1.2.2 .Nội dung quản lý nhà nước về môi trường
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Lý Sơn,tỉnh Quảng Ngã
2.1.1. Vị trí địa lý của huyện Lý Sơn
Đảo Lý Sơn ở về phía đông bắc tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền trên 15 hải
lý. Toàn bộ lãnh thổ huyện nằm trong khoảng 15032’,04’’ đến 15038’,14’’ độ vĩ
Bắc; 109005‘,4’’ đến 10904’,12’’ độ kinh Đông, gồm 1 đảo lớn (Cù lao Ré), 1 đảo
bé (Cù lao Bờ Bãi) và hòn Mù Cu. Có diện tích tự nhiên 10,32 km2. Toàn huyện
đảo có 3 xã: An Hải, An Vĩnh và An Bình. Trong đó, An Bình thuộc đảo bé.
Lý Sơn nằm trên con đường biển từ Bắc vào Nam và nằm ngay cửa ngõ của Khu Kinh Tế Dung Quất cũng như của cả khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung. Vị thế này của Lý Sơn đã đưa huyện đảo trở thành đơn vị hành chính tiền tiêu của đất nước, có vai trò đảm bảo an ninh chủ quyền quốc gia trên biển, đồng thời có nhiều điều kiện để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới [23].
Đảo lớn có 5 ngọn núi: Thới Lới, Hòn Tai, Hòn Vung, Giếng Tiền và Hòn Sỏi.
Hình 2.2: Chùa Hang, nhìn từ góc tây bắc
Hình 2.3: Miệng núi lửa Giếng Tiền nhìn từ trên cao - Địa hình cao - Địa hình
Địa hình của Lý Sơn nhình chung tương đối bằng phẳng, không có sông ngòi lớn (chỉ có một số suối nhỏ được hình thành vào mùa mưa) và có độ cao trung bình từ 20-30m so với mực nước biển. Trên địa bàn huyện có 5 hòn núi dạng bát úp được hình thành do hoạt động của núi lửa trong đó cao nhất là núi Thới Lới (169m). Xung quanh các chân núi, địa hình có dạng bậc thềm, độ dốc từ 8° đến 15°.Dạng địa hình nguồn gốc núi lửa chiếm tới 70% diện tích đảo. Theo địa hình thái nguồn gốc được chia thành: sườn vòm núi
lửa, sườn họng núi lửa, đáy họng núi lửa và bề mặt lớp phủ bazan. Đây là những đối tượng quan trọng để bố trí các công trình xây dựng, đồng thời là những điểm tham quan thiên nhiên rất ngoạn mục của các tuyến du lịch biển – đảo Lý Sơn. Nhóm dạng địa hình nguồn gốc biển gồm các dạng: vách mái vòm – bóc mòn, vách mái mòn, bãi biển mài mòn, bãi biễn mài mòn - tích tụ. Bãi biễn mài mòn tích tụ và thềm tích tụ làm thành một đồng bằng bằng phẳng, nghiên thoải, hơi lượn sóng, độ dốc dưới 8°, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp và bố trí dân cư. Đây chính là những vùng tập trung dân cư và là địa bàn sản xuất nông nghiệp trọng điểm của huyện. Địa hình bờ biển của huyện phần lớn là các vách và hốc sóng vỗ bờ tạo nên các hốc hang khá đẹp (Hang Câu, Chùa Hang…) Chính những địa hình vách dốc này đã tạo cho đảo những nét hùng vĩ có giá trị về tham quan, du lịch. Huyện đảo Lý Sơn nằm trên thềm lục địa có độ sâu trung bình dao động 50-60m.
Về mặt địa hình là đồng bằng tích tụ - mài mòn nghiên thoải bị chia cắt bởi các máng trũng với độ sâu khác nhau. Điểm sâu nhất trong lãnh thổ huyện là 120m, ở phía Đông. Địa hình đáy biển phân bậc rõ ràng, do vậy có thể sử dụng làm cầu cảng và tổ chức các hoạt động thể thao mạo hiểm trên biển [23].
Đảo bé, còn gọi là Cù lao Bờ Bãi, trước đây là thôn Bắc thuộc xã An Vĩnh, nay là xã An Bình, nằm cách đảo lớn khoảng 5 km phía tây bắc. Diện tích tự nhiên khoảng 68 ha, dân số hơn 500 người. Cũng như đảo lớn, trên đảo bé có những bãi nham thạch của núi lửa bị xâm thực của sóng biển tạo nên những hang động đẹp, có giá trị khai thác du lịch sinh thái biển đảo như: hòn Đụn, hang Chàng Thiếp, bãi tắm Tiên…
Hình 2.5: Đảo bé - một góc nhìn
Phía đông nam đảo lớn có hòn Mù Cu, cách bờ 500 m, nơi đây chỉ là những bãi đá đen nhô cao và chỉ có duy nhất loài cây Mù Cu sinh sống nên gọi là hòn Mù Cu.
Hình 2.6: Trên đảo lớn nhìn ra hòn Mù Cu
- Khí hậu
Lý Sơn chịu tác động chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa trên vùng biển nhiệt đới nóng, ẩm và có chế độ mưa trái mùa (từ tháng 9 – tháng 2 năm sau). Do Lý Sơn là huyện đảo trên biển Đông, lại có vĩ độ thấp, nên chế độ nắng thuộc loại dồi dào nhất trong hệ thống các đảo ven bờ nước ta với tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 2430,3giờ/năm. Nguồn nhiệt cao và độ nắng lớn trên phạm vi huyện đảo Lý Sơn có thể tiến hành khai thác cho các hoạt động du lịch nghĩ dưỡng quanh năm, đồng thời có thể sử dụng nguồn quang năng này để bố trí các trạm điện mặt trời phục vụ nhu cầu năng lượng của cư dân trên đảo. Huyện đảo Lý Sơn có mùa mưa lệch pha kéo dài từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, lượng mưa tập trung trong mùa mưa khoảng 71%. Tổng lượng mưa khá lớn vào khoảng 2.260 mm/năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8, thời tiết khô và nóng do chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Độ ẩm không khí trung bình trên khu vực huyện đảo khoảng 85%.
Tốc độ gió trung bình trên vùng huyện đảo tương đối thấp so với các hải đảo khác, trung bình khoảng 1,5m/s, cao nhất là thời kỳ gió mùa Đông Bắc (tháng X – VI) 5-10m/s, tuy nhiên cũng có lúc lên đến 30-40m/s, chủ yếu trong tháng X. Do vậy việc sử dụng năng lượng gió so với các huyện đảo khác cần được nghiên cứu kỹ để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên khí hậu cho phát triển kinh tế - xã hội.
Điều kiện khí hậu ở Lý Sơn rất phù hợp với các cây đặc sản như hành, tỏi, cho phép phát triển một số loại cây ăn quả như đu đủ, chuối, na, dưa hấu,… và một số loại rau quả xanh. Ngoài ra khí hậu nơi đây cũng thuận lợi cho sức khỏe con nguời nhất là cho các hoạt động du lịch, nghĩ dưỡng, tắm biển…[23].
- Tài nguyên nước
Do địa hình tương đối đơn giản, đồng nhất, ít phân cắt, cộng với việc diện tích đảo nhỏ nên mạng suối trên đảo kém phát triển, chỉ có một số con suối nhỏ chảy tạm thời vào mùa mưa ở phía Nam đảo với lưu lượng rất thấp.
Trên đảo hiện có 01 hồ chứa nước Thới Lới chủ yếu phục vụ cho tưới tiêu và hoạt động sản xuất nông nghiệp của huyện.
Bên cạnh đó, số lượng giếng đào hiện có đang khai thác nước dưới đất trên địa bàn huyện :có 2149 giếng, trong đó: số giếng đào: 939 giếng; giếng khoan thủ công: 1088 giếng, giếng khoan máy: 122 giếng, ước tính tổng trữ lượng khai thác nước thực tế trên địa bàn huyện 21.029 m3/ng. Ngoài ra, dự án cấp nước cho trung tâm huyện 07 giếng khoan tổng lượng nước khai thác : 750m3/ngày đêm [23].
- Tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất + Thổ nhưỡng
Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng cho thấy huyện đảo Lý Sơn có các loại đất sau:
+ Đất cát bằng ven biển (Cb): có diện tích 42,0ha, chiếm 2,1% diện tích tự nhiên, phân bố viền quanh đảo tiếp giáp với mép ven biển. Loại đất này chủ yếu thích hợp với việc phát triển lâm nghiệp (trồng rừng phòng hộ).
+ Đất cát biển (C): có diện tích 110,0ha, chiếm 11,03% diện tích tự nhiên, phần lớn tập trung ở xã An Vĩnh. Diện tích đất này đã được sử dụng chủ yếu làm khu dân cư và cải tạo để sản xuất nông nghiệp.
+ Đất nâu đỏ trên đá Bazan (Fk): có diện tích 845,0ha, chiếm 84,76% diện tích tự nhiên. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng của huyện đảo. Trong diện tích này có 558,0ha (chiếm 64,51%) có tầng dày trên 100cm, độ dốc dưới 8º, độ màu mỡ khá, hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình trở lên, thích hợp cho phát triển nhiều cây trồng khác nhau.
+ Hiện Trạng Sử Dụng Đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 997ha. Trong đó đất sử dụng được cho nông nghiệp là 579,6ha, chiếm 54% bình quân đất nông nghiệp
cho việc trồng hành, tỏi (có khả năng cho phát triển hành tỏi hàng hóa đặc sản thuộc mô hình sản xuất hiện đại), ngoài ra có thể trồng ngô (đáp ứng được nhu cầu chăn nuôi trên đảo), đậu xanh, mè, dưa hấu và một số cây ăn quả khác như đu đủ, na, chuối… nhưng với quy mô nhỏ chỉ phục vụ cho nhu cầu nhân dân trên đảo khó có khả năng phát triển thành nông sản hàng hóa. Đặc biệt, đất nông nghiệp của Lý Sơn không thể trồng lúa (Lý Sơn là huyện duy nhất của cả tỉnh không trồng lúa).
Đối với đất lâm nghiệp, hiện có khoảng 150ha dùng cho việc phát triển lâm nghiệp, chiếm khoảng 15% tổng diện tích của huyện, ngoài ra còn có 180ha đất đồi núi và 75ha đất núi đá không có rừng cây có thể phục vụ việc trồng cây gây rừng. Trong những năm qua huyện đã tích cực chỉ đạo công tác trồng rừng tuy nhiên đến nay mới chỉ phủ xanh dưới 10ha.
Theo các tài liệu nghiên cứu, cách đây khoảng trên dưới 100 năm diện tích rừng trên huyện đảo khá lớn, chiếm trên 70% diện tích huyện đảo với hệ thực vật khá phong phú, đa dạng, song do quá trình khai thác của con nguời đến nay diện tích rừng của huyện không còn, tuy nhiên nếu có quy hoạch cụ thể, có đầu tư và có các biện pháp thích hợp, hoàn toàn có thể phục hồi diện tích rừng và có thể đưa vào phục vụ phát triển du lịch sinh thái trên đảo trong những năm tới.
Nhóm đất chưa sử dụng còn khoảng 239ha, chiếm 24% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện, chủ yếu là đất đồi núi trọc, có khả năng phát triển rừng, xây dựng một số công trình thủy lợi và mở rộng các công trình công cộng, phúc lợi…[23].
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Lý Sơn,tỉnh Quảng Ngãi
TT Chỉ Tiêu Diện Tích Cơ Cấu
(ha) %
Tổng diện tích đất tự nhiên 997 100
Cây hàng năm 315
Cây lâu năm 75
Đất nông nghiệp khác 19
II Đất lâm nghiệp 150 15,0
III Đất chuyên dùng 112 11,2
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 14
Đất quốc phòng an ninh 29
Đất SXKD phi nông nghiệp 3
Đất có mục đích công cộng 66
IV Đất khu dân cư 57 5,7
V Đất chưa sử dụng 239 24,0
Đất bằng 56
Đất đồi núi 108
Núi đá không có rừng cây 75
VI Đất tôn giáo tính ngưỡng 4 0,4
VII Đất nghĩa trang 23 2,3
VIII Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 3 0,3
Nguồn: báo cáo UBND huyện Lý Sơn năm 2015. - Tài nguyên biển và khả năng nuôi trồng thủy sản
Do được bao bọc xung quanh là biển nên Lý Sơn là huyện có điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều so với các huyện khác của tỉnh trong lĩnh vực khai thác sử dụng nguồn tài nguyên biển. Đây là lĩnh vực có thế mạnh nhất của huyện. Theo tài liệu của Viện Nghiên Cứu Biển và Trường Đại Học Thủy Sản Nha Trang, khả năng khai thác hải sản của huyện hàng năm có thể đạt khoảng 28,000 tấn, chiếm gần 30% khả năng khai thác thủy sản của toàn tỉnh. Khả năng nuôi trồng thủy sản tại vùng biển Lý Sơn khá lớn với tổng diện tích có thể phát triển lên tới 250ha.
Các điều kiện thủy lý, thủy hóa lý tưởng cho nuôi trồng các loại đặc sản như cá mú, tôm hùm, cua biển… bằng lồng. Vùng triều xã An Hải giáp hòn Mù Cu diện tích khoảng 50ha, kín gió, nồng độ muối >30‰, nhiệt độ nước từ 26- 30ºC, mức triều cao nhất 2,5m, thấp nhất 1,2m, nền đáy là cát lẫn sỏi đá,
san hô,… nhân dân đóng lồng bè tạo thành hồ nuôi trồng thủy sản thuận lợi nhu tôm hùm, cá mú….. Ngoài ra đặc điểm sinh thái, khí hậu, nguồn nước ở Lý Sơn còn phù hợp cho việc phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản trên cát với diện tích khoảng 20ha ở Hang Câu, vùng Đồng Hộ, trước Ủy Ban Nhân Dân xã An Hải…
Với lợi thế là một địa danh có thắng cảnh thiên nhiên độc đáo, có năm ngọn núi án ngự giữa vùng biển Đông. Đến với Lý Sơn, ngoài việc thưởng ngoạn những danh lam thắng cảnh, những tuyệt tác thiên nhiên giữa bốn bề sóng biển, với những ngôi nhà cổ có hàng trăm năm tuổi, nhiều di tích lịch sử văn hóa và loại hình lễ hội truyền thống đặc sắc cũng như những tư liệu quý về chủ quyền biển đảo của Tổ quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự đa dạng, độc đáo về hệ thống văn hóa vật thể, phi vật thể sẽ tạo ra cho Lý Sơn một diện mạo mới trong khai thác du lịch, nhờ vậy mà từ năm 2015 đến nay Lý Sơn thu hút rất đông du khách trong nước và kể cả du khách nước ngoài đến với Lý Sơn và phần lớn đều có chung một cảm nhận sâu sắc đó là Lý Sơn đẹp và thơ mộng hiếm có nơi nào sánh được[23].
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Nhân dân Lý Sơn sinh sống với hai nghề chính đó là làm nông nghiệp và khai thác thủy hải sản, những năm gần đây nhờ có du lịch phát triển mạnh, du khách đến Lý Sơn ngày càng đông, một số hộ dân đã chuyển sang làm dịch vụ du lịch như buôn bán nhỏ và đầu tư các dịch vụ nhà hàng khách sạn... nên điều kiện kinh tế có những bước phát triển. Theo báo cáo của UBND huyện Lý Sơn năm 2015 về công tác du lịch: lượng khách đến Lý Sơn trong năm 2015 tăng đột biến, đã đón hơn 95.000 lượt khách, trong đó có hơn 600 lượt khách quốc tế. Nếu như trước đây mỗi ngày chỉ có một chuyến tàu từ đất liền ra đảo Lý Sơn và ngược lại, thì nay một ngày có từ 2 – 3 chuyến. Đặc biệt trong dịp lễ 30/4 và 1/5 năm 2015 có ngày lên đến 14 chuyến tàu, bình quân mỗi ngày Lý
Sơn đón từ 270 khách đến 300 khách đến đảo tham quan du lịch, đã tạo nguồn thu nhập kinh tế đáng kể cho huyện đảo trên lĩnh vực này [23].
Bảng 2.2: Tổng hợp lượng khách du lịch huyện Lý Sơn
Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tổng hợp số lượng 20.000 95.000 80.000
khách trên địa bàn Lý Sơn
Khách nội địa 19.900 94.400 70.600
Khách quốc tế 100 600 400
Nguồn: Báo cáo UBND huyện Lý Sơn qua các năm 2014, 2015, 2016 và 6 tháng đầu năm 2017.
Nếu như năm 2014 chỉ có 1 khách sạn, 11 nhà nghỉ, với 95 phòng, thì đến năm 2016, Lý Sơn có 4 khách sạn, 31 nhà nghỉ, tổng cộng 440 phòng. Để phục vụ phát triển du lịch, các tuyến đường cơ động xung quanh đảo Lý Sơn “mọc” lên đã làm mất đi nhiều thắng cảnh đẹp như bãi Kiều Kiều, Hang Cò; nhiều bãi biển đẹp như hòn Mù Cu đến Hang Câu bị san lấp; cổng Tò Vò có nguy cơ bị gãy đổ bất cứ lúc nào vì đường cơ động và đê chắn sóng làm thay đổi hướng sóng.
Với vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng, nhiều du khách so sánh Lý Sơn không hề thua kém các điểm du lịch nổi tiếng của Hàn Quốc như Nami hay Jeju. Thế nhưng, chỉ trong khoảng thời gian ngắn, Lý Sơn có quá nhiều sự thay đổi, bên cạnh những thay đổi tích cực thì còn rất nhiều sự thay đổi theo chiều hướng tiêu cực[23].
Thống kê một số cơ sở sản xuất và doanh nghiệp trên địa bàn huyện Lý Sơn có tác động đến môi trường
Bảng 2.3: Cơ sở sản xuất và doanh nghiệp có tác động đến môi trường
Tên cơ sở Số lượng
Cơ sở làm chả cá 05
Cơ sở đóng tàu 02
(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Lý Sơn, năm 2015)
Thông kê các cơ sở tác động chủ yếu đến môi trường không khí và nước trên địa bàn huyện Lý Sơn
Ngành nghề sản xuất, kinh doanh Số lượng Nhà hàng ăn uống, cà phê, giải khát 100
Cửa hàng sửa chữa ô tô, xe máy 50
Cửa hàng mộc, cơ khí 30
(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Lý Sơn, 2015)
Bảng 2.4: Thống kê các cơ sở tác động chủ yếu đến môi trường rác thải