1.2.2 .Nội dung quản lý nhà nước về môi trường
3.1. Quan điểm, định hướng quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Lý
tại huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
3.1.1. Quan điểm, định hướng- Quan điểm chỉ đạo - Quan điểm chỉ đạo
Thế kỷ XX chứng kiến một cuộc cách mạng vĩ đại trong hoạt động của nhà nước - quá trình hình thành và triển khai mạnh mẽ mô hình Quản lý công mới trong thực tiễn, đầu tiên ở các nước phát triển và sau đó lan rộng sang các nước đang phát triển.1 Quá trình chuyển đổi vai trò của nhà nước từ “chèo thuyền” sang “lái thuyền” trong mô hình quản lý nhà nước hiện đại đang ngày càng hướng tới giảm vai trò của nhà nước với tư cách là người trực tiếp cung ứng các hàng hóa và dịch vụ, nhưng lại đồng thời đòi hỏi phải nâng cao khả năng kiểm soát, điều tiết của nhà nước đối với quá trình cung cấp các hàng hóa và dịch vụ đó.2
Lĩnh vực môi trường là một trong những lĩnh vực được nhà nước quan tâm đặc biệt trong tiến trình xã hội hóa vì có thể vận dụng rất đa dạng trong lĩnh vực môi trường để quản lý rủi ro thiên tai, thu gom và xử lý rác thải công nghiệp, rác thải y tế và rác thải sinh hoạt, kiểm soát ô nhiễm môi trường,… Chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã được cụ thể hóa trong một số văn bản dưới đây.
- Nghị quyết 41/NQ-TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Nghị quyết này đã định hướng rõ xu thế phát triển bền vững, đồng thời xác định rõ trách nhiệm bảo vệ
môi trường không chỉ của của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức và cộng đồng, đặc biệt đề cao trách nhiệm của các cơ sở sản xuất dịch vụ, đồng thời xác lập cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế và cộng đồng tham gia công tác bảo vệ môi trường.
- Luật bảo vệ môi trường 2005: Luật Bảo vệ môi trường 2005 là văn bản có
giá trị pháp lý quan trọng nhất xác lập định hướng của nhà nước trong lĩnh vực xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường. Cụ thể hóa phương hướng của Nghị quyết 41/NQ-TW, Luật này đã khẳng định bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, là quyền và trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân và Nhà nước khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ vệ môi trường. Luật cũng khẳng định cần phải đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường thông qua việc khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp dịch vụ bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực như thu gom, tái chế, xử lý chất thải; quan trắc, phân tích môi trường, đánh giá tác động môi trường; phát triển, chuyển giao công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, công nghệ môi trường; tư vấn, đào tạo, cung cấp thông tin về môi trường; giám định về môi trường đối với máy móc, thiết bị, công nghệ; giám định thiệt hại về môi trường và các dịch vụ khác về bảo vệ môi trường.
- Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010, định hướng đến
2020: Chiến lược này đã xác định xã hội hóa bảo vệ môi trường là một trong 8 giải pháp trọng tâm để đạt được các mục tiêu về môi trường. Chiến lược cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải xác lập các cơ chế khuyến khích các đơn vị Nhà nước cũng như các tư nhân khi tham gia hoạt động bảo vệ môi trường, đồng thời đưa bảo vệ môi trường vào nội dung các hoạt động của cộng đồng dân cư, đề cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường, giám sát bảo vệ môi trường...
Nhằm lôi cuốn sự tham gia của mọi thành phần kinh tế vào bảo vệ môi trường, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách cụ thể để hỗ trợ cho các đơn vị kinh doanh được tổ chức và hoạt động theo hướng bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ môi trường (Điều 117) quy định các hoạt động như xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung; cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại, khu chôn lấp chất thải; trạm quan trắc môi trường; di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; xây dựng cơ sở công nghiệp môi trường và công trình bảo vệ môi trường khác phục vụ lợi ích công về bảo vệ môi trường được hỗ trợ ưu đãi về đất đai. Hoạt động tái chế, xử lý, chôn lấp chất thải; sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo được miễn hoặc giảm thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng, thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường. Máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ nhập khẩu được sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải; quan trắc và phân tích môi trường; sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo được miễn thuế nhập khẩu. Các sản phẩm tái chế từ chất thải, năng lượng thu được từ việc tiêu huỷ chất thải, các sản phẩm thay thế nguyên liệu tự nhiên có lợi cho môi trường được Nhà nước trợ giá.
Hàng loạt các quy định của Nhà nước đã cụ thể hóa chính sách ưu đãi, trợ cấp và khuyến khích các hoạt động bảo vệ môi trường như Nghị định số 04/2009/NĐ-CP về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; Thông tư 230/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn ưu đãi thuế đối với hoạt động BVMT quy định tại Nghị định 04/2009/NĐ-CP về ưu đãi, hỗ trợ; Quyết định 1030/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025"; Quyết định số 249/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển dịch vụ môi trường (DVMT) đến năm 2020,…
Lý Sơn là huyện Đảo với vẻ đẹp hoang sơ, địa chất, địa mạo độc đáo với các miệng núi lửa Giếng Tiền và Thới Lới. Đặc biệt các giá trị văn hóa riêng có và giá trị sống động về lịch sử xác lập và bảo vệ chủ quyền trên biển Đông của cha ông ta hàng trăm năm trước. Quê hương của những người lính hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải năm xưa đã và đang thay da, đổi thịt, phát triển nhanh chóng. Nhằm hướng đến phát triển huyện Lý Sơn thuộc loại hình du lịch biển, đảo. Hàng ngày Lý Sơn phải đón trên 500 khách du lịch cùng với mật độ dân số quá đông, huyện Lý Sơn đang đứng trước những thách thức lớn, trong đó môi trường là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng mà không khắc phục được sẽ trở thành rào cản trên con đường phát triển bền vững. Các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương Lý Sơn đang ra sức tập trung cho công tác môi trường và bảo vệ môi trường vì Bảo vệ môi trường không chỉ là bảo vệ cuộc sống của chúng ta hôm nay mà là cả cho những thế hệ mai sau, con, cháu của chúng ta. Do đó, cần phải định hướng hoạt động QLNN về MT trên địa bàn huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi tập trung vào 4 nội dung quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay là: (1). Xây dựng cơ sở khoa học, kinh tế, văn bản qui phạm pháp luật cho việc thi hành công tác quản lý môi trường-sinh thái; (2). Thiết lập các công cụ quản lý môi trường hữu hiệu phù hợp với điều kiện địa phương (3). Tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường và quản lý cho sự phát triển bền vững và (4).Thúc đẩy xã hội hóa hoạt động BVMT.
3.1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể- Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu cụ thể
Tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc về môi trường: Thu gom, xử lý rác thải, nước thải; cát, đất thải; chôn cất, cải táng mồ mả; trồng cây cảnh quan; khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đầu tư hệ thống nước sạch ...
Phát triển Kinh tế, Văn hóa – Xã hội gắn với bảo vệ môi trường bền vững, đảm bảo quốc phòng – an ninh để huyện Lý Sơn từng bước trở thành đô thị biển xanh - sạch - đẹp, văn minh .
Từ đó, có thể xác định các mục tiêu cụ thể của hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Lý Sơn là:
+ Nghiên cứu xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển dải ven biển và đảo huyện Lý Sơn, nhằm đạt được cùng một lúc 2 mục tiêu: giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả kinh tế. Cần phân vùng chức năng và khoanh vùng bảo vệ một số khu rừng ngập mặn có giá trị sinh thái cao dọc theo dải bờ biển, đảo. Cần chú ý các phương thức khai thác, nuôi trồng thuỷ hải sản theo hướng an toàn sinh thái.
+ Bảo vệ môi trường đất: Tích cực trồng rừng và các thảm thực vật; thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống cháy rừng và phục hồi các khu dự trữ sinh quyển.
+ Bảo vệ các vùng đất ngập nước: nhằm sử dụng có hiệu quả các vùng đất
ngập nước, bảo vệ đa dạng sinh học trong vùng, đồng thời duy trì các chức năng sinh thái, chức năng kinh tế - xã hội của những vùng đất này.
- Nhiệm vụ cụ thể
Các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương đã và đang tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường là bảo vệ chính sức khỏe của chính mình, bên cạnh đó cần thích ứng với việc biến đổi khí hậu trong công tác bảo vệ môi trường; Cụ thể: Phòng Kinh tế hạ tầng nông thôn huyện, Phòng tài nguyên môi trường huyện đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng nhiều dự án nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu đó là; Dự án xây dựng bờ kè đông Nam chắn sóng xung quanh đảo nhằm giảm thiểu việc thủy triều làm xói mòn đất, làm xâm nhập nguồn nước mặn, vận động nhân dân xây nhà kiêng cố có nhà tắm, nhà vệ sinh tự hoại, hiện nay 80% nhân dân có nhà vệ sinh tự hoại hạn chế việc đi tiểu tiện và đại tiện ra ngoài bờ biển, những khu đất trống. Vận động nhân dân trồng cây xanh, không được chặt phá cây xanh nhằm bảo vệ và giữ nguồn nước ngầm;vận động nhân dân không nuôi bò, dê đảm bảo lượng cây trồng trên các đồi núi, trên các cánh đồng sống với tỷ lệ
cao. Đang thi công dự án đường cơ động từ Cồn An Vĩnh đến ra đa tầm xa, trong đó xây dựng hệ thống cống thoát nước đảm bảo nguồn nước thải thông suốt không bị ứ đọng hợp vệ sinh môi trường. Đang tiến hành thực hiện dự án thu gom chất thải rắn trong sản xuất nông nghiệp, chất thải nguy hại để xử lý đúng qui trình, bảo vệ môi trường.
Do đó, trong thời gian tới nhiệm vụ hoạt động QLNN về MT trên địa bàn huyện cần tập trung vào các lĩnh vực nâng cao nhận thức và tạo chuyển biến nhằm đạt được mục tiêu PTBV của huyện là:
-Một là: làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân và du khách hãy ngừng xả rác ra môi trường mà hãy bỏ rác vào thùng đựng rác.
-Hai là: Hãy từ chối sử dụng túi ni lông trong sinh hoạt và kinh doanh dịch vụ du lịch.
-Ba là: Hãy nói không thải chất độc gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và kinh doanh.
-Bốn là: Tiếp tục trồng rừng, cây cảnh quan và bảo vệ cây xanh.
-Năm là: xã hội hóa trong bảo vệ môi trường cần phải được xem như một nhiệm vụ quan trọng để tái cấu trúc khu vực công, giảm nhẹ gánh nặng tài chính cho nhà nước và nâng cao chất lượng hoạt động của nhà nước.