu ban hành hoặc đề nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành các chính sách phù hợp với điều kiện cụ thể của huyện. Trong đó coi trọng mấy chính sách sau đây:

- Chính sách ưu đãi về thuế, về đất đai đối với doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch nói riêng, tham gia trên địa bàn huyện đảo Lý Sơn (trình xin cơ chế của UBND tỉnh Quảng Ngãi, Chính phủ).

- Chính sách thu hút các nguồn lực ngoài Nhà nước tham gia quản lý bảo vệ môi trường trên huyện đảo.

- Chính sách hỗ trợ đối với những người trực tiếp làm công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là chủ xóm, trưởng thôn, trưởng khu dân cư...

- Chính sách hỗ trợ đối với những người trực tiếp truyền dạy, duy trì các tài sản về văn hóa phi vật thể, nhất là văn hóa dân gian.

- Giải pháp về nguồn lực tài chính và con người

Nguồn lực tài chính là một nhân tố rất quan trọng trong quá trình quản lý bảo vệ môi trường. Thực tế cho thấy, nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước chưa và rất khó có thể đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi đặt ra. Do vậy, trong giải pháp nguồn lực tài chính phải hết sức chú ý khơi dậy được nguồn lực từ trong dân, trong doanh nghiệp, các tổ chức trong nước và nước ngoài thông qua hợp tác quốc tế.

Nguồn lực tài chính từ ngân sách Nhà nước ưu tiên cho việc lập quy hoạch, kế hoạch, hoàn thiện thể chế, hỗ trợ công tác quản lý, đào tạo nguồn nhân lực,trong công tác bảo vệ môi trường.

Các nguồn lực từ xã hội hóa tập trung cho việc quản lý bảo vệ môi trường, xây dựng hệ thống thông tin của công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường.

Hiện nay, nhân dân cả nước đang rất quan tâm đến đảo Lý Sơn, nhiều tổ chức, cá nhân đã có những chương trình tài trợ nguồn lực, nhưng chủ yếu là tài trợ trực tiếp cho ngư dân, người nghèo... Vì vậy, cần thiết phải tạo ra cơ chế để các tổ chức, cá nhân nhận thấy sự cần thiết và ý nghĩa khi tài trợ cho việc bảo vệ môi trường, nhất là đối với việc đầu tư trang thiết bị và các dụng cụ về sử dụng và xử lý rác thải.

Cách thức thu hút nguồn lực từ xã hội:

- Thông qua thu hút đầu tư vào các dự án phát triển đối với huyện Lý Sơn.

- Thông qua công tác quảng bá thông tin, kêu gọi những người có tâm huyết tài trợ, ủng hộ.

- Vận động từ cộng đồng dân cư.

- Tổ chức hội thảo khoa học phát triển Lý Sơn mạnh về kinh tế, vững chắc

về quốc phòng, an ninh; tổ chức hội thảo về công tác bảo vệ môi trường.

- Tiền ủng hộ của du khách đến tham quan tại các điểm du lịch, danh lam thắng cảnh.

Bên cạnh chú trọng về nguồn lực tài chính, phải đặc biệt chú trọng đến xây dựng về nguồn lực con người. Con người vẫn là nhân tố quyết định.

Trong xây dựng nguồn lực con người phải chú ý xây dựng ở ba dạng: cộng đồng, bán chuyên nghiệp và chuyên nghiệp.

* Về xây dựng nguồn lực cộng đồng

Xây dựng nguồn lực cộng đồng tức là phải làm cho toàn dân nhận thức đúng và có ý thức thực hiện các chủ trương, quy định của Nhà nước liên quan đến quản lý và bảo vệ môi trường. Khi nào mọi người dân đều tự nhận thấy trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và góp phần làm cho người khác hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường là rất quan trọng thì nhiệm vụ này

mới thành công. Lúc đó, mọi người dân sẽ tự giác thực hiện các hành vi bảo vệ môi trường. Để thực hiện được mục tiêu lâu dài này, cần phải kiên trì biện pháp tuyên truyền, xâm nhập thông tin thường xuyên đến nhân dân. Đồng thời, trong định hướng phát triển kinh tế, phải kiến tạo ra môi trường để toàn dân thấy được việc bảo vệ môi trường mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp cho nhân dân.

Để xây dựng nguồn lực này, cần phải chi tiêu chủ yếu từ ngân sách nhà nước. Do đó, phải có kế hoạch ngân sách phục vụ công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức như phát thanh, truyền hình, tranh cổ động trực quan, khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện lý sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 92 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)