1.2.2 .Nội dung quản lý nhà nước về môi trường
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về môi trường ở một số quốc gia trên thế
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về môi trường trên thế giới
thế giới -Kinh nghiệm của Singapore
+Cơ quan bảo vệ môi trường của Singapore
Singapore là một quốc đảo nhỏ nằm ở khu vực Đông Nam Á, nằm giữa Malaixia và Indoneexia, có tổng diện tích 1.092 km2 và 193 km đường bờ biển. Cả nước chỉ có 1 thành phố chia làm 6 quận với 100% dân số được hưởng nước sạch. Phần đống góp của dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của Singapore chiếm tới 64% và chủ yếu là từ các dịch vụ liên quan đến biển. Với các chính sách và luật pháp về môi trường rất tiến bộ (luôn đặt ra chỉ tiêu tối thiểu là đạt chuẩn quốc tế), cộng với nguồn kinh phí dành cho các hoạt động môi trường chiếm 1,2% GDP (khoảng gần 3 tỷ USD/năm) và một khung luật pháp có những quy định môi trường rất nghiêm ngặt và cụ thể nên Singapore đã trở thành một quốc gia xanh, sạch, đẹp nhất thế giới.
Tuy nhiên, hiện nay Singapore vẫn phải đối mặt với các vấn đề môi trường như: ô nhiễm công nghiệp, khói bụi do cháy rừng, khan hiếm nước và diện tích đất để xây dựng hạn chế.
Singapore thuộc mô hình của các quốc gia có cơ quan bảo vệ môi trường là một Bộ độc lập, thì quan điểm coi môi trường là một lĩnh vực kinh tế xã hội
quan trọng, bình đẳng với các lĩnh vực khác như công nghiệp, nông nghiệp, khoa học, y tế, quốc phòng... là hoàn toàn sáng tỏ. Tổ chức này cũng là điều kiện cơ bản tạo ra khả năng phản ứng nhanh trong khâu xác định nhiệm vụ, ra quyết định và thực thi nó từ cấp Chính phủ đến Bộ môi trường và các tỉnh thành phố. Nó tạo ra mối quan hệ qua lại, ngang cấp giữa các bộ, ngành,làm tăng hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường đa ngành.
Cơ cấu tổ chức cơ quan bảo vệ môi trường Singapore gồm: Bộ môi trường Singapore được thành lập từ năm 1972, do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp điều hành. Đứng đầu Bộ môi trường là Bộ trưởng, dưới Bộ trưởng là các thư ký thường trực và phó thư ký thường trực chịu sự chỉ đạo trực tiếp và giúp việc cho Bộ trưởng trong việc điều hành sự hoạt động của Bộ môi trường. Bộ Môi trường Singapore được tổ chức thành 4 vụ, mỗi vụ lại được tổ chức thành các phòng và các bộ phận chức năng như đã mô tả trong sơ đồ sau đây:
+Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Môi trường và các đơn vị trực thuộc: Nhiệm vụ chung: Bộ Môi trường Singapore có nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe cộng đồng và nâng cao chất lượng môi trường, xây dựng và thực hiện các chương trình tổng hợp về sức khỏe cộng đồng bảo vệ môi trường với mức tối thiểu là đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
-Vụ chính sách và quản lý môi trường gồm: 3 phòng với các nhiệm vụ và chức năng như sau:
Phòng kiểm soát ô nhiễm: quy hoạch việc kiểm soát ô nhiễm, kiểm soát ô nhiễm nước, không khí và các chất thải công nghiệp độc hại.
Phòng nghiên cứu và quy hoạch chiến lược: xây dựng và giám sát chính sách, cảnh báo các vấn đề môi trường cấp bách.
Phòng chính sách và môi trường quốc tế: Xác định các chính sách quốc gia về các vấn đề môi trường.
Phòng tiêu thoát nước: Bảo đảm cho sự hoạt động hiệu quả của hệ thống tiêu thoát nước quốc gia.
Phòng quản lý hệ thống cống rãnh. Phòng các dịch vụ kỹ thuật
-Vụ quản trị các hoạt động chung gồm: 8 bộ phận chức năng với các nhiệm vụ:
Phòng nhân sự.
Trung tâm đào tạo môi trường. Phòng hệ thống thông tin máy tính.
Bộ phận khởi tố và phụ trách các hợp đồng. Phòng các vấn đề quần chúng.
Bộ phận chính sách và hệ thống. Bộ phận kiểm toán nội bộ.
-Vụ sức khỏe môi trường và cộng đồng gồm: 8 đơn vị chức năng và có các nhiệm vụ sau:
Phòng kiểm soát chất lượng thực phẩm. Phòng sức khỏe môi trường.
Phòng kiểm soát côn trùng gây bệnh. Phòng kiểm dịch.
Phòng giáo dục cộng đồng. Phòng quản lý hàng rong.
Các văn bản luật pháp bảo vệ môi trường chủ yếu của Singapore:
Luật môi trường.
Luật về bầu không khí trong lành.
Luật nhà máy (quy định về các nhà máy và điều kiện làm việc tại các nhà máy)
Luật về dầu.
Luật giao thông đường bộ.
Tóm lại từ mô hình quản lý và bảo vệ môi trường của Singapore kinh nghiệm cho thấy:
Mặc dù diện tích nhỏ, dân số ít...những mang lại cho Singapore nhiều lợi thế để có được một tổ chức gọn nhẹ, dễ triển khai các hoạt động kiểm soát và bảo vệ môi trường. Dân số có mức sống khá cao và số lượng ít, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo, tuyên truyền...về nhận thức môi trường. Nhờ có diện tích nhỏ, phân cấp hành chính đơn giản, các cơ quan và đơn vị chức năng bảo vệ môi trường của Singapore cũng dễ dàng tổ chức điều hành và kiểm soát hoạt động của môi trường. Cũng do diện tích nhỏ nên mô hình các cơ quan bảo vệ môi trường cấp trung ương và địa phương của Singapore là một, do đó có được sự đồng thuận và thống nhất trong việc định ra và thực thi chiến lược môi trường, tránh được sự bất cập giữa các cấp, giữa Trung ương và địa phương. Luật pháp Singapore rất chú trọng tới khía cạnh môi trường, không những khuyến khích các cá nhân thal gia thực hiện chiến lược môi trường quốc gia mà còn có khả năng cưỡng chế và bắt buộc tuân thủ Luật môi trường cao. Đây cũng là điểm mạnh giúp Singapore có được môi trường trong lành như hiện nay.
-Kinh nghiệm của Malayxia:
+Cơ quan bảo vệ môi trường của Malayxia
Malayxia là một trong số ít các quốc gia có cơ quan bảo vệ môi trường trực thuộc bộ kiêm nhiệm.
Khác với hình thái mà chúng ta vừa xem xét ở trân, trong hình thái cơ quan bảo vệ môi trường trực thuộc bộ kiêm nhiệm khó tạo ra được khả năng thích ứng trong quá trình xác định nhiệm vụ, ra quyết định của các cơ quan cấp trên của cơ quan này.
Malayxia với diện tích 392.750 km2 dành khoảng 0.9% GDP cho các hoạt động môi trường, chủ yếu để đối phó với các nạn trượt lở đá, lũ lụt, ô nhiễm không khí do công nghiệp,giao thông và cháy rừng, ô nhiễm nguồn nước.
+Cơ cấu tổ chức:
Cơ quan bảo vệ môi trường của Malayxia là Bộ kKoa học Công nghệ và Môi trường, gồm Cục môi trường và Hội đồng chất lượng môi trường. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường do một bộ trưởng đứng đầu. Giúp việc cho Bộ trưởng là một thứ trưởng và một tổng thư ký. Bộ bao gồm 12 đơn vị, trong đó có 4 trung tâm, 6 cơ quan chức năng và một Cục Môi trường.
Cục Môi trường do 1 Cục trưởng đứng đầu điều hành 5 nhóm công việc. Mỗi nhóm công việc lại được chia thành các đơn vị tùy theo công việc, chức năng và nhiệm vụ.
Hội đồng chất lượng môi trường là một cơ quan do Chính phủ thành lập ngày 12/4/1977 với các thành viên thuộc các Viện nghiên cứu, cơ quan Chính phủ, tổ chức liên bang, tổ chức công nghiệp, tổ chức phi chính phủ do Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ Môi trường chỉ định. Cục trưởng cục Môi trường kiêm giữ chức Tổng thư ký Hội đồng.
+Chức năng nhiệm vụ:
Cục môi trường có nhiệm vụ quản lý hành chính, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật về chất lượng môi trường và bảo vệ tính duy nhất, đa dạng chất lượng môi trường theo hướng duy trì sức khỏe, sự thịnh vượng và an ninh cho
người dân hiện tại và tương lai.Theo phân cấp quản lý, chức năng nhiệm vụ của các bộ phận chính trong cục môi trường như sau:
Phòng phát triển. Phòng kiểm soát. Phòng ngăn ngừa.
Phòng hành chính và tài chính.
Đối với mô hình của Malayxia có ưu điểm là chức năng quản lý nhà nước về môi trường được lồng ghép trong chức năng về khoa học, công nghệ và môi trường do đó dễ khuyến khích thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường theo hướng áp dụng các khoa học kỹ thuật tiên tiến, đồng thời dễ kiểm soát và tích hợp các yếu tố môi trường trong các chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Cơ quan quản lý môi trường liên kết chặt chẽ với các ban ngành khác liên quan dưới sự chỉ đạo thống nhất, trực tiếp của Bộ trưởng cùng với sự cố vấn chất lượng môi trường đảm bảo cho việc tích hợp triển khai đồng bộ các kế hoạch, chiến lược và chính sách quốc gia.
Các văn bản pháp luật chủ yếu của Malayxia Các luật cơ bản về môi trường:
-Luật về chất lượng môi trường năm 1974, năm 1985. -Sắc lệnh về chất lượng môi trường.
-Các văn bản dưới luật đối với đánh giá tác động môi trường. -Các quy định về chất lượng môi trường năm 1977.
-Quy định về chất lượng môi trường. -Không khí trong lành.
-Xử lý các vi phạm.
-Nước thải sinh hoạt và công nghiệp.
-Kiểm soát hàm lượng chì trong khí thải của xe máy. -Tiếng ồn.
-Chất thải.
-Thiết bị xử lý chất thải.
Và các văn bản cụ thể về các ngành: quy hoạch và sử dụng đất, nông nghiệp, khai thác mỏ, ô nhiễm biển.
-Kinh nghiệm của Thái Lan:
+Cơ quan Bảo vệ môi trường của Thái Lan
Thái Lan là một quốc gia ở Đông Nam Á có diện tích 514.000Km2 với 3.129km đường bờ biển. Dân số Thái Lan là 60 triệu người tăng 1.3% năm, dân đô thị chỉ chiếm 20%, dân số trong diện đói nghèo là 13% và có tới 81% số dân được hưởng nước sạch. Đơn vị quản lý Hành chính của Thái Lan là tỉnh với 67 đơn vị. Hiện nay, do phát triển kinh tế nhanh với ngành mũi nhọn và du lịch, Thái Lan đang gặp phải nhiều vấn đề môi trường mà đặc biệt nghiêm trọng là nạn hạn hán và cạn kiệt nước ngầm. Ngoài ra, còn có các nguy cơ khác như ô nhiễm không khí do giao thông, ô nhiễm nước, nạn phá rừng và săn bắn trái phép. Mỗi năm Thái lan thường dùng khoảng 0.8% GDP để chi cho các hoạt động của môi trường.
+Cơ cấu tổ chức:
Ngày 24/4/1979, Bộ khoa học và công nghệ năng lượng là tiền thân của Bộ khoa học công nghệ môi trường của Thái Lan được thành lập với quyền hạn là xây dựng chính sách và kế hoạch thực hiện, phát triển công tác khoa học và công nghệ. Đến năm 1992, quyền hạn này được mở rộng gồm cả việc bảo về và quản lý môi trường và Bộ được đổi tên thành Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường như ngày nay.
Cơ cấu tổ chức của Bộ bao gồm 14 đơn vị, trong đó có 5 văn phòng, 1 cục, 3 vụ, 3 cơ quan, 2 viện và 1 trung tâm nghiên cứu Xincrotron.
+Chức năng nhiệm vụ:
Bộ Khoa học, công nghệ và Môi trường là cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng chính sách quốc gia về khoa học công nghệ và môi trường.
Các chức năng của Bộ bao gồm:
-Lập chính sách, kế hoạch, chương trình và dự án liên quan tới Khoa học, Công nghệ, Môi trường.
-Kiểm soát, chỉ đạo, ra lệnh, thực hiện, theo dõi và đánh giá các công việc liên quan đến khoa học, công nghệ và môi trường, năng lượng theo chính sách, kế hoạch, chương trình và dự án hoặc cải tiến cho phù hợp.
-Xây dựng công nghệ trong nước cho sản xuất và tiếp thị. Cung cấp dịch vụ và thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ trong nước và nước ngoài.
-Các cơ quan của Bộ có nhiệm vụ thực hiện các chính sách một cách có hiệu quả theo các phương pháp cùng hợp tác nhằm mang lại những lợi ích kinh tế xã hội và sự ổn định quốc gia, cụ thể là:
Văn phòng thư ký Bộ trưởng. Văn phòng thư ký thường trực. Cục kiểm soát ô nhiễm.
Vụ nâng cao chất lượng môi trường.
Văn phòng chính sách và quy hoạch môi trường. *Những nhiệm vụ chính của Bộ:
-Xây dựng công nghệ trong nước, các kế hoạch, chính sách công, kiểm soát và giám sát việc thực hiện, giúp chuyển giao công nghệ trong và ngoài nước.
-Phối hợp với các cơ quan của Chính phủ và các cơ quan khác trong việc bảo tồn năng lượng, phát triển và sử dụng năng lượng an toàn và bền vững.
+Các văn bản pháp luật về Bảo vệ môi trường chủ yếu của Thái Lan: -Luật hàng hải trong giao thông đường thủy năm 1913 của Thái Lan. -Luật bảo tồn loài voi hoang dã năm 1921 (ban hành lần thứ 2 năm 1960).
- Luật bảo vệ rừng quốc gia năm 1961. -Luật bảo lưu rừng năm 1964.
-Luật khoáng sản năm 1967.
- Luật chất độc hại năm 1967 (sửa đổi năm 1973). - Luật quy hoạch đô thị năm 1975.
- Luật quy hoạch đất đai dành cho nông nghiệp năm 1975. - Luật ngăn chặn sự va chạm của tàu thuyền năm 1979. - Luật kiểm soát các công trình xây dựng năm 1979
- Thông báo cuả Bộ Công nghiệp về thu gom và xử lý chất thải độc hại năm 1982.
-Thông báo của Bộ Công nghiệp về sản xuất và sử dụng chất thải độc hại năm 1982.
- Luật đánh bắt cá, sửa đổi năm 1985.
-Thông báo của Bộ Công nghiệp về rác thải của các nhà máy năm 1988. -Luật về rừng năm 1947.
-Luật dầu lửa năm 1971.
-Luật tăng cường và bảo vệ chất lượng môi trường quốc gia năm 1992.
-Các thông báo của Cục Môi trường về các hình thức quy mô của các dự án hoặc hoạt động của các cơ quan Chính phủ, các doanh nghiệp nhà nước hoặc cá nhân để chuẩn bị báo cáo đánh giá tác động môi trường 1992.
-Luật nhà máy năm 1992. -Luật sức khỏe năm 1992.
-Luật bảo tồn và giữ gìn thế giới hoang dã năm 1992. -Luật trồng rừng năm 1992.
-Luật về nước ngầm năm 1977. -Luật xúc tiến đầu tư.
-Luật quyền lực của nhà nước trong nông nghiệp. -Các quy định về ngăn chặn và xử lý ô nhiễm dầu.
-Luật về các di tích cổ, đồ cổ, tranh cổ và bảo tàng quốc gia. -Kinh nghiệm bảo vệ môi trường của Trung Quốc:
Trung Quốc là quốc gia có diện tích lơn nhất Châu Á có 23 tỉnh đặc khu với tổng diện tích tự nhiên 9.596.960km2, có đường biên giới chung với 15 quốc gia và 15.500km đường bờ biển. Trung Quốc là nước có dân số đông nhất thế giới với 1.215 tỷ người. Trong đó, dân đô thị chiếm 31%, dân số trong diện đói nghèo tuy chỉ chiếm 7% nhưng cũng là tỷ lệ khá lớn (khoảng 85 triệu người), tỷ lệ dân được sử dụng nước sạch là 90% và tỷ lệ tăng dân số ở mức 1,1%/năm. GDP năm 2000 của Trung Quốc đạt 1.711 tỷ USD với tỷ lệ trong cơ cấu kinh tế các ngành như sau: Ngành công nghiệp 48.4%, ngành nông nghiệp là 20,5% và dịch vụ là 31,1%.
Trung Quốc là nước có tổ chức cơ quan bảo vệ môi trường là một cơ quan ngang Bộ trực thuộc Chính phủ. Hiện trên Thế giới có 16% các nuwocs đang tổ chức hình thức này như Trung Quốc, Mỹ, Anh...
Hiện nay, Trung Quốc đang có rất nhiều vấn đề cần quan tâm liên quan tới việc bảo vệ môi trường, cụ thể là: Các nguy cơ thiên tai như: bão, lũ lụt, động đất, ô nhiễm không khí, thiếu nước và nước sạch; ô nhiễm nguồn nước do nước thải công nghiệp, xói mòn,sa mạc hóa; phá rừng. Ngân sách hàng năm dành cho hoạt động môi trường không vượt quá 0.5% GDP. Bên cạnh đó, Chính phủ đã có những nổ lực vượt bậc, cụ thể là năm 2000, Chính phủ quyết định sẽ sử dụng 170 tỷ nhân dân tệ, tương đương 0,97% GDP cho các hoạt động môi trường.
+ Cơ cấu tổ chức của cơ quan bảo vệ môi trường Trung Quốc:
Cơ quan quốc gia, đứng đầu cơ quan này là Tổng cục trưởng, cơ quan bảo vệ môi trường chia thành 2 khối là khối Vụ và khối Viện, trong đó