Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại học viện thanh thiếu niên (Trang 95 - 97)

thành trung tâm nghiên cứu lý luận, thực tiễn của Đoàn Thanh niên, góp phần nghiên cứu những vấn đề chiến lược chung của khoa học xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

+ Từng bước phát triển lực lượng giảng viên, cán bộ nghiên cứu khoa học đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng. Trong đó có nhiều người đạt

trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, tiến sỹ khoa học, Phó giáo sư, Giáo sư. Đồng thời thu hút lực lượng giảng viên kiêm chức có trình độ cao.

+ Tăng cường hợp tác và liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học với các nhà khoa học, các Trường đại học, các Học viện, các Trung tâm nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài.

+ Từng bước nâng cấp xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật của Học viện đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học trong giai đoạn tới.

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Việt Nam

Kinh phí là điều kiện cần thiết để thực thi mục tiêu chiến lược giáo dục. Để quản lý và điều hành giáo dục, Nhà nước sử dụng nhiều công cụ khác nhau như pháp luật, kế hoạch chiến lược tài chính, … trong đó tài chính được

xem là công cụ có tầm quan trọng bậc nhất để thực hiện các mục tiêu chiến lược. Thông qua hoạt động, tài chính trong giáo dục thực hiện các chức năng huy động và phân bổ vốn, điều hoà và giám sát sự phát triển giáo dục giữa các cấp/ bậc giáo dục, giữa các vùng, giữa các tầng lớp trong xã hội có thu nhập khác nhau, khuyến khích các loại hình trường cần phát triển và các ngành nghề đào tạo cần ưu tiên. Kinh phí đầu tư cho giáo dục hiện nay ở nước ta còn thấp, không đảm bảo cho sự phát triển giáo dục, song còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác và bên cạnh đó việc sử dụng những nguồn lực mà giáo dục có được còn kém hiệu quả.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, nghị quyết đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, giáo dục đại học tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”, coi trọng cả ba mặt: mở rộng hợp lý quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả, coi trọng chất lượng là mục tiêu hàng đầu; phát triển quy mô phải đảm bảo trên cơ sở các điều kiện đảm bảo chất lượng, đảm bảo cơ cấu hợp lý, gắn đào tạo với sử dụng; tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện, rõ nét về chất lượng và hiệu quả.

Căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của cả nước và của khu vực, căn cứ vào định hướng phát triển giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn 2025 của Học viện, trong những năm tới nhu cầu vốn của Học viện còn rất lớn. Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam được đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp và ngoài nguồn ngân sách Nhà nước do Học viện tự huy động. Vấn đề là các nguồn này được sử dụng một cách có hiệu quả nhất. Thực tế cho thấy nguồn ngân sách Nhà nước cấp vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam do hiện nay cơ sở vật chất của Học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại học viện thanh thiếu niên (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)