Quản lý tài chính tại các trường đại học nói chung và các trường ĐHCL nói riêng, tuân thủ một hệ thống các nguyên tắc, quy định, quy chế, chế độ của nhà nước được thể hiện trong các văn bản pháp luật như: luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư…. Ngoài ra, còn được thể hiện trong các quy định, quy chế của trường đại học trên cơ sở các quy định của nhà nước.
Như vậy, các trường đại học nói chung và các trường ĐHCL nói riêng đều tuân thủ theo một cơ chế quản lý tài chính nhất định. Đó là việc sử dụng một hệ thống các phương pháp, công cụ và hình thức để quản lý hoạt động tài chính của trường trong những điều kiện cụ thể nhằm thực hiện các mục tiêu trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội. Một cơ chế quản lý tài chính phù hợp có vai trò quan trọng đối với cả các cơ quan quản lý và bản thân các trường đại học. Đối với cơ quan quản lý, cơ chế quản lý tài chính phù hợp sẽ giúp huy động các nguồn lực tài chính trong xã hội để đầu tư phát triển giáo dục, trong đó có giáo dục đại học. Đối với các trường đại học, một cơ chế quản lý tài chính thích hợp sẽ giúp cho các trường có thể thu hút nguồn vốn cả trong và ngoài NSNN để đa dạng hoá các loại hình đào tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính của trường. Đồng thời, cơ chế quản lý tài chính phù hợp còn giúp các trường nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính, từ đó, thúc đẩy sử dụng nguồn tài chính một cách tiết kiệm, lành mạnh và có hiệu quả cao.
Tóm lại, Quản lý tài chính trường đại học công là quá trình tác động
của Nhà nước tới hệ thống quản trị đại học công (bộ máy quản trị đại học công) thông qua hệ thống các công cụ của Nhà nước để thực hiện các chức
năng cơ bản từ việc lập kế hoạch tài chính, tổ chức tạo nguồn và sử dụng nguồn tài chính đến kiểm tra, giám sát nhằm đạt được những mục tiêu đề ra.
1.2.2. Nguyên tắc, vai trò, phương pháp và công cụ quản lý tài chínhtrong các trường đại học công lập