Giải pháp khai thác nguồn thu tại Học viện Thanh thiếu niên Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại học viện thanh thiếu niên (Trang 97 - 100)

một Học viện đa ngành, đa cấp là rất cần thiết trong thời gian tới.

3.2.1. Giải pháp khai thác nguồn thu tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Việt Nam

Thứ nhất: Đa dạng hóa các nguồn tài chính của Học viện bằng cách mở

rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học, tạo điều kiện để tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác kinh tế. Tích cực thực hiện hoặc tham gia thực hiện dự án đầu tư trong nước và nước ngoài trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai, ứng dụng, trong đó có những dự án lớn như đào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai, ứng dụng, trong đó có những dự án lớn như dự án giáo dục đại học, dự án đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin, dự án đào tạo nguồn nhân lực… từ các nguồn tài trợ, viện trợ, vay của các tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân trong nước và nước ngoài… (cần chuẩn bị đội ngũ cán bộ đủ năng lực để thực hiện dự án hiệu quả, tranh thủ vốn, trang bị, cán bộ giảng dạy của nước ngoài). Mục tiêu là không ngừng mở rộng quy mô, phạm vi, chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học bậc cao, khẳng định vị trí của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam trong hoạt động giáo dục – đào tạo – nghiên cứu khoa học ở trong nước và trên thế giới. Cụ thể:

Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học nhằm cung cấp cán bộ có trình độ cao cho Học viện và cho cả nước.

Phát triển, nâng cấp công tác nghiên cứu khoa học ở tất cả các hướng: khoa học cơ bản, khoa học giáo dục, khoa học công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn. Phát triển các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học phục vụ đào tạo và chuyển giao công nghệ, bám sát yêu cầu phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội của đất nước. Tạo điều kiện môi trường cho hoạt động khoa học và công nghệ. Xác định mối quan hệ hợp lý giữa nghiên cứu lý luận và nghiên cứu

ứng dụng, giữa nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học giáo dục và khoa học công nghệ. Khuyến khích các đề tài, hình thức nghiên cứu và ứng dụng gắn liền với các tổ chức kinh tế, xã hội lớn. Có các biện pháp tăng nguồn lực và mức đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học. Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học, chuyên gia đầu ngành và thực hiện các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học lớn cả về quy mô và chất lượng.

Liên kết, liên thông trong đào tạo, nghiên cứu và triển khai ứng dụng thực tế đối với các cơ sở trong và ngoài nước. Phối hợp chặt chẽ với các trường đại học khác, với các trung tâm đào tạo…ở các tỉnh và thành phố khác để thực hiện các chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học. Tổ chức các hoạt động hội thảo, hội nghị khoa học với các quy mô khác nhau nhằm trao đổi, khai thác thông tin và hợp tác trong nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học – công nghệ.

- Kết hợp đẩy mạnh công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với việc biên soạn, in ấn, phát hành các giáo trình, tài liệu tham khảo, thông tin khoa học. Khai thác, cập nhật thông tin khoa học - kinh tế - xã hội của thế giới bằng các hình thức khác nhau.

- Triển khai việc liên kết, liên thông đào tạo, nghiên cứu khoa học với các Trường đại học các nước trên thế giới.

- Thu hút sự tham gia của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong quá trình tổ chức đào tạo và tiếp nhận người tốt nghiệp sau khi đào tạo bằng các hình thức: hợp tác đào tạo giữa Học viện và các doanh nghiệp, hợp tác nghiên cứu

các đề tài gắn với thực tiễn, doanh nghiệp giao lưu, báo cáo thực tế, tổ chức tham quan doanh nghiệp, giảng viên nghiên cứu thực tiễn tại các cơ sở, tạo điều kiện cho sinh viên có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm.

dụng học phí mới, Nhà nước sẽ điều chỉnh mức học phí nhằm tăng khả năng thu hồi chi phí phù hợp với mỗi cấp/bậc giáo dục. Tăng tỷ lệ thu hồi chi phí bằng việc mở rộng diện phải đóng học phí và nâng mức học phí, sẽ là tín hiệu tốt cho các cơ sở giáo dục hướng đến việc đáp ứng nhu cầu giáo dục tốt hơn. Muốn vậy, Học viện cần thể chế hoá quy chế về các khoản đóng góp khác ngoài học phí. Công khai hoá các mức thu học phí và các đóng góp khác vào đầu năm học và điều chỉnh mức thu có tính đến yếu tố trượt giá, yếu tố chất lượng, chi phí đơn vị, khả năng đảm bảo ngân sách so với chi phí. Xây dựng khung học phí theo chương trình đào tạo, cơ cấu ngành đào tạo. Mức thu học phí trước đây chưa có sự phân biệt theo chương trình, ngành đào tạo, vì vậy chưa chưa đáp ứng được yêu cầu đặc thù riêng của từng chương trình, ngành đào tạo. Khung phí mới cần được phân biệt:

Học phí theo chương trình đào tạo như đào tạo đại trà, đào tạo chất lượng cao, đào tạo liên kết quốc tế…

Học phí theo ngành nghề đào tạo: chi phí đào tạo là cơ sở quan trọng để xác định mức học phí mà học sinh phải đóng góp. Đối với từng nhóm ngành, chuyên ngành đào tạo khác nhau sẽ có mức chi phí khác nhau do đó mức thu học phí cũng khác nhau. Khung học phí mới phải phù hợp theo ngành.

Học phí theo khu vực nhằm đảm bảo thực hiện tốt chính sách xã hội. Một mặt xây dựng khung học phí mới, đồng thời vẫn đảm bảo công bằng xã hội và thực hiện tốt chính sách xã hội của Nhà nước. Khung học phí sẽ có chế độ miễn giảm đối với sinh viên nghèo, sinh viên dân tộc thiểu số, sinh viên vùng sâu, vùng xa, sinh viên là con em gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng.

Bên cạnh việc tăng mức thu học phí, cần gắn liền với chương trình cho vay và quỹ học bổng. Ngân sách tập trung đầu tư chiều sâu, đảm bảo thiết bị, giáo trình tương đối hiện đại cho một số cơ sở để tăng nhanh khả năng đào tạo

chất lượng cao, nhằm hướng tới mục đích là tỷ lệ thu nhập của Học viện từ các khoản thu ngoài ngân sách Nhà nước trong tổng thu của Học viện tăng dần lên.

Học viện cũng có thể tăng nguồn thu từ sự đóng góp của các cơ sở trực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại học viện thanh thiếu niên (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)